Hai Bà Trưng qua các thời kỳ
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nướcvề địa chính có bước chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý địa chính trên địa bàn quận, về cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành.
* Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Theo kết quả điều tra và phỏng vấn trực tiếp công chức địa chính tại các phường cho biết hệ thống pháp luật hiện nay tuy được đổi mới nhưng vẫn còn phức tạp vì liên quan đến nhiều lĩnh vực điều chỉnh. Nhiều trường hợp cụ thể chỉ có những người làm công tác địa chính lâu năm và có trình độ chuyên môn cao mới có thể nắm bắt được và vận dụng được đúng.
Sau khi Luật Đất đai năm 2003, 2013 ra đời, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về công tác quản lý nhà nước về địa chính, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý địa chính của Thành phố đi vào nề nếp.
Thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành luật đất đai năm 2003, UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các phường trong Quận thực hiện việc quản lý địa chính trên địa bàn.
Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, là quận đi tiên phong trên địa bàn thành phố lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực địa chính.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của Quận, góp phần quan trọng đưa ra các loại luật như luật đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến đất đai trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý địa chính. Đảm bảo quản lý và sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.
*Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,lập bản đồ hành chính.
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính của Quận được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/1991/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã ngày 6/11/1991. Ranh giới giữa quận Hai Bà Trưng và các quận, huyện giáp ranh được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
Theo quy định tại Điều 29 Luật đất đai năm 2013, địa giới hành chính được xác định như Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
UBND các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
UBND phường có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện).
Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do UBND cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại UBND cấp đó và UBND cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ tài nguyên và môi trường.
Thực hiện Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/11/2003 về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long
Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Quận Hai Bà Trưng cũ có 24 đơn vị hành chính nhưng hiện nay 04 phường được chia tách chuyển sang thành quận Hoàng Mai. Tổng diện tích tự nhiên của Quận sau khi điều chỉnh địa giới là là 1025.80 ha, việc cắm và bàn giao mốc giới, lập bản đồ địa giới được tiến hành kịp thời, tạo điều kiện tốt cho công tác quản lý địa giới hành chính cũng như công tác quản lý địa chính.
Năm 2014, Bộ nội vụ phối hợp với Bộ tài nguyên và môi trường đã tiến hành việc đo đạc, khảo sát và xác định lại mốc giới, địa giới hành chính giữa các phường trong Quận và giữa các quận trong Thành phố.
* Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
BĐĐCcấp xã được tiến hành đo đạc năm 1994-1996 với tổng số tờ trên toàn quận là 971 tờ bao gồm 644 tờ bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/200 và 327 tờ bản đồ tỷ lệ 1/500. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện qua các kỳ kiểm kê đất đai 2000, 2005, 2010, 2015. Về cơ bản hệ thống bản đồ đã đáp ứng tốt cho công tác quản lý nhà nướcvề đất đai; BĐĐC luôn được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên phù hợp với hiện trạng sử dụng đất , tuy nhiên hệ thống bản đồ đã được đo vẽ từ khá lâu, do vậy trên một số tờ đã biến động khá nhiều cần được đo vẽ mới hoặc đo vẽ bổ sung trong thời gian tới để đáp ứng tốt hơn công tác quản lý địa chính.
Hệ thống hồ sơ địa giới hành chính của các phường trong Quận khá đầy đủ, gồm có: Tài liệu kiểm kê đất đai năm 2000, 2005, 2010, 2015; số liệu thống kê đất đai định kỳ hàng năm từ 2000 đến 2004, từ 2005 đến 2009, từ 2009 đến 2014; hồ sơ địa giới hành chính các cấp theo chỉ thị 364/1991/CT, các biểu mẫu thống kê. Quyết định thu hồi, giao đất của các phường được cấp có thẩm quyền cho phép, các dự án cải tạo đô thị, phương án đền bù thiệt hại đất…..
*Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND quận khá quan tâm. Trên địa bàn quận chia tách có 20/20 phường đã lập quy hoạch phân bổ sử dụng đất đến năm 2020, phương án quy hoạch sử dụng đất của các phường đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Hầu hết các phường trên địa bàn quận đều có kế hoạch sử dụng đất cho từng năm và được phê duyệt, thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.
Từ trước năm 2010, trên địa bàn quận có 5 phường được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định phê duyệt kế hoạch cấp đất giãn dân bao gồm: khu di dân Hồ Việt Xô, khu hồ Atake, khu Đầm Trấu….
Trên địa bàn quận đã tiến hành thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị Times City, khu đô thị Hòa Bình Green City, đường vành đai I (đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái), đường vành đai II, dự án thoát nước, cải tạo và xây dựng khu nhà ở Nguyễn Công Trứ….
Về cơ bản, việc thu hồi đất được UBND Quận triển khai tốt, triệt để, đúng đối tượng, đúng luật, góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả.
Công tác cấp GCNQSỬ DỤNG ĐẤT đối với đất ở đô thị: Thực hiện Quyết định số 65/2001/QĐ-UBngày 29/8/2001, Quyết định số 23/2005/QĐ- UB ngày 18/02/20015, Quyết định số 23/2008/QĐ-UB ngày 09/5/2008, Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND ngày 01/12/2009, Quyết định số 13/2013/QĐ- UBNDngày 24/4/2013, Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 của UBND thành phố HN, Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND thành phố HNtính đến thời điểm cuối năm 2015 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã có 45.703 hồ sơ kê khai cấp GCNQSỬ DỤNG ĐẤT, trong đó, số hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 40.524 hồ sơ, số hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 5.179 hồ sơ. Tổng số hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận tính đến 31/12/2015 là
33.270hồ sơ. Số hồ sơ chưa cấp là 12.433GCN (số liệu do học viên tự thu thập theo các báo cáo qua từng thời kỳ ở phòng tài nguyên và môi trường quận Hai Bà Trưng).
Việc lập hồ sơ được triển khai thực hiện ở tất cả các phường cho 3 loại đất (đất ở, đất sản xuất nông nghiệp và một số loại đất phi nông nghiệp). Các phườngcơ bản có sổ theo dõi biến động đất đai, sổ mục kê, sổ theo dõi cấp GCNQSỬ DỤNG ĐẤT, sổ địa chính, sổ đăng ký kê khai nhưng việc cập nhật các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên bản đồ, hồ sơ chưa đều đặn.
Kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần thường xuyên được Quận duy trì, cụ thể, quận Hai Bà Trưng đã tiến hành làm tổng kiểm kê đất đai năm 2005, 2010 và 2015 với kết quả được đánh giá với chất lượng tốt.
Thống kê đất đai hàng năm được duy trì, hàng năm công tác thống kê đất đai được tiến hành cả trên Quận và dưới các phường.
Chấp hành Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai; Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường,Sở tài nguyên và môi trường thành phố đã triển khai kế hoạch và phương án thực hiện công tác này đến quận Hai Bà Trưng.
Trong năm 2010, 2015 Quận đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo đúng quy định, được sự chỉ đạo của UBND thành phố, Sở tài nguyên và môi trường tổ chức triển khai, đôn đốc các phường thực hiện kiểm kê theo hướng dẫn mới của bộ Tài nguyên và môi trường.
Theo số liệu thống kê đất đai của Quận tính đến hết ngày 31/12/2015, Quận có tổng diện tích tự nhiên là 1025.80 ha. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 kết quả biến động cơ cấu đất đai trên địa bàn Quận được thể hiện chi tiết qua bảng 2.2 (phần phụ lục).