Thường xuyên rà soát, nắm thông tin, tổng kết, đánh giá tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh phú thọ (Trang 82 - 85)

hình về khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Thông tin về tình hình, kết quả thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt

động quản lý Nhà nước. Để nắm bắt kịp thời thực trạng quá trình thực hiện chính sách, pháp luật cũng như kết quả và hạn chế của quá trình thực hiện đó thì Nhà nước phải có được các thông tin về những vấn đề này từ thực tế. Từ đó, các cơ quan quản lý Nhà nước mới có thể đưa ra được những đánh giá khách quan và chính xác về những ưu điểm, khuyết điểm của cơ chế chính sách, pháp luật; kịp thời chấn chỉnh các hoạt động sai lệch; sửa đổi, bổ sung cơ chế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước.

Tổng hợp tình hình khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại còn giúp Nhà nước thấy được những khuyết điểm hoặc sai trái của đội ngũ cán bộ, công chức và việc áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước trong việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Thông qua đó cũng phát hiện được những vấn đề bất hợp lý của cơ chế, chính sách, pháp luật, những điểm có mâu thuẫn với quyền và lợi ích chính đáng của người dân, biết được những bức xúc của nhân dân, kịp thời có biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật.

Cùng với nắm thông tin, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở các cấp, các ngành là một trong nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này. Thông qua hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm, cơ quan Nhà nước có thể đánh giá một cách tổng quát về thực trạng hoạt động quản lý; thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động quản lý về công tác GQKN; các nguyên nhân của nó; đồng thời phát hiện những khiếm khuyết, sơ hở của cơ chế thực hiện quyền quản lý Nhà nước về GQKN, từ đó có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Ngoài ra tổng kết rút kinh nghiệm sẽ có được những bài học quý báu trong công tác quản lý Nhà nước về giải quyết khiếu nại; thấy được những nhân tố tích cực ở một ngành, lĩnh vực hoặc địa phương để từ đó phổ biến,

nhân rộng ra các cấp, các ngành, góp phần đưa công tác quản lý Nhà nước về giải quyết khiếu nại, đạt hiệu lực, hiệu quả.

Vì vậy, tổng kết, rút kinh nghiệm về QLNN đối với công tác giải quyết khiếu nại phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng khắp ở các cấp, các ngành. Chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác GQKN. Xác định rõ việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động này là nội dung cần phải được thực hiện đồng thời với việc tổng kết công tác thanh tra kinh tế xã hội, GQKN và chống tham nhũng hàng năm.

Để việc tổng hợp tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm khiếu nại đạt hiệu quả, cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Kịp thời cập nhật thông tin, báo cáo: thanh tra các cấp, các ngành cần căn cứ vào các quy định của pháp luật về công tác thông tin, báo cáo cũng như chế độ báo cáo đã được Thanh tra Chính phủ hướng dẫn để xây dựng chế độ thông tin, báo cáo của cấp, ngành mình. Báo cáo phải thể hiện được nội dung thông tin cần phản ánh đối với cấp trên; các nội dung thông tin cấp dưới cung cấp; hình thức cung cấp thông tin, theo định kỳ hoặc đột xuất; theo các hình thức báo cáo hoặc biểu mẫu; thời gian định kỳ gửi thông tin, báo cáo lên cơ quan cấp trên…

- Thực hiện chế độ kiểm tra, đôn đốc công tác GQKN trên thực tế: muốn có được thông tin chuẩn xác thì biện pháp tốt nhất là phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác GQKN trên thực tế. Quá trình đôn đốc, kiểm tra cần tập trung làm rõ những vấn đề mà báo cáo chưa có hoặc chưa được các cơ quan thẩm quyền quan tâm; tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo; thực trạng và kết quả giải quyết…

Mặt khác, tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; nâng cao chất lượng quyết định, kết luận giải quyết KN;

cần chủ động chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới; phát huy tối đa hiệu quả việc đối thoại với người KN đặc biệt là đối với các vụ việc đông người, phức tạp, gay gắt. Đối với những vụ việc đã giải quyết hết thẩm quyền cần nghiên cứu vận dụng hoặc đề xuất các biện pháp hỗ trợ để động viên, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu kiện. Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước phải thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình khiếu nại để giải quyết kịp thời, dứt điểm ngay từ nơi phát sinh. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước phải tiếp công dân theo quy định. Chủ tịch UBND phải tăng cường đi cơ sở, tập trung giải quyết những vụ việc đông người, phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh phú thọ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)