2.2.1. Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân quận
Chính quyền quận Hai Bà Trưng hiện nhiệm vụ quản lý nhà nướcvề địa chính trên phạm vi hành chính. HĐND quận là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tại địa phương do dân bầu ra thực hiện quyền giám sát việc thi hành Luật đất đai, phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. UBND do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu của HĐND và UBND quận được quy định cụ thể tại Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền thành phố Hà Nội, có trách nhiệm chấp hành sự phân công, phân nhiệm của thành phố và các quy định của pháp luật về Quản lý nhà nướcvề địa chính.
UBND quận có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc quận và các đoàn thể nhân dân cùngcấp nhằm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân quận trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đất đai chưa thường xuyên; phối hợp và kiểm tra chính quyền các phường trong tổ chức quản lý nhà nướcvề địa chính trên địa bàn. Nhìn chung sự phối hợp giữa các cơ quan này tương đối tốt, nhiều sai phạm và yếu kém trong quản lý tạm thời được khắc phục.
Tuy nhiên, việc giao quyền và phân quyền giữa thành phố, quận và phường trong quản lý nhà nướcvề địa chính hiện chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quản lý. Phân công, hợp tác không rõ ràng, thể hiện là trong quản lý nhà nướcvề địa chính tại quận Hai Bà Trưng.
2.2.2. Phòng tài nguyên và môi trường quận
Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan thuộc UBND quận Hai Bà Trưng, tham mưu, giúp UBND Quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về địa chính, môi trường. Thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn theo quy định của Nhà nước và của Ngành, với chức năng, nhiệm vụ cụ thể được quy định tại điều 4, chương II Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 như sau:
Một là, trình UBND Quận ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; Kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND Quận ban hành.
Hai là, lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã.
Ba là, thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND Quận.
Bốn là, theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai; Quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường tại các xã, thị trấn; Thực hiện việc lập và quản lý HSĐC, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của Quận theo hướng dẫn của Sở tài nguyên và môi trường.
Năm là, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của Quận; Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.
Sáu là, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND Quận về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.
Bảy là, tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; Lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; Đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; Thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn Quận; Hướng dẫn UBND các phường quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
Tám là, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo vệtài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường tự nhiên; Khắc phục các hậu quả gây suy thoái, ô nhiễm môi trường tự nhiên, hậu quả thiên tai.
Chín là, điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; Kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
Mười là, thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND Quận.
Mười một là, thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường, các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường theo quy định của pháp luật.
Mười hai là, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND Quận và Sở tài nguyên và môi trường.
Mười ba là, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường phường.
Mười bốn là, Quản lý công chức, tài chính và tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND Quận.
Mười lăm là, tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nướcvề địa chính tại quận, có trách nhiệm giúp việc cho chính quyền quận Hai Bà Trưng trong lĩnh vực quản lý nhà nướcvề địa chính; phối hợp và thực hiện sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở tài nguyên và môi trường thành phố; có trách nhiệm hướng dẫn và giúp UBND phường, cán bộ địa chính phường về chuyên môn. Đối các phòng ban khác trong quận, phòng tài nguyên và môi trường quận có quan hệ hợp tác và bình đẳng trong công việc.
Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, nhưng trong quản lý cần được phân chia cụ thể về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, sự phối hợp nhằm tránh trùng lập và đùn đẩy trách nhiệm cũng như những “khoảng trống” trong quản lý.
2.2.2. Văn phòng đăng ký đất đai- Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh quận Hai Bà Trưng có chức năng, nhiệm vụ cụ thể được quy định tại điều 1, điều 2 thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/04/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh quận Hai Bà Trưng trực thuộc Sở tài nguyên và môi trường với các nội dung như sau:
Thứ nhất, thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ hai, thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại GCNQSỬ DỤNG ĐẤT, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là GCN).
Thứ ba, thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ tư, lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý HSĐC; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi GCN theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ; chỉnh lý BĐĐC; trích lục BĐĐC.
Thứ bẩy, kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp GCN.
Thứ tám, thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Thứ chín, cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Thứ mười, thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Thứ mười một, thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
Thứ mười hai, quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
2.2.3. Cán bộ địa chính tại các phường
Cán bộ địa chính xã, phường,thị trấn (gọi chung là cán bộ địa chính cấp xã) giúp UBND xã, phường,thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) thực hiện
Quản lý nhà nướcvề địa chính phường, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội và phòng Tài nguyên và môi trường ;quản lý nhà nước về địa chính.Cán bộ địa chính phường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Thứ nhất, Tham mưu giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật như lập văn bản để UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSỬ DỤNG ĐẤT theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, trình UBND cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện.
Thứ ba, trực tiếp thẩm định, xác nhận hồ sơ để UBND cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền SỬ DỤNG ĐẤT, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật; Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Thứ tư, thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý HSĐC; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý HSĐC; thống kê, kiểm kê đất đai.
Thứ năm, tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên môi trường, kiến nghị với
UBND cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã; Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã;
Thứ sáu, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Thứ bẩy, quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ.
Thứ tám, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nướcvề tài nguyên môi trường.
Về bố trí cán bộ chuyên trách về địa chính như sau:
- Trước năm 1990 cơ quan quản lý địa chính ở Quận là Phòng quản lý nhà đất bao gồm 5 người.
- Từ năm 1993 - 1998: cơ quan quản lý địa chính của quận là Phòng Địa chính và Quản lý nhà gồm có 8 người
- Từ năm 1998 - 2001: cơ quan quản lý địa chính của quận là Phòng Địa chính Nhà đất bao gồm 10 người.
- Từ năm 2002 - 2004: cơ quan quản lý địa chính của quận là Phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị, bộ phận địa chính bao gồm 12 người.
- Từ 2005 đến nay: cơ quan quản lý địa chính của quận là phòng Tài nguyên và môi trường, gồm 15 người trong đó 8 người có trình độ đại học, 7 người là trình độ thạc sỹ nông nghiệp.
Trước năm 2001 lực lượng cán bộ địa chính tại quận và phường rất ít. Theo số liệu báo cáo năm 2002, tổng số cán bộ biên chế của phòng là 07 cán bộ, trong đó bộ phận địa chính, nhà đất có 04 cán bộ, bộ phận đô thị 03 cán
bộ. Mỗi phường có 01 cán bộ địa chính trong đó khoảng 1/3 là có trình độ đại học, còn lại chủ yếu có trình độ trung cấp và phải kiêm nhiệm thêm nhiều việc khác. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý địa chính.
Từ năm 2005 đến nay, cùng với sự thành lập Văn phòng đăng ký Đất và Nhà quận Hai Bà Trưng (nay là Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội- chi nhánh quận Hai Bà Trưng), số lượng cán bộ làm đất đai tại quận tăng lên, cơ cấu tổ chức và trình độ học vấn của cán bộ tại quận như sau:
* Phòng tài nguyên và môi trường quận Hai Bà Trưng:
- Cán bộ trong biên chế: 07 người (trình độ chuyên môn được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý đất đai; trình độ đại học 03 người; trình độ thạc sỹ 4 người ).
- Cán bộ hợp đồng: 10 người (trình độ chuyên môn được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý đất đai – trình độ đại học).
* Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội- Chi nhánh quận Hai Bà Trưng
- Cán bộ trong biên chế: 05 người (số cán bộ có trình độ thạc sỹ được đào tạo phù hợp với chuyên môn: 01người ; số cán bộ có trình độ kỹ sư được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý đất đai: 03 người) trong đó có 01 cán bộ phụ trách kế toán.
- Cán bộ hợp đồng: 15 người (số cán bộ có trình độ thạc sỹ được đào tạo phù hợp với chuyên môn: 05 người, số cán bộ có trình độ kỹ sư được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý địa chính: 10 người)
Tại các phường của Quận Hai Bà Trưng hiện nay, mỗi phường có 02 cán bộ trong biên chế và một hoặc hai cán bộ hợp đồng giúp việc. Về trình độ chuyên môn được đào tạo đúng chuyên ngành, một số có trình độ thạc sỹ quản lý địa chính; nhìn chung trình độ chuyên môn của các cán bộ địa chính đã phù hợp với công tác quản lý địa chính.
Về cơ sở vật chất, hiện nay theo thống kê của phòng tài nguyên và môi trường về cơ sở vật chất đảm bảo đầy đủ cho cán bộ khi làm việc, phục vụ cho công tác đăng ký lần đầu, đăng ký biến động và quản lý hệ thống HSĐC. Ngoài ra còn có 02 máy scan để sao, chụp, lưu hồ sơ cấp GCNQSỬ DỤNG