Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh phú thọ (Trang 85 - 96)

khiếu nại; nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền

Tăng cường và phát huy trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác giải quyết khiếu nại. Gắn giải quyết khiếu nại với quy chế dân chủ ở cơ sở, với cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Coi hiệu quả giải quyết khiếu nại là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức có trách nhiệm. Cần bổ sung quy định về trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy các cấp trong việc lãnh đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại đối với tổ chức Đảng và đảng viên. Cần quy định chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, có chế tài xử lý cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc không tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Quản lý nhà nước nói chung bao gồm: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật đó. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về khiếu nại của các cơ quan, tổ chức cá nhân là nội dung của

hoạt động quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong GQKN, trước hết cần tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm GQKN đối với các cấp, các ngành, đặc biệt là kiểm tra trách nhiệm giải quyết của chính quyền cơ sở.Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan hành chính nhà nước các cấp; kịp thời phát hiện và xử lý người thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nạị. Tăng cường hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể đối với công tác tiếp dân, GQKN.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định của pháp luật khiếu nại, đạt hiệu quả, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần triển khai những vấn đề sau:

- Nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại.Hiện nay, nhiều nơi nhất là cấp cơ sở chưa nhận thức đúng vai trò quan trọng công tác giải quyết khiếu nại; chưa đề cao trách nhiệm GQKN của công dân. Nhiều nơi chưa quan tâm hoặc có biểu hiện đùn đẩy, né tránh việc giải quyết khiếu nại, dẫn đến tình trạng người dân khiếu nại, tràn lan, vượt cấp lên cơ quan Nhà nước cấp trên, kể cả Trung ương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó có thanh tra các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại đặc biệt là chưa thường xuyên tiến hành kiểm tra trách nhiệm giải quyết các khiếu nại ở cấp, ngành mình. Do vậy, chưa đánh gía đúng thực trạng, nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết khiếu nại kém hiệu quả, chưa xác định được trách nhiệm tập thể, cá nhân trong quá trình giải quyết, cho nên không có các biện pháp hữu hiệu kịp thời khắc phục những hạn chế xảy ra trong công tác giải quyết khiếu nại.

Để công tác giải quyết khiếu nại đạt chất lượng, hiệu quả thì các cấp, các ngành phải chỉ đạo đề cao trách nhiệm, quan tâm đúng mức đến việc giải quyết các khiếu nại, đặc biệt cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về lĩnh vực này là biện pháp quan trọng, chủ yếu và hết sức cần thiết để thực hiện tốt quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, là phương thức đưa công tác giải quyết khiếu nại ở các cấp, các ngành đạt hiệu quả.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm GQKN cần phải có được chương trình, kế hoạch cụ thể làm cơ sở cho việc tiến hành hoạt động này. Hàng năm, Thanh tra tỉnh mới chỉ chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch thanh tra kinh tế - xã hội, GQKN mà chưa đề cập đúng mức việc tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý của thủ trưỏng cùng cấp.

Như vậy, các tổ chức thanh tra cần có chương trình, kế hoạch giúp thủ trưởng quản lý cùng cấp tiến hành kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý của thủ trưởng. Chương trình, kế hoạch kiểm tra trách nhiệm cần cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên lựa chọn những nơi có khiếu kiện phức tạp, đông người để tiến hành trước, qua đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại đặc biệt là khiếu nại bức xúc, nổi cộm, tồn đọng kéo dài, hạn chế tình trạng đùn đẩy, né tránh việc giải quyết khiếu nại, khắc phục tình trạng khiếu nại vượt cấp lên trên.

- Cần phải có sự chuẩn bị: xác định đối tượng, phạm vi và những nội dung cần thanh tra, kiểm tra, để từ đó có được kế hoạch phù hợp. công tác giải quyết khiếu nại thường có các công việc như: tổ chức tiếp dân đến khiếu nại; tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại; giải quyết khiếu nại và chỉ đạo, hướng dẫn đối với cấp dưới. Như vậy, việc chuẩn bị thanh tra, kiểm tra cần

phải căn cứ các vấn đề nêu trên và tình hình thực tế, yêu cầu công tác chỉ đạo, quản lý từng thời kì mà xác định nội dung, đối tượng và phương thức thanh tra, kiểm tra. Từ đó xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể, trong đó phải xác định được mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra cũng như phương pháp tiến hành và thời gian thự hiện.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại: quá trình tiến hành được tính từ khi thông báo việc thanh tra, kiểm tra với đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Sau khi thông báo có thể nghe báo cáo cụ thể về các công việc liên quan như: công tác tiếp dân, tình hình tiếp nhận và xử lý đơn thư, kết quả giả quyết các vụ việc khiếu nại… Đối với công tác tiếp dân, quá trình thanh tra, kiểm tra nên đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về công tác này như: việc bố trí trụ sở tiếp dân, lịch tiếp dân, nội dung quy chế tiếp dân, số lượng người đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, kết quả xử lý các vụ việc đông người, phức tạp…

Trong kiểm tra việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan cấp dưới về GQKN cần xem xét những nội dung cụ thể như: đã ban hành những văn bản chỉ đạo hoặc hướng dẫn nào đối với cấp dưới; nội dung văn bản có mâu thuẫn hoặc chồng chéo với các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo không; có phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành liên quan không; hình thức nội dung văn bản có phù hợp và đúng với thẩm quyền không… quá trình thanh tra, kiểm tra cần lưu ý lập biên bản, bản xác nhận về số liệu và các nội dung đã được xem xét.

-Kết thúc thanh tra, kiểm tra: sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phải dự thảo báo cáo kết quả thanh tra. Nội dung báo cáo phải phân tích, đánh giá kết quả đạt được trên từng mặt công tác, những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân khách quan và chủ quan, trách nhiệm tập thể và cá nhân đối với các sai phạm đã phát hiện được (nếu có) và những đề xuất, kiến nghị chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại.

Tóm lại, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm là yêu cầu, đòi hỏi đối với mọi cuộc kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Để thực hiện tốt vấn đề này, quá trình thanh tra, kiểm tra cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khiếu nại và thực hiện tốt quy trình kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, cần phải nói rằng chất lượng việc kiểm tra trách nhiệm thể hiện thông qua kết quả của từng cuộc kiểm tra. Vì vậy, kết thúc kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra cần phải nêu rõ những vấn đề liên quan tới nội dung kiểm tra đặc biệt phải phân tích, đánh giá được những ưu, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại. Trường hợp còn hạn chế, bất cập thì phải nêu rõ các nguyên nhân khách quan chủ quan của vấn đề đó. Xác định rõ trách nhiệm tạp thể, cá nhân trong việc để dẫn tới tình trạng tổ chức công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại kém hiệu quả. Qua kiểm tra nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hoặc các sai phạm pháp luật khác thì phải xử lý hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, triệt để Có như vậy hoạt động kiểm tra trách nhiệm mới có hiệu lực, hiệu quả, thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.

Cùng với hoạt động thanh tra, kiểm tra,HĐND các cấp, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, kịp thời kiến nghị những biện pháp nhằm chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong giải quyết khiếu nại.

Kết luận chƣơng 3

Chương 3, luận văn phân tích 3 quan điểm tăng cường QLNN về GQKN: Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giải quyết khiếu nại; Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại phải gắn với tuân thủ pháp luật về khiếu nại; Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại phải gắn liền với cải cách hành chính, phân công, phân cấp và đúng thẩm quyền. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra sáu giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh Phú Thọ: Giải pháp hoàn thiện pháp luật; Giải pháp về tổ chức; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm phất đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức; Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại; Thường xuyên rà soát, nắm thông tin, tổng kết, đánh giá tình hình về khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền.

KẾT LUẬN

Luận văn đã giải quyết những nội dung sau:

1. Phân tích khái niệm khiếu nại, giải quyết khiếu nại. Từ đó luận văn làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại: là sự tác động định hướng của cơ quan hành chính nhà nước lên quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước nhằm mục đích hướng các hoạt động này phát triển theo quy định của pháp luật, hướng đến mục tiêu ổn định trật tự xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đấu tranh chống lại hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2. Luận văn phân tích chủ thể, nội dung của quản lý nhà nước vê GQKN. Trong đó nội dung QLNN về GQKN được tiếp cận ở ba nội dung: ban hành chính sách, pháp luật về GQKN, tổ chức thực hiện và kiểm soát QLNN về GQKN.

3. Trên cơ sở khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ, tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại từ năm 2014 đến nay, luận văn tập trung phân tích ba nội dung quản lý nhà nước về GQKN. Đó là, ban hành chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện và kiểm soát GQKN. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của thực trạng QLNN về GQKN ở tỉnh Phú Thọ như sau:

Thứ nhất, ưu điểm về việccác cơ quan chức năng của tỉnh đã ban hành kịp thời nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, thực thi các quy định của pháp luật khiếu nại; về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp;cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, cụ thể, sát thực tế, đúng trọng tâm, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tại các địa phương trong khu vực;

củng cố được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Thứ hai, hạn chế về tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện pháp luật khiếu nại chưa thường xuyên, chưa kịp thời, chưa đi vào chiều sâu; ông tác tiếp công dân ở cấp huyện và cấp cơ sở nhất là việc tiếp công dân thường xuyên chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; việc giải quyết đơn thuộc thẩm quyền, việc thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết đã có hiệu lực pháp luật ở một số đơn vị cấp huyện còn chậm; việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của một số đơn vị chưa nghiêm túc, chưa kịp thời, có những đơn vị tổng hợp số liệu báo cáo nhập chung cả số liệu ở các lĩnh vực khác ; công tác theo dõi, đôn đốc giải quyết đơn ở một số huyện chưa kịp thời ; công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện Luật Khiếu nại đạt hiệu quả chưa cao.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý công tác giải quyết khiếu nại ở tỉnh Phú Thọ thể hiện chủ yếu như sau:Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế; một số cấp uỷ đảng, chính quyền nhất là ở cấp cơ sở; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn chưa nhận thức đúng, đầy đủ về thực hiện các quy định của pháp luật khiếu nại; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế; nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế; thẩm quyền tham mưu quy định không rõ ràng.

4. Luận văn phân tích 3 quan điểm tăng cường QLNN về GQKN:Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giải quyết khiếu nại; Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại phải gắn với tuân thủ pháp luật về khiếu nại; Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại phải gắn liền với cải cách hành chính, phân công, phân cấp và đúng thẩm quyền.Trên cơ sở đó, luận văn

đưa ra sáu giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh Phú Thọ: Giải pháp hoàn thiện pháp luật; Giải pháp về tổ chức; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm phất đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức; Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại; Thường xuyên rà soát, nắm thông tin, tổng kết, đánh giá tình hình về khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002). Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 10/1/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong GQKN hiện nay.

2. Bộ Chính trị (2008). Kết luận số 130/TB/TƯ ngày 10/1/2008 về các giải pháp trong công tác GQKN.

3. Bộ Chính trị (2013), Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại ở tỉnh phú thọ (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)