- Tính thống nhất trong công tác phân cấp QLNN về DTVH được xếp hạng.
- Tính quyết liệt trong công tác lãnh chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, các kế hoạch
- Tínhchủ động phối hợp với các ban ngành trong đề xuất kiến nghị những cơ chế chính sách có tính đột phá đặc thù riêng của thành phố Huế (làng nghề truyền thống đúc đồng…)
- Kế hoạch cụ thể về bảo vệ và phát huy giá trị DTVH cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế.
2.2.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DTVH cấp quốc gia;
- Chưa quy định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn trong công tác tham mưu QLNN về DTVH
- Thiếu đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành về DTVH
- Thiếu đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở làm công tác QLNN về DTVH
- Đội ngũ công chức chuyên môn còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực
2.2.3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DTVH cấp quốc gia;
- Chưa có kế hoạch huy động nguồn lực (Con người, vật chất..).
- Thiếu các dự án đại trùng tu, tôn tạo các DTVH cấp quốc gia do thành phố quản lý
- Thiếu cân đối trong hoạt động phân bổ ngân sách (phục hồi tôn tạo các DTVH cấp quốc gia.)
Cộng đồng là một tập hợp công dân cư trú cùng một địa lý hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hóa chung. Xét từ góc độ sáng tạo thì DTVH, DTVH cấp quốc gia là một tròn số đó có các công trình kiến trúc chính được tạo nên từ cộng đồng với nhiều mục đích sử dụng như cụ di tích Đình, Chùa, Miếu khai canh làng Thế Lại Thượng là nơi vui chơi sinh hoạt văn hóa tinh thần và tâm linh của cộng đồng dân làng. Qua đó ta tháy cộng đồng có mối quan hệ mật thiết với các DTVH, DTVH cấp quốc gia, là quá trình hình thành và sáng tạo nên DTVH, DTVH cấp quốc gia. Cộng đồng có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của DTVH, DTVH cấp quốc gia. Giá trị của DTVH, DTVH cấp quốc gia được ngân lên hay bị mai một lãng quên là một phần từ sự quyết định của cộng đồng.
Ngày nay sự phát triển mãnh mẽ của nhiều lĩnh vực kinh tế, công nghệ, khoa học, chất lượng đời sống của người dân được tăng lên, vì vậy nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của con người cũng ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh đó một số hộ dân vẫn bị tác động của nền kinh tế, sự phát triển của kinh tế cũng mang theo nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến DTVH nhất là DTVH cấp Quốc gia, các DTVH, DTVH cấp quốc gia chưa phát huy được giá trị về mặt kinh tế nên một số bộ phận nhân dân vẫn còn hờ hững với việc quảng bá, giới thiệu và phát huy giá trị của di tích văn hóa. Đối với các DTVH cấp quốc gia trên thành phố Huế được giao quản lý, một khi nhà nước chưa có chính sách chưa có hướng phát triển du lịch cho các DTVH cấp quốc gia này thì người dân vẫn còn thờ ơ và phó mặc cho chính quyền tự quản lý, vì họ chưa thấy mặt lợi ích từ phía DTVH cấp quốc gia đem lại. Chính ngay con cháu của các vua chúa ở hai phủ Tuy Lý Vương và Diên Khánh Vương
thuộc DTVH cấp quốc gia do thành phố Huế quản lý cũng vậy. Họ không thấy lợi ích từ phía Phủ đem lại nên còn vô tâm với chính di tích của ông cha để lại, thậm chí có một số vì kế sinh nhai đã bán đi căn nhà hương hỏa của ông bà dựng trên khu vực bảo vệ số I thuộc vành đai đỏ đẫn đến nhiều vụ khiếu nại kéo dài từ năm này qua năm khác mà vẫn chưa kết thúc.
Một khi đã không thấy lợi ích kinh tế và giá trị từ DTVH, DTVH cấp quốc gia đó mang lại thì sẽ thiếu sự tôn trọng đối với di tích (lấn chiếm các vành đai bảo vệ của di tích để làm nhà ở, kinh doanh, đổ rác, phóng uế trong khuôn viên di tích gây ô nhiễm môi trường…)
Như đã nói ở trên, thông qua các hoạt động để quảng bá rộng rãi đến nhân dân các di tích văn hóa tại địa phương thì việc quản lý các lễ hội các hoạt động đó cũng là một vấn đề quan trọng.
Muốn người dân biết di tích văn hóa thì phải quảng bá và tổ chức lễ hội, nhưng điều đặt ra ở đây là việc quản lý các lễ hội diễn ra trên khuôn viên di tích là việc cần sự đầu tư và nghiêm túc thực hiện của cả một hệ thống chính trị từ phường, xã, thị trấn xuống đến cơ sở. Tất cả mọi hoạt động đều phải liền mạch tạo thành một chuỗi mắc xích, nếu chỉ một hoạt động đi chệch thì nguyên chuỗi mắc xích đó bị đứt cũng đồng nghĩa với việc hoạt động thất bại
Bên cạnh đó thu hút du khách quan tâm đến di tích văn hóa cũng là một hoạt động cần được chú trọng. Khi mà tính kinh tế lồng vào trong quảng bá giới thiệu di tích văn hóa thì cần thiết phải hòa quyện được hơi thở hiện đại vào trong sự cổ xưa của di tích văn hóa. Có thể gầy dựng lại một phiên chợ quê, một buổi họp chợ hay một buổi sinh hoạt với các mặt hàng đấu giá từ nông sản sạch tại các đình làng, tổ chức hội diễn văn nghệ vui trung thu hay là đón chào năm mới với hoạt động thi làm bánh chưng, bánh tét tại đình, làng, miếu vừa đem đến tác dụng quảng bá đặc biệt cho di tích đó vừa mang được hơi thở hiện đại vào trong
tính cổ xưa của dân tộc, giáo dục cho thế hệ trẻ và những người cùng tham gia hội thi những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày xưa và khẳng định sự trường tồn giá trị của di tích văn hóa đến ngày nay. Vấn đề này đặt ra cho nhà quản lý những thách thức mới bởi trong nền hiện đại kỷ thuật số khi mà nhà nhà đặt hàng qua mạng, người người gia hàng tận nhà thì vấn đề hội chợ tại các đình làng cũng cần có kế hoạch tổ chức mang tính đầu tư lâu dài tạo dấu ấn đặt biệt thì mới thu hút được lượng du khách cũng như nhân dân tham gia.
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DTVH cấp quốc gia.
- Công tác tổng kết đánh giá tình hình hoạt động của DTVH cấp quốc gia được giao quản lý trực tiếp.
- Công tác kiểm tra, kiểm kê các tài sản thuộc DTVH cấp quốc gia sở hữu. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các ứng xử của cộng đồng đối với DTVH cấp quốc gia, việc xử lý vi phạm pháp luật về DTVH chưa nghiêm.
- Thiếu đồng bộ giữa các ban ngành trong công tác bảo vệ DTVH cấp quốc gia
Một thực tế đáng quan ngại đã tồn tại lâu nay là việc vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, nhất là trong các hoạt động liên quan tới tu bổ, tôn tạo, sử dụng DTVH như lấn chiếm vành đai khu vực bảo vệ di tích, tu bổ di tích sai nguyên tắc, lợi dụng sự thiếu kiểm tra quản lý để trục lợi… vẫn còn chậm được xử lý và khắc phục. Điều này dẫn tới việc pháp luật về DSVH chưa được nhiều tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành.
Điều 66 Luật Di sản văn hóa quy định “thanh tra nhà nước về văn hóa- thông tin thực hiện chức năng thành tra chuyên ngành về di sản văn hóa có nhiệm vụ
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa;
2. Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy gia trị di sản văn hóa;
3. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa;
4. Tiếp nhận và kiên nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa;
5. Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hóa”[32,33]
Việc cán bộ thanh tra kiểm tra của các bộ, ngành đến các DTVH, DTVH cấp quốc gia để kiểm tra, thanh tra, thẩm định di tích thực tế là rất ít. Hằng năm thiếu thanh kiểm tra đôn đốc việc phát huy các giá trị văn hóa của di tích. Và chưa có kiểm tra về tài sản có trong di tích, thiếu sự đôn đốc nhắc nhở và sử lý các hộ lấn chiếm các vành đai di tích thuộc khu vực I, II của di tích.
Các năm đều thiếu sơ kết tổng kết đánh giá công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích, thiếu đánh giá việc xuống cấp cảu các hạng mục và thiếu sự nứm bắt thực tế và chỉ chủ yếu nắm bắt qua báo cáo của UBND phường, BQL di tích phường, BĐH của làng. Chỉ khi nào các hạng mục di tích bị xuống cấp hoặc hư hại mà các BQL, BĐH có tờ trình báo cáo lên cấp trên thì mới có kế hoạch kiểm tra. Qua đó cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm của cán bộ làm công tác này còn khá hạn chế.
Các BQL di tích phường và thành phố chưa quyết liệt cũng như chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ trong việc di dời các hộ dân lấn chiếm vành đai di tích thuộc di tích văn hóa cấp quốc gia (trừ khu dân sinh sống thượng thành thuộc quần thể di sản văn hóa cáp đặc biệt đang đượ nhà nước hỗ trợ chính sách di dời, giải tỏa).Việc thiếu kiểm tra thường xuyên và thiếu sự quan tâm
quản lý từ chính quyền các cấp đến các vành đai bảo vệ di tích khu vực I và khu vực II dẫn đến một số bộ phận nhân dân đến lấn chiếm xây dựng sinh sống từ đời này qua đời khác gây khó khăn trong công tác di dời giải tỏa mặt bằng vì số lượng người dân vi phạm quá nhiều.
Điểm qua một số di tích như Phủ thờ của ngài Tuy Lý Vương và Diên Khánh Vương cùng nằm trên trục đường Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế và khu mộ phường Phường Đúc, thành phố Huế. Đây đều là các di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia nhưng UBND phường không thành lập BQL di tích mà chỉ có sự quản lý của các thành viên trong dòng tộc của Phủ. Hiện nay với vành đai di tích của phủ Diên Khánh Vương, Khu mộ ngài Tuy Lý Vương đã bị lấn chiếm nghiêm trọng.
2.3. Những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân * Ưu điểm: * Ưu điểm:
- Có được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác QLNN về DTVH cấp quốc gia đóng trên địa bàn.
- Sự nhiệt tình, tâm huyết của một số bộ phận nhân dân trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn các DTVH
- Thông qua các kỳ Festival, Huế quảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới tạo sức bậc cho ngành du lịch dịch vụ, nghề thủ công truyền thống phát triển.
Nghị quyết số 54-NQ/TW của bộ chính trị ngày 10/12/2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ:
“Sau 10 năm thực hiện kết luận số 48-KL/TW của Bộ chính trị khóa X , Thừa Thiên Huế đã có nhiều nổ lực đổi mới tư duy, khai thác tiềm năng, lợi thế cho phát triển; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dịch vụ và
công nghiệp, trong đó dịch vụ du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quần thể di tích cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được phục hồi, gìn giữ, tôn tạo, mang diện mạo của cố đô lịch sử. Huế được công nhận là thành phố Festival của Việt Nam, thành phố văn hóa, du lịch Asean, hướng tới thành phố vườn, đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường”; là trung tâm đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của Nhân dân được nâng cao;
Tỉnh TTH và thành phố Huế nhận thức sâu sắc rằng: Khai thác và phát huy các giá trị các di tích lịch sử là giải pháp tốt nhất để bả tồn di tích, làm cho di tích sống, hòa mình vào cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích đặc biệt là đầu tư tu bổ để phát triển ngành du lịch và các loại hình dịch vụ tạo cơ sở để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Phát triển du lịch là xu thế tất yếu của xứ sở giàu DTVH, DTVH cấp quốc gia này.
Nhờ thành tựu trong công tác giữ gìn mà DTVH, DTVH cấp quốc gia ở Huế đã được quảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của Huế đối với du khách thập phương góp phần làm cho ngành du lịch dịch vụ trở thành ngành phát triển mũi nhọn của địa phương. Năm 2020 với đại dịch Covid 19 trên toàn cầu nhưng tình hình dịch vụ du lịch ở Huế cũng có số lượng khách nhất định.
Bảng 2.2: Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 3 năm 2020. BÁO CÁO HÀNG THÁNG ĐVT Chính thức tháng 02 Uớc tháng 03 Luỹ kế từ đầu năm Ước tháng 03 so cùng kỳ (%) Ước 3 tháng so với cùng kỳ (%) 1. Khách du lịch Lượt 283,098 90,962 853,161 19.98 67.95 Trong đó, Khách quốc tế 174,714 49,604 488,393 19.83 75.96 2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Ngày 152,175 72,722 429,221 35.60 75.58 Trong đó, Khách quốc tế 84,061 34,842 232,154 32.59 78.31 3. Tổng thu từ du lịch Triệu 743,376 340,335 2,102,334 34.87 76.11 Nguồn từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 4 năm 2020
Bảng 2.3: Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 3 năm 2019. PHẦN BÁO CÁO HÀNG THÁNG ĐVT Chính thức tháng 2 Uớc tháng 3 Luỹ kế từ đầu năm Ước tháng 3 so cùng kỳ (%) Ước 3 tháng so cùng kỳ (%) 1. Khách du lịch Lượt 407,719 455,167 1,255,497 117.45 113.80 Trong đó, Khách quốc tế 195,171 250,181 642,939 130.32 120.26 2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Ngày 174,520 205,225 562,578 105.70 108.26 Trong đó, Khách quốc tế 86,292 106,870 289,109 105.70 110.72 3. Tổng doanh thu Ngàn 351,753 390,398 1,104,934 107.58 105.00 4. Doanh thu ngoài
xã hội Ngàn 879,384 975,994 2,762,336
Bảng 2.4: Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 4 năm 2020. PHẦN BÁO CÁO HÀNG THÁNG ĐVT Chính thức tháng 4 Uớc tháng 5 Luỹ kế từ đầu năm Ước tháng 5 so cùng kỳ (%) Ước 5 tháng so với cùng kỳ (%) 1. Khách du lịch Lượt 6,675 65,062 1,006,479 17.80 47.62 Trong đó, Khách quốc tế 2,346 4,573 532,038 3.05 52.95 2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Ngày 6,675 37,819 466,078 21.75 48.75 Trong đó, Khách quốc tế 2,346 4,573 234,825 6.22 49.57 3. Tổng thu từ du lịch Triệu 26,525 131,423 2,216,027 13.38 45.81
Nguồn từ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 5 năm 2020
Bảng 2.5: Số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tháng 4 năm 2019 PHẦN BÁO CÁO HÀNG THÁNG ĐVT Chính thức tháng 4 Uớc tháng 5 Luỹ kế từ đầu năm Ước tháng 5 so cùng kỳ (%) Ước 5 tháng so cùng kỳ (%) 1. Khách du lịch Lượt 463,667 365,526 2,113,430 96.87 106.82 Trong đó, Khách quốc tế 206,519 150,052 1,004,878 106.07 114.46 2. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Ngày 214,279 173,858 949,771 81.14 109.81 Trong đó, Khách quốc tế 103,699 73,660 466,499 71.03 110.43 3. Tổng doanh thu Ngàn 439,971 392,748 1,935,132 107.71 101.72 4. Doanh thu ngoài xã