Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc; cửa ngõ phía Tây thủ đô Hà Nội và địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có nhiều lợi thế về giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy; với vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc.

Tỉnh Phú Phọ hiện nay có diện tích tự nhiên 3.534,6 km2, dân số hơn 1,37 triệu người, gồm 34 dân tộc anh em. Toàn tỉnh có 13 huyện, thành, thị với 277 xã, phường, thị trấn.

Sau 20 tái lập tỉnh và tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Phú Thọ đã phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, vượt khó với quyết tâm cao để thực hiện hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đề ra và tiếp tục giành được thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. Giai đoạn 2010 - 2015, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 5,87%; trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 7,25%, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 5,09%, dịch vụ tăng 4,93%. Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 40.400 tỉ đồng, tăng 84%, đứng đầu trong các tỉnh vùng Tây Bắc; GRDP bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng

(năm 2016). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo. Đến hết năm 2016, có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 39 xã đạt và 52 xã cơ bản đạt chuẩn; diện mạo nông thôn khởi sắc.

Đặc biệt, Phú Thọ đã thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch. Giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh đã huy động tổng số vốn trên 69 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm để đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 1.000 km đường, hoàn thành 7 cầu lớn. Hạ tầng đô thị, khu cụm công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đầu tư, tạo diện mạo mới, góp phần đưa thành phố Việt Trì sớm trở thành đô thị loại I... Công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt kết quả quan trọng, tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 85,6% (bình quân vùng Tây Bắc là 73%). Kinh phí đầu tư từ ngân sách cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề tăng 64,3%; quy mô đào tạo tăng 35,5% so nhiệm kỳ trước. Hoạt động du lịch có bước phát triển khá, kết cấu hạ tầng du lịch được tăng cường đầu tư. Tổng nguồn vốn huy động phát triển du lịch tăng 3,5 lần; lượng khách đến tham quan, du lịch và thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương hàng năm đạt 6 - 7 triệu lượt; doanh thu du lịch tăng 17,9%/năm.

Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã xây dựng và bảo vệ thành công hai di sản văn hóa phi vật thể “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO công nhận và vinh danh, góp phần khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và tạo sự lan tỏa của không gian văn hóa vùng đất Tổ. Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể (theo tiêu chí mới còn dưới 10%), đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Sự

nghiệp Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát triển, quy mô trường lớp ngày càng mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên. Phú Thọ là tỉnh thứ 6 trong cả nước được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ năm 1992; đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2002; tỉnh thứ 17 đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục THCS vào năm 2003 và là một trong 6 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành trước 3 năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2012. Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin không ngừng phát triển thực sự là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế được mở rộng, phát triển có chiều sâu. Hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục được xây dựng, củng cố vững mạnh. Tư duy, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cách tiếp cận giải quyết vấn đề của cấp ủy, chính quyền các cấp có sự đổi mới mạnh mẽ; tác phong, lề lối làm việc của đảng viên, cán bộ có chuyển biến tích cực.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, giám sát của HĐND tỉnh, sự điều hành của UBND tỉnh Phú Thọ; sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh; sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện có hiệu quả của Chính phủ và các bộ, ngành ở Trung ương; nền kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ tiếp tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng khá (hàng năm đều tăng từ 5,5 - 6,5%); cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực phát triển khá toàn diện; hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao, xã hội được chú trọng; chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm; thực hiện các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; an ninh nông thôn được giữ vững; đời sống dân cư ổn định và ngày càng phát triển; công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực được Tỉnh uỷ, HĐND và

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân các dân tộc trong tỉnh triển khai toàn diện, đồng bộ tới tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, nhân dân trong tỉnh và ngày càng đi vào nề nếp theo sự chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương; tạo được sự chuyển biến tích cực cả trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh.

Tuy nhiên, do nền kinh tế của nước ta nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, sức cạnh tranh còn thấp, một số vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến lĩnh vực nhạy cảm còn chậm được giải quyết; tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp. Các vi phạm diễn ra tập trung ở một số lĩnh vực: Quản lý tài chính, quản lý đất đai, dựng cơ bản, chính sách xã hội, quản lý các nguồn vốn dự án phát triển kinh tế, xã hội an sinh... với các hành vi ngày càng tinh vi, lợi dụng các sơ hở trong cơ chế, chính sách nên rất khó phát hiện. Từ đó, làm cho một bộ phận quần chúng nhân dân bất bình, giảm lòng tin vào đội ngũ cán bộ cơ sở, dẫn tới khiếu nại kéo dài, đông người, gây ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)