di sản văn hóa;
Tôn tạo di tích là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích.
Quản lý quá trình tôn tạo di tích là quản lý hoạt động tăng cường sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích, giữ vững yếu tố nguyên bản và không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, không gian, môi trường di tích.
Để quản lý tốt quá trình tôn tạo di tích, cơ quan thẩm quyền cần quán triệt Luật DSVH, Luật sửa đổi, bổ sung Luật DSVH năm 2009, Nghị định số 70/2012/NĐ - CP ngày 18/9/2012 Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích văn hóa; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTT&DL ngày 28/12/2012 của Bộ VH,TT&DL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19/5/2009 của Bộ VH,TT&DL về tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Theo đó, cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi triển khai tôn tạo, sửa chữa di tích phải được sự cho phép của cơ quan chức năng. Các dự án tôn tạo di tích phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo giữ gìn tối đa những yếu tố gốc, các vật liệu thay thế phải phù hợp, đội ngũ công nhân thực hiện phải có tay nghề cao, am hiểu về lịch sử văn hóa, có kiến thức về kiến trúc, khảo cổ, dân tộc học, có chứng chỉ hành nghề. Mặt khác, trước khi tôn tạo di tích, đơn vị thi công phải thông báo cho nhân dân biết, tham gia giám sát quá trình
tôn tạo di tích. Cơ quan QLNN về di tích yêu cầu các chủ thể tôn tạo di tích cam kết thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Quản lý quá trình tôn tạo di tích là quản lý sự chấp hành các quy định pháp luật trong việc tôn tạo di tích văn hóa và đánh giá kết quả sử dụng, khai thác, phát huy giá trị di tích. Di tích được tôn tạo thực hiện trên cơ sở quy hoạch di tích của địa phương và thực hiện đạt các mục đích, yêu cầu, mục tiêu đề ra. Quản lý thực hiện tôn tạo di tích phải gắn liền với quy hoạch phát triển KTXH của địa phương, để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện tôn tạo, tu bổ di tích và khai thác, phát huy giá trị di tích hiệu quả.
Bên cạnh đó, cơ quan QLNN về di tích còn quản lý việc khai thác giá trị di tích. Các giá trị di tích được khai thác nhằm phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần và phát triển kinh tế của xã hội; tránh tình trạng thương mại hóa trong khai thác di tích, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị vốn có của nó. Cơ quan QLNN về di tích cần kết hợp hài hòa giữa khai thác và tu bổ di tích, để bảo tồn di tích có hiệu quả.
1.2.7. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
Công tác khen thưởng kỷ luật nằm trong công tác quản lý di tích văn hóa, là công tác kịp thời động viên các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng theo đúng quy định của nhà nước, tuân thủ chặt chẽ Luật Di sản Văn hóa.
Qua gặp mặt biểu dương khen thưởng các cá nhân, tổ chức sẽ nhân rộng được các mô hình quản lý, phát huy hiệu quả các giá trị của di tích văn hóa.
Việc khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy và là động lực để cá nhân, tổ chức tiếp tục tham gia bảo vệ Di sản Văn hóa. Các cá nhân,
tổ chức cảm thấy mình thực sự được làm chủ trong các hoạt động bảo vệ di tích và những việc làm của họ được công nhận. Với sự chung tay đóng góp xây dựng của cá nhân, tổ chức công tác quản lý di tích sẽ thật sự được phát huy. Đối với cá nhân, tổ chức có những sai phạm ảnh hưởng đến di tích cũng tự nhận thấy những việc mình làm không đúng, gây hại cho di tích và những hành động đó sẽ bị cộng đồng phê bình và như vậy những sai phạm của cá nhân, tổ chức đến di tích cũng giảm bớt.