Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luậtvề khiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh phú thọ (Trang 81 - 82)

phải tiếp xúc với công dân nên việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát chủ trương và chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước, bám sát mục tiêu và chương trình cải cách hành chính Nhà nước để có định hướng về công tác cán bộ. Xác định rõ việc quy hoạch cán bộ, đồng thời có kế hoạch đào tạo dài hạn, hàng năm hoặc theo yêu cầu của từng thời kì, từ đó có được chương trình, kế hoạch cụ thể.

- Xác định nội dung, chương trình giảng dạy và phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Kết hợp giữa việc đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo khác, tạo cơ chế khuyến khích cán bộ tự học hoặc cử đi học nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

- Để công tác xây dựng, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ đạt chất lượng cần có chính sách đãi ngộ, nhất là chính sách dưỡng liêm, có cơ chế khuyến khích khen thưởng vật chất hoặc tinh thần nhằm động viên và khuyến khích họ phấn đấu đạt nhiều thành tích trong công tác và học tập.

3.2.4. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại khiếu nại

HĐND, UBND tỉnh phải kiên quyết, tích cực chỉ đạo Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành thị tiếp tục tăng cường triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại. Cụ thể:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương đối với công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo: đối với hoạt động phổ biến, giáo dục và bồi dưỡng pháp luật về khiếu nại, tố cáo các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ giúp các chính quyền thanh tổ chức, thực hiện có hiệu quả hoạt động này.

- Tham mưu xây dựng chủ trương, phương hướng, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo: Thanh tra các cấp, các ngành là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp trên, có trách nhiệm tham mưu với Uỷ ban nhân dân cấp mình trong việc phổ biến, bồi dưỡng và giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Quá trình tham mưu cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Xác định rõ các đối tượng phổ biến, giáo dục như: cán bộ, viên chức Nhà nước, cán bộ quản lý và công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đặc biệt chú ý tới đội ngũ của những người làm công tác tiếp dân, GQKN, thanh tra nhân dân và các đối tượng cần nêu tên khác. Đồng thời, phải tuyên truyền để mọi công dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ trong khiếu nại, thẩm quyền giải quyết các khiếu nại của các cơ quan Nhà nước, từ đó gửi đơn thư đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khắc phục tình trạng đơn thư vượt cấp tràn lan, gây lãng phí về thời gian, tiền bạc nhưng cuối cùng khiếu nại vẫn phải về cơ quan có thẩm quyền mới có thể giải quyết được.

Lựa chọn nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng.

Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa phổ biến, giáo dục với việc thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo.

Xây dựng củng cố lực lượng những người làm công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cần thiết đảm bảo hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh phú thọ (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)