Phòng vănhóa thông tin Thành phố Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)

Điều 50 Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp huyện đối với việc quản lý di tích văn hóa như sau:

UBND cấp huyện (thành phố thuộc tỉnh) chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích văn hóa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong phạm vi địa phương; tổ chức ngăn chặn, bảo vệ, xử lý vi phạm; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích.

Như vậy Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý di tích văn hóa nói riêng đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn của Sở VHTT&DL tỉnh.

Tuy nhiên, căn cứ quyết định số 20923/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2016 của UBND thành phố Huế về Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế thì nhiệm vụ và quyền hạn được phân cấp theo các lĩnh vực lại không đề cập đến vấn đề này, cụ thể quyết định nêu rõ:

“Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình; thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại và hạ tầng thông tin trên địa bàn, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật. Phòng Văn hoá và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông”. Bên cạnh đó có cụ thể một số việc như: “Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn.”

Về bộ máy hoạt động có trưởng phòng và hai phó phòng trong đó cũng nêu rõ chức năng nhiệm vụ của trưởng và các phó phòng “…Trong số các lãnh

đạo Phòng (Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng) phải có ít nhất 01 người được phân công chuyên trách quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông”…. Như vậy chỉ nhận mạnh về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông chứ chưa nhấn mạnh đến các yếu tố quản lý nhà nước về di tích văn hóa mà thành phố Huế là một trong các thành phố có nhiều các di tích, di sản văn hóa của Việt Nam. Bên cạnh bộ máy quản lý cấp phòng thì công chức chuyên môn cũng không có sự phân công cụ thể mà chủ yếu thường phụ trách kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực và phụ trách công tác theo dõi các phường chứ chưa chuyên sâu phụ trách vào một lĩnh vực. Điều này làm ảnh hưởng đến sự hỗ trợ từ phía cấp phòng đến bộ phận Văn hoá thông tin của các phường, xã, khi có sự việc liên quan đến di tích văn hóa cần hỗ trợ gấp thì thường phải chờ hướng dẫn từ cấp tỉnh.

Chuyên viên không có lĩnh vực chuyên môn về di tích văn hóa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc quản lý nhà nước về di tích văn hóa đối với các ban quản lý di tích cấp phường. Đặc biệt tại thành phố Huế là một thành phố có nhiều di sản cấp quốc gia và di sản cấp quốc gia đặc biệt được UNESCO công nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)