Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phòng chống mại dâm trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 117)

Một là, công tác phòng, chống mại dâm là một nhiệm vụ chính trị quan

trọng đƣợc đƣa vào chƣơng trình, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và đƣợc cụ thể hóa bằng các quyết định, kế hoạch triển khai thực hiện của các cấp chính quyền từ quận đến phƣờng nên đã phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo đƣợc sự chuyển biến về nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và ngƣời dân trên địa bàn dân cƣ, góp phần ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Hai là, đã gắn kết công tác quản lý phòng, chống tệ nạn xã hội (trong

đó có tệ nạn mại dâm) với các cuộc vận động, phong trào lớn của quận nhƣ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Xây dựng phƣờng lành mạnh không tệ nạn ma túy, mại dâm”… Việc gắn kết này vừa góp phần tích cực phát triển văn hóa xã hội vừa mang lại hiệu quả cho các cuộc vận động, các phong trào thi đua vừa huy động sức mạnh của toàn dân ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự và an ninh xã hội. Qua đó cho thấy sự nâng lên về thái độ, ý thức trách nhiệm của ngƣời dân đối với công tác phòng, chống mại dâm và sự quản lý của chính quyền các cấp đối với tệ nạn này.

Ba là, hoạt động quản lý phòng, chống mại dâm đã có sự phối hợp giữa

các cấp chính quyền quận, các ban ngành có liên quan và các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Sự phối hợp này cho thấy cuộc chiến ngăn chặn các tệ nạn xã hội không phải là của riêng ai, mà là của toàn xã hội, trƣớc hết là vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, của các lực lƣợng trong hệ thống chính trị. Sự phối hợp này là cơ sở đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung.

Bốn là, công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm đƣợc

tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với từng nhóm ngƣời, từng đối tƣợng gắn với các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính; công tác kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội đƣợc thực hiện kiên quyết, liên tục, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.

Năm là, công tác chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ việc làm cho ngƣời bán

dâm tái hòa nhập cộng đồng thƣờng xuyên quan tâm triển khai thực hiện, qua đó đã tác động tích cực đến những ngƣời bán dâm, mong muốn đƣợc hòa lƣơng, hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.

Sáu là, bƣớc đầu phát huy đƣợc vai trò trách nhiệm của quần chúng

Nhân dân trong quá trình quản lý tệ nạn mại dâm.

Các tuyến đƣờng, tụ điểm, cơ sở mại dâm gắn liền với từng địa phƣơng, từng khu phố, tổ dân phố tức là gắn liền với cuộc sống của từng ngƣời dân; ngƣời dân từng ngày, từng giờ chứng kiến mọi hoạt động của các đối tƣợng mại dâm. Phát huy vai trò của quần chúng Nhân dân sẽ giúp cho cơ quan chính quyền các cấp xây dựng đƣợc mạng lƣới an ninh an toàn trật tự xã hội cơ sở, củng cố thế trận lòng dân, là tai mắt của chính quyền để giám sát, thông tin kịp thời cho cơ quan quản lý kiểm tra, xử lý các tụ điểm hoạt động biến tƣớng tệ nạn xã hội phức tạp hoặc hoạt động băng nhóm tội phạm đem lại sự bình yên tại địa bàn dân cƣ.

Nhận thức rõ điều này, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp, nhất là cấp cơ sở đã tuyên truyền giáo dục cho Nhân dân nhận thức rõ tiêu cực của tệ nạn này cũng nhƣ vai trò, trách nhiệm của ngƣời dân trong quá trình tham gia giám sát.

2.4.2. Tồn tại, hạn chế.

Sự biến tƣớng và hoạt động tinh vi, phức tạp của hoạt động mại dâm đã và đang là một bài toán khó cho công tác quản lý của cơ quan nhà nƣớc các cấp. Mặc dù đã có nhiều quy định quản lý của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan nhƣ Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND Quận 1…Nhƣng việc quản lý của các cơ quan chức năng đối với tệ nạn này còn gặp nhiều khó khăn, lung túng. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm trên địa bàn Quận 1 thời gian qua thể hiện chủ yếu qua những điểm sau đây:

Một là, chƣa kiểm soát, chƣa cập nhật, nắm bắt đầy đủ hồ sơ các đối

tƣợng liên quan đến hoạt động mại dâm trên địa bàn quận cũng nhƣ ở mỗi phƣờng. Thực tế cho thấy số đối tƣợng liên quan đến hoạt động mại dâm còn lớn hơn rất nhiều so với số đã bị kiểm tra, xử lý nhƣng mà nhiều hơn bao

nhiêu thì không có cơ quan nào thống kê nổi. Bởi lẽ từ khi ban hành Nghị quyết 24 của Quốc hội năm 2012 về thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó đối với ngƣời bán dâm không áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại xã, phƣờng, trị trấn và không đƣa vào cơ sở chữa bệnh nên việc quản lý đối tƣợng mại dâm gặp rất nhiều khó khăn và không có chế tài xử lý đối với ngƣời thƣờng xuyên tái phạm hành vi bán dâm từ 02 lần trở lên. Nếu nhƣ trƣớc đây, ngƣời bán dâm bị bắt quả tang có thể đƣa vào các cơ sở chữa bệnh, giáo dục khi đó chúng ta có hồ sơ quản lý đối với các đối tƣợng này thì nay ngƣời bán dâm chỉ bị lập biên bản xử phạt hành chính. Phạt xong họ lại tiếp tục đến một địa bàn khác hoạt động.

Hai là, hoạt động quản lý của cơ quan chức năng, chính quyền các cấp

đối với phòng, chống mại dâm về cơ bản là chƣa tốt. Điều này thể hiện qua việc ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, công tác kiểm tra xử lý, vai trò của chính quyền các cấp đối với phòng, chống mại dâm, cụ thể:

Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm hiện nay chỉ quy định xử lý vi phạm đối với hành vi sử dụng việc mua bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phƣơng thức kinh doanh hay thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua, bán dâm tại cơ sở kinh doanh do mình quản lý chứ không quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tƣợng trực tiếp thực hiện hành vi khiêu dâm, kích dục; trong khi đó hành vi này hiện nay rất phổ biến trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhƣ: nhà hàng, quán bar, cơ sở massage, xông hơi – xoa bóp,…

Theo quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003: “mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm; bán dâm là hành vi giao cấu của một ngƣời với ngƣời khác để đƣợc trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; mua dâm là hành vi của ngƣời dùng tiền hoặc lƣợi ích vật chất khác trả cho ngƣời bán dâm để đƣợc giao cấu”. Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi xử lý mại dâm đồng tính bởi theo quy định, giao cấu chỉ đƣợc thực

Công tác kiểm tra, xử lý chƣa quyết liệt, chặt chẽ, chƣa liên tục; nặng về xử lý, nhẹ về ngăn chặn, phòng ngừa. Hoạt động kiểm tra của lực lƣợng chức năng, nhất là ở phƣờng thƣờng theo kiểu “thời vụ”, chƣa rà đi soát lại những cơ sở trọng điểm phức tạp về tệ nạn xã hội. Hơn nữa, các cơ quan chức năng hiện nay chƣa có biện pháp kiểm tra, xử lý dứt điểm đối với việc các cơ sở hoạt động kinh doanh biến tƣớng tìm mọi cách để đối phó các đợt kiểm tra của các cơ quan chức năng nhƣ sử dụng camera quan sát từ xa, muốn kiểm tra phải qua nhiều lớp cửa bảo vệ đƣợc canh phòng cẩn mật; thuê lực lƣợng đeo bám theo lực lƣợng kiểm tra để thông báo lộ trình; đặt chuông báo động; chống đối, đe dọa hành hung lực lƣợng kiểm tra,… Từ đó dẫn đến hiệu quả quản lý chƣa cao, chƣa có tác dụng giáo dục, răn đe.

Vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm của Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể ở một số phƣờng chƣa đƣợc chú trọng, làm hạn chế việc phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn tội phạm liên quan đến tệ nạn mại dâm trên địa bàn.

Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn nhiều hạn

chế. Nội dung và hình thức tuyên truyền chƣa đa dạng, phong phú, chƣa phù hợp với từng đối tƣợng; nhiều cơ sở không biết, không nắm rõ các chính sách, quy định pháp luật hiện hành. Sau khi bị kiểm tra, xử lý, tỷ lệ cơ sở chấp hành khắc phục hành vi vi phạm, chuyển đổi hình thức kinh doanh rất thấp, trong khi đó các cơ sở tiếp tục vi phạm chiếm tỷ lệ cao. Lý do đƣợc đƣa ra là: không am hiểu pháp luật, văn bản pháp luật chƣa hoàn thiện, không đƣợc cơ quan chức năng hƣớng dẫn tuyên truyền. Nhiều quy định pháp luật đã có nhƣng do vì mục đích lợi nhuận hoặc không am hiểu pháp luật các chủ cơ sở đã bỏ qua không thực hiện theo quy định.

Bốn là, sự phối hợp giữa chính quyền các cấp, giữa các ban ngành, giữa

các lực lƣợng trong hệ thống chính trị tham gia vào công tác quản lý phòng, chống mại dâm chƣa thật sự chặt chẽ, thiếu đồng bộ.

Vai trò, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn; cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, giữa các lực lƣợng trong hệ thống chính trị tham gia vào quản lý hoạt động mại dâm chƣa đƣợc quy định một cách rõ ràng. Do đó, khi xử lý một vụ việc nào đó liên quan đến hoạt động mại dâm, các đơn vị, phòng ban hoặc “độc lập tác chiến” hoặc đùn đẩy cho đơn vị khác hay rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Năm là, năng lực (bao gồm năng lực chuyên môn, năng lực quản lý) và

phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý mại dâm còn hạn chế. Một số cán bộ, công chức chƣa nắm đầy đủ các chính sách, văn bản pháp luật để phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm; có thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, không thân thiện với ngƣời dân trong quá trình công tác; ngoài ra, một số cán bộ bị dân nghi ngờ, cho rằng bao che, tiếp tay cho các cơ sở hoạt động kinh doanh biến tƣớng.

Sáu là, việc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đối với các cơ sở

kinh doanh dịch vụ hiện nay theo Luật Doanh nghiệp còn nhiều bất cập nhƣ: không quy định về xác minh nhân thân và địa chỉ kinh doanh đƣợc cấp giấy phép kinh doanh, điều này đã tạo điều kiện cho các đối tƣợng là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ bị xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa, tệ nạn xã hội dễ dàng sang tên đổi chủ né tránh việc đóng phạt và đối phó với hình thức xử lý tăng nặng hơn khi tái phạm.

Bảy là, công tác hỗ trợ, giúp đ ngƣời bán dâm thông qua việc đào tạo,

dạy nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ vay vốn hiệu quả chƣa cao; việc cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ các chƣơng trình can thiệp giảm hại, tình dục an toàn cho đối tƣợng bán dâm và đối tƣợng có nguy cơ cao còn hạn chế, thiếu sát sao.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

đó, dịch vụ vui chơi giải trí đã có từ rất sớm so với các tỉnh thành phía Bắc. Thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) trong thời kỳ này là đô thị lớn nhất Miền Nam, đã có một loạt hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa khá rầm rộ. Sự xuất hiện nhiều thêm và hoạt động nhộn nhịp của dịch vụ văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 1 nói riêng thời gian qua chỉ là sự tiếp tục, nhân rộng từ mô hình thời kỳ trƣớc. Khi mà các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa phát triển thì sẽ phát sinh các loại tệ nạn xã hội cũng ngày một phức tạp. Điều này cho thấy, tại Quận 1 hoạt động tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm phức tạp hơn so với các địa phƣơng khác. Chính vì thế, quản lý nhà nƣớc đối với tệ nạn này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

- Yếu tố vị trí địa lý: so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, Quận 1

có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc mở rộng giao lƣu quan hệ với các nƣớc láng giềng trong khu vực và nhiều nƣớc khác trên thế giới. Việc mở rộng giao lƣu hội nhập với các nƣớc làm cho Quận 1 trở thành nơi thu hút mạnh mẽ đầu tƣ của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của các nƣớc nói chung, qua đó tạo điều kiện cho kinh tế quận phát triển với tốc độ nhanh. Kéo theo đó, số lƣợng các cơ quan, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, doanh nhân nƣớc ngoài, khách du lịch quốc tế đến Quận 1 ngày càng đông. Mặt khác, việc mở rộng giao lƣu hội nhập sẽ kéo theo sự du nhập của các luồng văn hóa mới vào Quận 1.

Tất cả những sự kiện, sự việc vừa nêu, một mặt tạo cho văn hóa Quận 1 phong phú hơn, đa dạng hơn, các dịch vụ văn hóa phát triển nhanh chóng. Nhƣng mặt khác cũng bị ảnh hƣởng của luồng văn hóa mới theo hƣớng tiêu cực và phức tạp hơn do sự du nhập của những tƣ tƣởng văn hóa, lối sống không lành mạnh. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác ngày một gia tăng.

- Yếu tố dân số: do địa bàn đô thị trung tâm, Quận 1 là nơi tập trung đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền đất nƣớc đến làm việc và sinh sống. Sự gia tăng dân số quá lớn, nhất là ngƣời nhập cƣ từ địa phƣơng khác, về một

phƣơng diện nào đó đƣợc xem là nguồn cung ứng lực lƣợng lao động dồi dào. Nhƣng về phƣơng diện khác là đặt Quận 1 đối đầu với những thách thức to lớn khi giải quyết nhu cầu ăn, mặc, ở, sinh hoạt văn hóa giải trí, học hành, sức khỏe cho ngƣời dân và đấu tranh với các tệ nạn xã hội, hoạt động băng nhóm tội phạm phát sinh. Đó cũng là thách thức đƣợc đặt ra cho hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm.

- Yếu tố kinh tế: sự phát triển không đồng đều giữ các vùng kinh tế, sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đã làm cho nhiều ngƣời (phần lớn là ngƣời có trình độ thấp, không nghề nghiệp) rời bỏ miền quê đến thành phố mƣu sinh, tìm việc làm, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Vì cuộc sống, họ chấp nhận làm việc tại những cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ bị lôi kéo, ép buộc sa vào tệ nạn mại dâm. Bên cạnh đó, tầng lớp ngƣời giàu và một bộ phận thanh niên tha hóa có nhu cầu ăn chơi, phung phí, lối sống buông thả, trụy lạc; khách nƣớc ngoài đến thành phố lợi dụng con đƣờng du lịch để mua dâm hoặc “xem mắt cô dâu, chọn vợ” trái pháp luật.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, các cơ sở hoạt động kinh doanh thƣờng chạy theo mục đích lợi nhuận bất chính, coi thƣờng pháp luật, đạo lý và trách nhiệm công dân. Để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phòng chống mại dâm trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)