Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tácquản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 76 - 86)

Hai Bà Trưng là tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng và bộ phận địa chính tại UBND các phường.Do vậy, cần cải cách thủ tục hành chính, kiện toàn chức năng bộ máy của cơ quan quản lý địa chính của quận Hai Bà Trưng ngày một chính quy, hiện đại, đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2.3. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về địa chính lý nhà nước về địa chính

* Đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy

Đo đạc, lập BĐĐC là cơ sở quan trọng cho khâu kê khai đăng ký, lập HSĐC và cấp GCNQSỬ DỤNG ĐẤT, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý nhà nướcvề đất đai trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Để đáp ứng cho yêu cầu quản lý địa chính và sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay của quận Hai Bà Trưng đòi hỏi phải có BĐĐC chính quy nhằm đảm bảo độ chính xác thông tin của từng thửa đất. Vì vậy tiến hành triển khai dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý địa chính Việt Nam (VILAP) trên địa bàn quận và xây dựng thực hiện các dự án khác cho mục đích đo đạc lập BĐĐC trên phạm vi toàn quận là rất cần thiết.

* Đẩy mạnh, nhanh việc đăng ký đất đai, cấp GCNQ sử dụng đất:

UBND quận chỉ đạo các phường thực hiện việc rà soát, xác định lại kết quả cấp GCNQ sử dụng đất, thống kê tình hình tồn đọng chưa cấp GCNQ sử dụng đất. Căn cứ vào khối lượng tồn đọng, mục tiêu cơ bản của từng địa phương, UBND quận cần giao chỉ tiêu khối lượng cần cấp GCNQ sử dụng đất cho từng phường phải thực hiện và hoàn thành trong năm 2016.

Rà soát cải cách thủ tục hành chính trong cấp GCNQ sử dụng đất cho phù hợp với quy định của pháp luật đất đai hiện hành, rút ngắn thời gian,

giảm phiền hà cho người sử dụng. Các văn bản giải quyết vướng mắc, tồn tại trong cấp GCNQ sử dụng đất cần phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế, không quá cầu toàn mà nên phân chia các vướng mắc, tồn tại thành nhiều nhóm để ban hành thành nhiều văn bản cho thống nhất, bảo đảm tính kịp thời.

Các trường hợp đang có tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai đối với một phần diện tích mà chưa thể giải quyết ngay thì xem xét cấp GCNQ sử dụng đất trước đối với phần diện tích đất không tranh chấp, vi phạm.

Các trường hợp do quản lý yếu kém, để dân lấn chiếm hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở hay người dân lấn chiếm đất công đã ổn định từ trước 1/7/2014 cần rà soát, xem xét cấp GCNQ sử dụng đất cho người sử dụng để thực hiện quản lý và tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Mặt khác, UBND quận và UBND các phường cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người sử dụng đất thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó có trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất đối với các cơ quan Nhà nước .

*Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tiếp tục xây dựng quy hoạch chi tiết cho toàn bộ các phường trong quận, thực hiện tốt việc quản lý địa chính theo quy hoạch. Phối hợp với các ngành chức năng của thành phố thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa đối với các dự án chính theo quy hoạch chi tiết về sử dụng đất đã được thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1402/QĐ-UB ngày 13/2/2014;

Công bố, công khai quy hoạch chi tiết các dự án đã được phê duyệt cho nhân dân trong quận biết và tự giác thực hiện.

* Giải pháp về công nghệ :

Đối với công tác quản lý địa chính thì việc áp dụng công nghệ tin học hiện đại hóa quản lý hệ thống địa chính là một nhu cầu tất yếu. Vì vậy, giải pháp đưa ra cho quận Hai Bà Trưng để có thể nhanh chóng xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính là cần phải:

Trang bị đầy đủ hạ tầng kỹ thuật cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, phòng tài nguyên và môi trường, UBND các phường (máy tính có kết nối mạng internet và phần mềm chuyên ngành quản lý cơ sở dữ liệu địa chính).

Thiết lập và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính trong đó có hệ thống mạng kết nối giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, phòng tài nguyên và môi trường, UBND các phường.

Triển khai cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu địa chính trên mạng Internet.

* Giải pháp về nhân lực:

- Để công tác quản lý nhà nướcvề địa chính ngày càng hoàn thiện, được sử dụng một cách có hiệu quả thì sự quan tâm đối với lực lượng nhân sự làm công tác này cũng là vấn đề không kém phần quan trọng. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự đảm nhận công tác quản lý địa chính cần chú trọng:

Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn và tin học cho cán bộ một cách thường xuyên. Đào tạo, tập huấn cho cán địa chính của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, phòng tài nguyên và môi trường, UBND các phường về thành lập và quản lý HSĐC, hồ sơ mốc giới, hồ sơ địa giới hành chính dạng số và các phần mềm chuyên ngành, kỹ năng quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn một cách thường xuyên theo các hình thức phù hợp: dài hạn, ngắn hạn,...

Đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp cho chức danh cán bộ Địa chính cấp phường.

Cán bộ địa chính ở phường phải công tác liên tục ở địa bàn, không thay đổi cán bộ địa chính theo nhiệm kỳ của UBND và HĐND cấp hành chính cơ sở, không kiêm nhiệm các công tác khác (quản lý xây dựng đô thị, giao thông,...).

- Tăng cường năng lực cho cán bộ địa chính phường để đảm bảo tiêu chuẩn:

Cán bộ địa chính phường phải là người am hiểu chính sách, pháp luật quản lý đô thị nói chung và quản lý địa chính nói riêng; hướng dẫn người sử dụng đất chấp hành chính sách, pháp luật đất đai, nhà cửa; thực hiện việc hoà giải khi có tranh chấp đất đai, nhà cửa; nắm chắc hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch đô thị của phường; cụ thể đến nguồn gốc từng thửa đất, đến từng người sử dụng và từng mục đích sử dụng; theo dõi, chỉnh lý kịp thời mọi biến động về đất đai; hướng dẫn người sử dụng đất chấp hành thủ tục đăng ký biến động đất đai; có hiểu biết về công nghệ quản lý địa chính đáp ứng yêu cầu quản lý ở cơ sở; quản lý tốt tài liệu, hồ sơ về đất đai; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả; có ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác; trung thực, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Đảm bảo chế độ chính sách thoả đáng và ổn định cho cán bộ địa chính phường, quan tâm và có hướng bồi dưỡng lâu dài cho đội ngũ làm cán bộ hợp đồng.

Hiện nay về cơ bản chế độ chính sách đã được cán bộ cơ sở chấp nhận. Tuy nhiên chế độ, chính sách hiện nay còn chưa thoát khỏi tư duy phụ cấp, còn mang tính chất bình quân: cán bộ phường ở đô thị, giá cả sinh hoạt đắt đỏ cũng giống như cán bộ xã nông thôn, miền núi. Điều này không công bằng và không khuyến khích được cán bộ phường. Vì vậy cán bộ địa chính phường cần được hưởng lương, bảo hiểm xã hội như cán bộ, công chức, ngoài ra còn có chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp đắt đỏ đối với người công tác lâu năm, hoặc tại các vùng đắt đỏ, khó khăn và áp dụng hình thức thưởng đối với các phường làm tốt công tác quản lý địa chính.

Đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp cho cán bộ địa chính. Cán bộ địa chính cấp cơ sở phải công tác liên tục ở địa bàn, ít luân chuyển, không kiêm nhiệm công tác khác (quản lý xây dựng đô thị, giao thông…).

*Đầu tư tài chính, kỹ thuật

Ngoài đầu tư bằng ngân sách hàng năm dành cho hoạt động sự nghiệp địa chính, cần tận dụng các nguồn tài chính khác để nhanh chóng hoàn thiện và hiện đại hệ thống quản lý địa chính, thông qua ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin. đảm bảo cho hệ thống hoạt động kết nối được với hệ thống cơ sở dữ liệu các cấp thông suốt.

Nghiên cứu, lựa chọn phần mềm quản trị dữ liệu phù hợp với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin, đảm bảo vừa phục vụ được yêu cầu quản lý, vừa phục vụ được yêu cầu tra cứu cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng; phục vụ công tác cấp GCN, cập nhật chỉnh lý các biến động trong quản lý sử dụng đất nhanh chóng và chính xác.

Trước mắt ưu tiên đầu tư kinh phí để cập nhật tốt các loại quy hoạch (chi tiết xây dựng, giao thông, thủy lợi…) lên BĐĐC đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật (về tỷ lệ, hệ tọa độ bản đồ….) để phục vụ tốt việc khai thác sử dụng thống nhất, hiệu quả kết quả đo đạc.

*Một số giải pháp khác:

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, nhân dân trong quận tự giác thực hiện các chính sách hiện hành liên quan đến lĩnh vực nhà, đất, vận động nhân dân tự giác chấp hành .

Phối hợp với các ngành chức năng của thành phố, các Phòng, ban chuyên môn của quận tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức cá nhân, có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm Luật đất đai.

Tiến hành rà soát, kiến nghị với thành phố và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm về sử dụng đất còn tồn đọng hoặc còn tồn tại do lịch sử để lại.

Tăng cường hơn nữa sự quan tâm, chỉ đạo của Quận uỷ, HĐND quận, UBND quận sự phối hợp tích cực, có hiệu quả của các ban ngành thành phố và UBND các phường trong quận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực tế công tác quản lý nhà nướcvề địa chính tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nhận thấy để công tác này được ngày một tốt hơn cần phải:

- Ban hành hệ thống pháp luật đất đai cho công tác quản lý địa chính khoa học rõ ràng, hiện đại thống nhất .

- Đi đôi với đầu tư để tổ chức thực hiện công tác quản lý địa chính. Cần ban hành quy định, xác định trách nhiệm rõ ràng của mỗi cấp; nâng cao ý thức trách nhiệm và tổ chức thực hiện triệt để việc cập nhật, thông báo cập nhật chỉnh lý biến động. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với việc phát huy tác dụng là công cụ phục vụ quản lý nhà nước.

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai có tính định hướng và độ ổn định cao. Tranh thủ mọi nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện đồng thời các bước (đo đạc, đăng ký cấp GCNQ sử dụng đất, lập HSĐC) nhanh chóng đạt được mục tiêu quản lý địa chính tại cấp cơ sở.

Việc đầu tư nâng cấp, bảo hành, bảo trì, bảo mật, bảo vệ hệ thống, cũng như đào tạo nguồn nhân lực cũng phải được quy định là một việc thường xuyên bắt buộc đối với đối tượng, mọi cấp ngành liên quan.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực vừa đủ về số lượng, vừa tốt về chất lượng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý địa chính. Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ mọi nguồn lực cho đào tạo, cho tổ chức thực hiện nội dung nhiệm vụ. Nâng cấp, hoàn chỉnh phần mềm quản trị dữ liệu địa chính ở cấp quốc gia cũng là điều cần được tích cực thực hiện.

KẾT LUẬN

Quản lý địa chính là một nhiệm vụ quan trọng, đầy khó khăn, phức tạp. Nó luôn là điểm yếu của ngành tài nguyên và môi trường trong nhiều năm qua. Công tác này đã được đề cập từ lâu trong hệ thống pháp luật đất đai nước ta. Đất đai luôn biến động trong quản lý và sử dụng, việc không nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chỉnh lý biến động và thông báo cập nhật chỉnh lý biến động sẽ dẫn đến hậu quả sau một thời gian các tài liệu được lập luôn không phản ánh đúng được thực tế quản lý, sử dụng đất . Do đó, việc khai thác sử dụng hồ sơ phục vụ công tác Quản lý nhà nướcvề địa chính cũng như đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của các thành phần trong xã hội không còn tác dụng.

Xuất phát từ thực tế nghiên cứu công tác quản lý địa chính trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống Quản lý nhà nướcvề địa chính ở Quận Hai Bà Trưng nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung.

Mặc dù tác giả luận văn đã có nhiều cố gắng và nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài nhưng luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến từ quý Thầy, Cô và các Bạn .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài nguyên và môi trường (2009), Thông tư 17/2009/TT-BTNMT, Quy định về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Bộ tài nguyên và môi trường (2009), Nghị định 88/2009/NĐ-CP, về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Bộ tài nguyên và môi trường (2010), Thông tư 17/2010/TT-BTNMT, quy định về chuẩn dữ liệu địa chính.

4. Bộ tài nguyên và môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Bộ tài nguyên và môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về HSĐC.

6. Hoàng Huy Biểu (1993), Địa chính các nước Châu Âu. Tạp chí quản lý ruộng đất số 1, 1993.

7. Chính phủ (2014), Nghị định 47/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

8. Chính phủ (2004), Nghị định 181/NĐ-CPngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai.

9. Chính phủ (2014), Nghị định 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

10. Chính phủ (2003), Nghị định 132/2003/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 6/11/2003 về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Quận Hai Bà Trưng cũ 24 đơn vị hành chính được chia tách 04 phường chuyển sang thành quận Hoàng Mai.

11. Nguyễn Bá Dũng, Vương Thị Hòe (2014), Giáo trình địa chính đại cương, NXB Chính trị Lao động.

12. Trần Thị Minh Hà (2000), “Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Ôxtrâylia”, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới,

Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế - Bộ Khoa học và Công nghệ.

13. Đinh Xuân Hải và Vũ Sỹ Cường (2014), Giáo trình tài chính và quản lý đất đai, NXB tài chính.

14. Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Phòng tài nguyên và môi trường quận Hai Bà Trưng, Số liệu thống kê đất đai, kiểm kê đất đai và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.

16. Phòng Thống Kê quận Hai Bà Trưng, Số liệu thống kê tình hình kinh tế, xã hội các năm.

17. Quốc hội, (1993, 2003, 2013), Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

18. Nguyễn Trọng San (2008), Giáo trình địa chính đại cương. Trường đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)