Những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 98)

* Ưu điểm:

- Có được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác QLNN về DTVH cấp quốc gia đóng trên địa bàn.

- Sự nhiệt tình, tâm huyết của một số bộ phận nhân dân trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn các DTVH

- Thông qua các kỳ Festival, Huế quảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới tạo sức bậc cho ngành du lịch dịch vụ, nghề thủ công truyền thống phát triển.

Nghị quyết số 54-NQ/TW của bộ chính trị ngày 10/12/2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ:

“Sau 10 năm thực hiện kết luận số 48-KL/TW của Bộ chính trị khóa X , Thừa Thiên Huế đã có nhiều nổ lực đổi mới tư duy, khai thác tiềm năng, lợi thế cho phát triển; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dịch vụ và

công nghiệp, trong đó dịch vụ du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quần thể di tích cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được phục hồi, gìn giữ, tôn tạo, mang diện mạo của cố đô lịch sử. Huế được công nhận là thành phố Festival của Việt Nam, thành phố văn hóa, du lịch Asean, hướng tới thành phố vườn, đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường”; là trung tâm đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của Nhân dân được nâng cao;

Tỉnh TTH và thành phố Huế nhận thức sâu sắc rằng: Khai thác và phát huy các giá trị các di tích lịch sử là giải pháp tốt nhất để bả tồn di tích, làm cho di tích sống, hòa mình vào cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích đặc biệt là đầu tư tu bổ để phát triển ngành du lịch và các loại hình dịch vụ tạo cơ sở để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Phát triển du lịch là xu thế tất yếu của xứ sở giàu DTVH, DTVH cấp quốc gia này.

Nhờ thành tựu trong công tác giữ gìn mà DTVH, DTVH cấp quốc gia ở Huế đã được quảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của Huế đối với du khách thập phương góp phần làm cho ngành du lịch dịch vụ trở thành ngành phát triển mũi nhọn của địa phương. Năm 2020 với đại dịch Covid 19 trên toàn cầu nhưng tình hình dịch vụ du lịch ở Huế cũng có số lượng khách nhất định.

Bảng 2.2: Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 3 năm 2020. BÁO CÁO HÀNG THÁNG ĐVT Chính thức tháng 02 Uớc tháng 03 Luỹ kế từ đầu năm Ước tháng 03 so cùng kỳ (%) Ước 3 tháng so với cùng kỳ (%) 1. Khách du lịch Lượt 283,098 90,962 853,161 19.98 67.95 Trong đó, Khách quốc tế 174,714 49,604 488,393 19.83 75.96 2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Ngày 152,175 72,722 429,221 35.60 75.58 Trong đó, Khách quốc tế 84,061 34,842 232,154 32.59 78.31 3. Tổng thu từ du lịch Triệu 743,376 340,335 2,102,334 34.87 76.11 Nguồn từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 4 năm 2020

Bảng 2.3: Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 3 năm 2019. PHẦN BÁO CÁO HÀNG THÁNG ĐVT Chính thức tháng 2 Uớc tháng 3 Luỹ kế từ đầu năm Ước tháng 3 so cùng kỳ (%) Ước 3 tháng so cùng kỳ (%) 1. Khách du lịch Lượt 407,719 455,167 1,255,497 117.45 113.80 Trong đó, Khách quốc tế 195,171 250,181 642,939 130.32 120.26 2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Ngày 174,520 205,225 562,578 105.70 108.26 Trong đó, Khách quốc tế 86,292 106,870 289,109 105.70 110.72 3. Tổng doanh thu Ngàn 351,753 390,398 1,104,934 107.58 105.00 4. Doanh thu ngoài

xã hội Ngàn 879,384 975,994 2,762,336

Bảng 2.4: Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 4 năm 2020. PHẦN BÁO CÁO HÀNG THÁNG ĐVT Chính thức tháng 4 Uớc tháng 5 Luỹ kế từ đầu năm Ước tháng 5 so cùng kỳ (%) Ước 5 tháng so với cùng kỳ (%) 1. Khách du lịch Lượt 6,675 65,062 1,006,479 17.80 47.62 Trong đó, Khách quốc tế 2,346 4,573 532,038 3.05 52.95 2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Ngày 6,675 37,819 466,078 21.75 48.75 Trong đó, Khách quốc tế 2,346 4,573 234,825 6.22 49.57 3. Tổng thu từ du lịch Triệu 26,525 131,423 2,216,027 13.38 45.81

Nguồn từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 5 năm 2020

Bảng 2.5: Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 4 năm 2019 PHẦN BÁO CÁO HÀNG THÁNG ĐVT Chính thức tháng 4 Uớc tháng 5 Luỹ kế từ đầu năm Ước tháng 5 so cùng kỳ (%) Ước 5 tháng so cùng kỳ (%) 1. Khách du lịch Lượt 463,667 365,526 2,113,430 96.87 106.82 Trong đó, Khách quốc tế 206,519 150,052 1,004,878 106.07 114.46 2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Ngày 214,279 173,858 949,771 81.14 109.81 Trong đó, Khách quốc tế 103,699 73,660 466,499 71.03 110.43 3. Tổng doanh thu Ngàn 439,971 392,748 1,935,132 107.71 101.72 4. Doanh thu ngoài xã

hội Ngàn 1,099,927 981,871 4,837,830

Nguồn từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 5 năm 2019

và các loại dịch vụ. Việc khai thác hợp lý các DTVH, DTVH cấp quốc gia làm cho các di tích thoát khỏi sự lãng quên vì suy cho cùng thì khai thác DTVH, DTVH cấp quốc gia để phát triển du lịch phát triển kinh tế, khi phát triển kinh tế thì tạo nguồn sinh lợi và lại dùng để giữ gìn bảo tồn, trùng tu, tôn tạo lại các DTVH. Thấy rõ nét nhất là Festival Huế từ năm 2000 đến nay với 20 năm và 10 lần tổ chức dần dần đã thành lễ hội văn hóa mang tính đặc trưng của Việt Nam trên trường quốc tế, là mùa vụ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Năm năm sau thành công Festival Huế, thành phố Huế tổ chức lễ hội Festival nghề truyền thống vào năm 2005 đã góp phần tôn vinh và làm sống lại các ngành nghề truyền thống cũng như khẳng định sự gắn kết giữa lễ hội với du lịch, giữa làng nghề truyền thống với du lịch hiện đại, là điểm nhấn trong lòng du khách khi đến Huế và là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Qua những lần tổ chức thành công của hai lễ hội Festival và Festival nghề truyền thống chúng ta nhận thấy rõ hơn các giá trị của DTVH, DTVH cấp quốc gia, ý nghĩa của nó đối với đời sống tinh thần của Nhân dân. Chứng tỏ rằng, trong cuộc sống xô bồ, với sự tác động không nhỏ của mặt trái nền KTTT, người ta vẫn muốn tìm về với nguồn cội, tắm mát trong những giá trị của văn hóa truyền thống. Những du khách tìm đến Huế để tìm hiểu về DTVH, DTVH cấp quốc gia của Huế điều này là niềm tự hào của người dân xứ Huế nhưng cũng đặt lên vai những nhà quản lý về văn hóa trong việc tìm ra những giải pháp gìn giữ và tôn vinh các giá trị DTVH, DTVH cấp quốc gia để đáp ứng nhu cầu của khách thập phương.

*Những tồn taị hạn chế:

- Sự phân cấp về chức năng nhiệm vụ của từng ngành chưa hợp lý về các DTVH cấp quốc gia. Theo quy định của Luật DSVH và quyết định số 1706 thì DTVH cấp quốc gia thuộc sự quản lý của Bộ VHTT&DL điề này sơ với

thực tiễn quản lý là không còn phù hợp vì Bộ VH chỉ quản lý chuyên ngành còn UBND tỉnh quản lý toàn diện.

- Chưa phân bổ các dự án đại trùng tu cho các DTVH cấp quốc gia mà chỉ phân bổ nguồn kinh phí nhỏ để chống mối mọt, chống xuống cấp tạm thời..

Tuy nhiên, việc triển khai kết luận 48 của Bộ chính trị khóa X ngày 15/11/2019 về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 cũng đã nêu lên một số hạn chế, yếu kém:

Phát triển kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa thể hiện rõ bản sắc của Thừa Thiên Huế; công tác bảo tồn, tôn tạo di tích còn chậm. Thừa Thiên Huế chưa trở thành một trong những trung tâm lớn về du lịch,…Những hạn chế yếu kém đó là từ : Nhận thức về vị trí, vai trò của Thừa Thiên Huế cũng như giá trị văn hóa di sản trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế; chưa thấy rõ mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa; chưa quan tâm gắn phát triển kinh tế với xây dựng và phát triển văn hóa; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Công tác lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh chưa thật sự quyết liệt, hiệu quả chưa cao, chưa chủ động phối hợp với các bộ ngành trung ương trong việc đề xuất, kiến nghị những cơ chế, chính sách mới, đột phá, nhất là trong di sản, văn hóa, …”

Đánh giá một cách khái quát về việc gìn giữ, trung tu, tôn tạo các DTVH, DTVH cấp quốc gia tại TTH gần đây là đáng được biểu dương như các dự án về trung tu tôn tạo các DTVH, DTVH cấp quốc gia nổi bật là dự án hợp tác nghiên cứu kiến trúc truyền thống Huế và phục hồi điện Cần Chánh (phối hợp với đại học Waseda) đã thực hiện gần 19 năm (1994-2013) với nguồn kinh phí đầu tư lớn và đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên các dự án trùng tu đa phần còn tập trung trùng tu tại các DTVH cấp quốc gia đặt biệt và DSVH được thế giới công nhận có thể kể đến

như : Ngọ Môn, Nhà bia Văn Miếu, Duyệt Thị Đường, Cửa Quảng Đức, Hữu Tùng Tự- Lăng Minh Mạng….chứ chưa phân bổ các dự án đại trùng tu cho các DTVH cấp quốc gia mà chỉ có kinh phí nhỏ để chống mối mọt, chống sụp đổ..

Không có kinh phí trùng tu lớn nên cũng chưa quan tâm đên các tour du lịch nội địa, ngắn ngày dành cho người bản xứ hoặc du khách trong và ngoài nước khi có nhu cầu. Điều này sẽ không xa lạ khi một số trang báo mạng có tin ảnh về di tích ở Huế bị che phủ bởi những hoạt động thường niên của người dân đang tận dụng, sử dụng sai phép các vành đai bảo vệ di tích vào nhiều mục đích.

Nguyên nhân :

- Thứ nhất: Việc Phân cấp QLNN chưa hợp lý trong việc QLNN về DTVH cấp quốc gia. Cùng một xếp hạng di tích nhưng có sự quản lý khác biệt về hai tổ chức.

Bên cạnh những chính sách hợp lý thì chính quyền và các nhà quản lý

DTVH ở Huế chưa có một chính sách toàn diện và hài hòa đối với việc gìn giữ, trùng tu, tôn tạo và khai thác một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời chưa có chính sách hữu hiệu nhằm quản lý cũng như phối hợp quản lý và bảo vệ các DTVH cấp quốc gia, các cổ vật trong di tích, các tư liệu lịch sử không thuộc ;nhà nước quản lý. (các mộc bản tại phủ Tuy Lý Vương), chưa tập hợp được các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm cổ vật ở Huế, vận động họ thành lập các hội các tổ chức để nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn cổ vật.

Chưa phân bổ các dự án trùng tu hợp lý dẫn đến các DTVH cấp quốc gia ở Huế còn bỏ ngỏ.

- Thứ Hai: Công tác tuyển dụng nhân sự làm công tác QLNN về DTVH còn nhiều bất cập

Trong công tác QLNN về DTVH ở Huế còn thiếu những cán bộ, công chức có đúng ngành nghề thực hiện công tác này dẫn đến thiếu kiến thức, thiếu nhiệt tình, thiếu đam mê trong công việc và thờ ơ, thiếu kiểm tr giám sát.

- Thứ ba: Thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát và thiếu đồng bộ trong công tác quản lý DTVH từ tỉnh đến cơ sở.

Thiếu kiểm tra, thanh tra và thiếu đồng bộ trong công tác quản lý DTVH từ phường đến cơ sở. Còn buôn lỏng trong khâu quản lý dẫn đến tùy tiện (có phường thì thành lập BQL di tích có phường thì không thành lập). Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành giữa đô thị và văn hóa cụ thể:

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/6/2016 của Thành ủy về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2016 – 2020”, ngày 18/10/2016, Thành ủy Huế đã ban hành công văn số 305-CV/TU về việc phối hợp thực hiện Nghị quyết 05 của Thành ủy, Quy định về đốt và rải vàng mã trên địa bàn thành phố Huế và công văn số 306-CV/TU về việc tập trung thực hiện nghiêm Nghị quyết 05 của Thành ủy, Quy định về đốt và rải vàng mã trên địa bàn thành phố Huế và lập lại trật tự đô thị cùng với đề án Ngày chủ nhật xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ do Chủ tịch UBND tỉnh TTH phát động các phường trên địa bàn thành phố đều đồng loạt ra quân lập lại trật tự đô thị nhưng lại thiếu phối hợp cùng lực lượng QLNN về văn hóa để yêu cầu chấn chính trả lại vẻ mỹ quan cho các DTVH cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế.

- Thứ tư: DTVH cấp quốc gia ở Huế chưa có một chính sách toàn diện và hài hòa đối với việc gìn giữ, trùng tu, tôn tạo và khai thác một cách có hiệu quả nhất về DTVH cấp quốc gia

Chưa đầu tư khai thác hợp lý các DTVH cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế so với những DTVH cấp quốc gia trên địa bàn các tỉnh bạn.

Việc tổ chức giới thiệu khai thác còn đơn điệu, đôi lúc còn ỷ lại cho con cháu nội thân của DTVH (các phủ), ít can thiệp vào sự bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát triển DTVH cấp quốc gia.

Ở cấp huyện và cấp xã chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Một số địa phương có di tích được xếp hạng chưa thành lập Ban quản lý di tích ở cơ sở mà giao khoán cho cộng đồng hoặc trưởng họ tộc, trưởng làng trực tiếp đứng ra trông nom di tích nên dẫn đến việc tu bổ tùy tiện, sai quy định

Tiểu kết chương 2

Chương 2 tác giả đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng của bộ máy QLNN về Văn hóa và các thực trạng trong 4 nội dung quản lý nhà nước về DTVH cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế. Qua thực trạng trên luận văn làm rõ các ưu điểm, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng nêu trên.

Chương 3

GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Định hướng quản lý di tích văn hóa cấp quốc gia trong thời gian tới:

Với quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị DTVH cấp quốc gia cũng như định hướng của trung ương, định hướng của địa phương trong công tác QLNN về DTVH cấp quốc gia.

3.1.1. Một số quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa cấp quốc gia

Quan điểm về bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa có vai trò rất quan trọng vì nó tạo tiền đề cho việc hoạch định các cơ chế, chính sách và ban hành các quyết định liên quan tới các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vì bản thân thế hệ chúng ta hôm nay, vì tổ tiên, cha ông và các bậc tiền bối, đồng thời còn vì các thế hệ mai sau. Do đó quan điểm đúng đắn về bảo tồn di sản văn hóa cũng sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Quan điểm này phải được thiết kế dựa trên cơ sở các quan điểm cơ bản chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã được xác định rõ trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng ngày 16/7/1998.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)