SƠ LƯỢC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐỊA CHÍNH QUA CÁC THỜ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

triển của Việt Nam

Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, hình thức sở hữu tối cao phong kiến về ruộng đất chi phối xã hội Việt Nam. Nhà Đường đã áp dụng nhiều chính sách về đất đai để tạo nguồn thu cho Nhà nước đô hộ. Khi giành được độc lập tự chủ, Đinh Bộ Lĩnh làm vua xây dựng Nhà nước Đại Cồ Việt - quyền sở hữu tối cao về nhà vua được xác lập. Do vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai, các Nhà nước phong kiến Việt Nam đã quan tâm đến công tác quản lý đất đai, mà trước hết là việc đưa ra các chính sách, pháp luật điều tiết các quan hệ về đất đai. Chính sách đất đai trước hết tập trung vào việc thu thuế điền và xác định các hình thức sở hữu về đất đai như sở hữu tư nhân, sở hữu công làng xã và sở hữu trực tiếp của Nhà nước - "Đất vua, chùa làng".

Hệ thống hồ sơ địa bạ được khởi xướng bởi Lê Lợi (1428) qua bổ sung và củng cố thời Lê Thánh Tông (1483) và được hoàn chỉnh dưới triều Gia Long (1819). Địa bạ là hệ thống tài liệu, sổ sách ghi chép về quyền sở hữu đất đai và các thông tin về thửa đất (vị trí, loại, hạng đất, cây trồng, hình thức canh tác,…) được thành lập cho các xã trong cả nước nhưng không có sơ đồ thửa đất kèm theo. Căn cứ vào địa bạ và biểu thuế của triều đình hàng năm mà các làng xã lập điền bạ và căn cứ vào điền bạ để thu thuế ruộng đất.

Mỗi triều đại (Lý - Trần- Hồ- Lê -Nguyễn) lựa chọn cho mình phương pháp xử lý các mối quan hệ về đất đai theo cách riêng, phù hợp với từng giai

đoạn phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích cụ thể của giai cấp thống trị và yêu cầu xây dựng của Nhà nước đương thời. Tuy nhiên, các triều đại phong kiến Việt Nam phải mất 31 năm, từ năm Gia Long thứ 4 (1805) đến năm Minh Mạng thứ 17(1836), khắp cõi đất Việt Nam mới ghi chép đầy đủ từng mảnh ruộng, sở đất, con đường, khu rừng, núi sông... vào sổ địa bạ của mỗi làng, từ thành thị đến vùng biên cương. Công trình đo đạc, thành lập địa bạ trên quy mô toàn quốc của Nhà Nguyễn là công trình to lớn và có ý nghĩa nhất trong lịch sử quản lý địa chính thời kỳ phong kiến Việt Nam, đóng góp rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách về quản lý địa chính và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở thế kỷ thứ XIX. Hiện nay, nước ta đang lưu giữ 11.000 quyển địa bạ của thời kỳ này và trở thành một tư liệu lịch sử quý giá của Quốc gia.

Thời Pháp thuộc: Trong gần 100 năm Pháp thuộc, thực dân Pháp chú trọng phát triển chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Nam Kỳ, duy trì chế độ công điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Hệ thống pháp luật đất đai của Pháp đã thay thế luật Gia Long. Hoạt động địa chính cũng có sự thay đổi. Tổ chức hệ thống quản lý địa chính trên lãnh thổ Việt Nam theo 3 cấp: cơ quan quản lý Trung ương là Sở địa chính thuộc Thống sứ Bắc kỳ, Khâm sứ Trung kỳ và Thống đốc Nam kỳ, về sau trực thuộc Phủ toàn quyền Đông Dương. Cơ quan cấp tỉnh là Ty địa chính; cấp cơ sở làng xã có nhân viên địa chính là trưởng bạ ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và hương bộ ở Nam Kỳ. Thực dân Pháp tiến hành đo đạc bản đồ địa hình từ năm 1871 ở Nam Kỳ, sau đó công việc đo đạc được triển khai khắp lãnh thổ. Các bản đồ được xây dựng để lập HSĐC phục vụ cho việc thu thuế, QLĐĐ.

Từ năm 1945- 1959: Sau khi giành độc lập, cơ quan quản lý địa chính của Phủ toàn quyền Đông Dương là Sở Trước bạ - văn tự- quản thủ điền thổ và thuế trực thu được Bộ tài chính tiếp nhận (Sắc lệnh số41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch nước Hồ Chí Minh),kếtthúchoạt động của cơ quan

quản lý địa chính thuộc thực dân Pháp và mở đầu cho hoạt động quản lý địa chính của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau đó, ngành địa chính được thành lập (Sắc lệnh số75 ngày 29/5/1946 của Chủ tịch nước) với tên gọi Nha Trước bạ - Công sản - Điền thổ. Kèm theo đó là hệ thống các đơn vị trực thuộc ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã nhằm duy trì, bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điển thổ. Đến năm 1953, do yêu cầu của kháng chiến, các Ty địa chính được sát nhập vào Bộ canh nông, rồi trở lại Bộ tài chính để phục vụ mục đích thu thuế nông nghiệp.

Từ năm 1960 – 1979: Do sự phát triển quan hệ ruộng đất ở nông thôn và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, ngành quản lý địa ruộng đất được thiết lập (Nghị định số 70/CP ngày 9/12/1960 và nghị định số 71/CP ngày 9/12/1960 của Hội đồng Chính phủ), chuyển từ Bộ tài chính sang Bộ nông nghiệp với nhiệm vụ quản lý mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp.Quản lý nhà nướcvề địa chính gồm 3 nội dụng chủ yếu: Lập bản đồ địa bạ về ruộng đất, thường xuyên chỉnh lý bản đồ và địa bạ sao cho phù hợp với sự thay đổi về hình thể ruộng đất, về quyền sở hữu, sử dụng, về tình hình canh tác và cải tạo ruộng đất.Trong giai đoạn này, việc quản lý hành chính về đất đai đã phát triển hệ thống bộ máy và đội ngũ cán bộ từ TW đến địa phương, mở rộng các nội dung quản lý nhà nướcvề địa chính và HSĐC.

Từ năm 1979 - nay:Để tăng cường công tác quản lý nhà nướcvề địa chính, thống nhất các hoạt động quản lý địa chính vào một hệ thống cơ quan chuyên môn, năm 1979, Tổng cục Quản lý ruộng đất được thành lập. Tổng cục Quản lý ruộng đất là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, thống nhất Quản lý nhà nướcđối với toàn bộ ruộng đất trên lãnh thổ cả nước nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao đối với các loại đất” (Nghị quyết số 548/NQQH ngày 24/5/1979 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội). Cơ quan Quản lý nhà nướcvề địa chính được thành lập theo 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ kèm theo đó là sự chuyển đổi trong việc sử dụng các nguồn lực lao động, công nghệ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên… và sự tác động đến môi trường. Theo định hướng thành lập các Bộ đa ngành được tổ chức lại với sự ra đời của Bộ tài nguyên và môi trường năm 2002, Bộ tài nguyên và môi trường năm 2002 được thành lập (Nghị quyết số 02/2002/QH11 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất ngày 5/8/2002 và Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ), là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nướctrong các lĩnh vực về địa chính; đất đai, tài nguyên, khoáng sản, địa chất, môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)