Tổ chức bộ máy chuyên trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Hệ thống cơ quan Quản lý nhà nướcvề địa chính được thành lập thống nhất từ cấp Trung ương đến cơ sở. Cơ quan cấp Bộ trực thuộc Chính phủ. Cơ quan quản lý địa chính địa phương được thành lập ở tỉnh, Thành phố trực thuộc TW, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cơ quan quản lý ở địa phương có Văn phòng đăng ký đất đai, cấp xã thì có cán bộ địa chính. Cơ quan quản lý địa chính cấp nào thuộc cơ quan hành chính Nhà nước cấp đó và có trách nhiệm giúp UBND cấp đó trong việc quản lý địa chính ở tại địa phương. Điều này cho thấy, tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nướcvề địa chính.

Vì vậy, việc thực hiện Quản lý nhà nước về địa chính do các cấp (sở tài nguyên và môi trường, Phòng tài nguyên và môi trường, UBND cấp xã) thực hiện nên việc quản lý địa chính có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào tổ chức cơ cấu bộ máy hành chính Nhà nước. Nếu bộ máy tinh gọn, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, bố trí công chức theo năng lực, vị trí việc làm, có quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành thì công tác quản lý địa chính sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, việc quản lý địa chính sẽ không hiệu quả nếu bộ máy thực hiện yếu kém về năng lực, trách nhiệm, không linh hoạt trong phối hợp giữa các cấp, các ngành. Do đó, công tácquản lý về địa chính có hiệu quả thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước.

Thực trạng bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính chưa hợp lý, còn chồng chéo, chưa phân định rõ chức năng và quyền hạn dẫn đến hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, quản lý về địa chính đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, nhu cầu cung cấp thông tin đất đai của người dân, tổ chức còn thấp. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo cải cách tổ chức bộ máy với bốn nội dung là tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; Xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; Xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp; Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước ; Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.

Đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước là một nhân tố then chốt quyết định đến sự thành công của Quản lý nhà nướcvề địa chính. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước một cách khoa học sẽ nâng cao chất lượng quản lý địa chính, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của người dân, tổ chức, loại bỏ những khâu, những việc rườm rà, không cần thiết. Hơn nữa, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước sẽ nâng cao hiệu quả QLNN, tăng khả năng thích ứng với những thay đổi, đòi hỏi của môi trường trong nước và quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)