1.4.1.1. Kinh nghiệm của Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Tuy mới thành lập, tách ra từ Quận Tân Bình nhƣng lãnh đạo chính quyền và ban, ngành các cấp Quận Tân Phú đã không ngừng nỗ lực trong công tác quản lý nhà nƣớc về đấu tranh, phòng chống tội phạm, đặc biệt là tệ nạn mại dâm. Hàng năm, Ủy ban nhân dân Quận Tân Phú thƣờng xuyên triển khai các kế hoạch, văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện một số nội dung về tăng cƣờng công tác QLNN về phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn.
Theo đó, Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng và UBND các phƣờng tiếp tục thực hiện có hiệu quả các kế hoạch về triển khai công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm. Đồng thời, phối hợp Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tổ chức tập huấn các kiến thức cơ bản về chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc trong phòng, chống mại dâm đặc biệt là các quan điểm, chính sách, đổi mới về phòng, chống ma túy, mại dâm của Chính phủ cho cán bộ phòng, chống tệ nạn xã hội và các thành viên Đội Công tác xã hội tình nguyện phƣờng. Song song đó, phối hợp với lực lƣợng Công an đẩy mạnh hoạt động đấu tranh, chuyển hóa địa bàn, tụ điểm phức tạp về mại dâm gắn với công tác xây dựng phƣờng lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm theo Nghị định liên tịch 01/2008/NQLT.
Thƣờng xuyên phối hợp Công an quận, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Kinh tế và UBND các phƣờng rà soát, lập danh sách những địa bàn có tụ điểm, tuyến đƣờng, cơ sở kinh doanh dịch vụ nghi vấn phức tạp về tệ nạn mại dâm; đồng thời căn cứ kết quả rà soát, tham mƣu UBND quận xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý theo quy định. Phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ đƣợc nêu danh sách. Công tác
kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội đƣợc tăng cƣờng kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội tại một số tuyến đƣờng trọng điểm nhƣ: Bình Long, Phú Thọ Hòa, Tân Sơn Nhì, Lũy Bán Bích…nhằm ngăn ngừa tình trạng mại dâm, kích dục trong các cơ sở này, đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Thƣờng trực Ủy ban nhân dân quận giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị chức năng, các Ủy ban nhân dân các phƣờng chủ động phối hợp tổ chức các hoạt động chuyên ngành gắn với công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm đi đôi với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của ngƣời dân trong việc thực hiện có hiệu quả chƣơng trình quốc gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội nhằm xây dựng môi trƣờng sống lành mạnh cho Nhân dân.
Riêng Trung tâm Y tế dự phòng thƣờng xuyên tăng cƣờng truyền thông, tƣ vấn bằng nhiều hình thức phù hợp về hành vi tình dục lành mạnh, an toàn, phòng ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đƣờng tình dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng, chống mại dâm. Cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV tự nguyện, dịch vụ điều trị các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục cho đối tƣợng mại dâm.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể tích cực phối hợp với UBND phƣờng đẩy mạnh tuyên truyền trong Nhân dân về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; qua đó nâng cao ý thức cảnh giác và vận động Nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm. Đồng thời, UBMTTQVN và các đoàn thể phƣờng tăng cƣờng công tác giám sát, phát hiện các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội nhƣ: nhà hàng, quán ăn, karaoke trá hình trên địa bàn để kiến nghị các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện Chỉ thị số 13/2012/CT-UBND ngày 25/4/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 13/2014/CT-UBND ngày 25/5/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cƣờng thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trên địa bàn thành phố và Chƣơng trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015. Hàng năm, Ủy ban nhân dân Quận Phú Nhuận chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn nhằm tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động trong ngành nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội, giảm tội phạm liên quan đến mại dâm. Đồng thời, tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm, về nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đƣờng tình dục cho các đối tƣợng trẻ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa dễ phát sinh tệ nạn xã hội [28], [30].
Mặt khác, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội các cấp mà nòng cốt là lực lƣợng Công an tăng cƣờng công tác phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các thành viên của Đoàn, Đội, Tổ kiểm tra Liên ngành Văn hóa – Xã hội đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm mại dâm trá hình tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ và các tụ điểm, tuyến đƣờng trên địa bàn dân cƣ, nhất là các địa bàn giáp ranh. Xử lý nghiêm các đối tƣợng có liên quan đến hoạt động mại dâm theo đúng quy định pháp luật.
Các lực lƣợng chức năng thƣờng xuyên tăng cƣờng và đẩy mạnh biện pháp đấu tranh để chủ động triệt phá các đƣờng dây gái gọi cao cấp, tổ chức mại dâm có quy mô lớn và các hoạt động biểu hiện khiêu dâm, kích dục phải đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm minh đúng ngƣời đúng tội.
- Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có biểu hiện hoạt động mại dâm phải đƣợc xử lý nghiêm minh, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc xử lý theo Luật hình sự; đồng thời chú trọng các hình thức xử án lƣu động để răn đe, giáo dục chung và phải đƣợc tổ chức kiểm điểm trƣớc khu phố, tổ dân phố nơi cơ sở kinh doanh dịch vụ hoặc cá nhân vi phạm.
- Đối với ngƣời mua dâm: nếu là cán bộ, đảng viên thì thông báo cho tổ chức Đảng nơi đảng viên sinh hoạt để kiểm điểm; nếu là cán bộ, công chức thì phải xử lý nghiêm khắc theo Luật cán bộ, công chức và theo Điều 27 của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; các trƣờng hợp khác thì xử lý theo quy định.
- Đối với ngƣời bán dâm, ngƣời có hành vi liên quan đến mại dâm: tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
1.4.1.3. Kinh nghiệm của Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Sơn Trà là quận giáp ranh giữa Quận Sơn Trà và Quận Ngũ Hành Sơn (Thành phố Đà Nẵng) đƣợc xác định đƣờng Nguyễn Văn Thoại và dọc tuyến cầu Nguyễn Văn Trỗi thuộc các Phƣờng An Hải Tây, An Hải Đông, Phƣớc Mỹ (Sơn Trà) và Mỹ An (Ngũ Hành Sơn). Trƣớc đây, các loại tội phạm nhƣ tệ nạn mại dâm, ma túy, số đề, cá độ bóng đá,…thƣờng lợi dụng địa bàn vùng giáp ranh này để hoạt động, gây án. Trƣớc tình hình đó, từ đầu năm 2012 đến nay, lực lƣợng chức năng Quận Sơn Trà đã tập trung đẩy mạnh công tác phối hợp đấu tranh, phòng chống tệ nạn đặc biệt là tệ nạn mại dâm nhằm đảm bảo và giữ vững an ninh trật tự tại địa bàn.
Lãnh đạo Quận Sơn Trà thƣờng xuyên chủ động xây dựng các kế hoạch, triển khai thực hiện công tác phòng chống tội phạm, mại dâm và ma túy, nâng cao vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể và quần chúng địa phƣơng
sống văn hóa” đã trở thành phong trào mang tính toàn dân, toàn diện động viên mọi nguồn lực, khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết trong nhân dân, giám sát chính quyền củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
Hoạt động kiểm tra của các lực lƣợng chức năng quận đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, có trọng tâm trọng điểm, kịp thời xử lý những vi phạm biến tƣớng trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ; đồng thời tiếp tục tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đến các cơ sở kinh doanh và các đối tƣợng hoạt động mại dâm; lên danh sách số đối tƣợng đang hoạt động để lập hồ sơ quản lý, phối hợp với gia đình, địa phƣơng có biện pháp giáo dục và tạo việc làm ổn định để họ không quay lại “đƣờng cũ”.
Nhìn chung tình hình hoạt động của các đối tƣợng mại dâm và tệ nạn xã hội trên địa bàn quận giảm đáng kể và không còn tình trạnh số gái mại dâm hoạt động đứng đƣờng trên nhiều tuyến nhƣ trƣớc đây.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Từ thực tiễn kinh nghiệm tại Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh) và Quận Sơn Trà (Thành phố Đà Nẵng), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ sau:
Thứ nhất, phải xác định mại dâm là một tệ nạn xã hội gây hậu quả xấu,
làm suy đồi đạo đức, lối sống do đó để phòng, chống và kéo giảm tệ nạn mại dâm xây dựng gia đình văn hóa, xã hội văn minh, lành mạnh, phải xem công tác phòng, chống mại dâm là việc làm thƣờng xuyên, lâu dài, đòi hỏi tính kiên trì và sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, cơ sự tham gia của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò lãnh đạo của cấp ủy, của chính quyền các cấp là hết sức quan trọng.
Thứ hai, thực hiện đồng bộ giữa “phòng” và “chống”, lấy phòng ngừa
cấp, môi giới mại dâm phải tiến hành song song với các hoạt động xây dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh và các chế độ chính sách cho các đối tƣợng.
Thứ ba, phải thực hiện tốt công tác củng cố tổ chức hoạt động bộ máy
quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm. Không ngừng đào tạo nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý loại hình này. Phải gắn kết trách nhiệm cùng thẩm quyền đƣợc giao.
Thứ tư, đẩy mạnh phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm cho chính quyền cấp cơ sở ở quận và phƣờng trong quản lý phòng, chống mại dâm, chẳng hạn nhƣ tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ năm, có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ cán bộ công chức
trong quản lý phòng, chống mại dâm vốn đƣợc xem là ngành nghề khá nhạy cảm này, đặc biệt là các chính sách lƣơng thƣởng, phụ cấp công vụ, chế độ bảo hiểm xã hội,…nhằm tạo động lực cho công chức an tâm công tác, tránh cám dỗ vật chất từ các cơ sở dịch vụ này.
Thứ sáu, quản lý đối tƣợng hoạt động mại dâm một cách chặt chẽ từ đó
lập danh sách số đối tƣợng đang hoạt động để lập hồ sơ quản lý, phối hợp với gia đình, địa phƣơng có biện pháp giáo dục và tạo việc làm ổn định để họ không quay lại “đƣờng cũ” nhƣ Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, có hƣớng xử lý thỏa đáng, đúng pháp luật với từng đối tƣợng cụ thể. Chẳng hạn, Quận Phú Nhuận đƣa ra nhiều cách xử lý khác nhau tùy theo đối tƣợng cụ thể.
Thứ bảy, đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phát hiện, tố giác tội phạm, tố giác các cơ sở kinh doanh có liên quan đến tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại dâm góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Phòng, chống mại dâm là một yêu cầu tất yếu trong hoạt động quản lý nhà nƣớc. Một xã hội muốn phát triển rất cần sự quản lý để đảm bảo các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội phát triển một cách đồng bộ, đem lại lợi ích cho toàn thể Nhân dân và góp phần đảm bảo môi trƣờng xã hội trong sạch, lành mạnh, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Với nội dung “cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với phòng, chống
mại dâm”, Chƣơng 1 đã nêu bật đƣợc định nghĩa mại dâm và các định nghĩa
liên quan nhƣ: bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cƣ ng bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê; khái niệm thế nào là quản lý nhà nƣớc về mại dâm; đặc điểm, nguyên nhân hoạt động mại dâm; sự cần thiết phải quản lý; chủ thể, khách thể quản lý cũng nhƣ các nội dung về quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm nhƣ:
1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách đối với phòng, chống mại dâm.
2. Tổ chức Bộ máy quản lý, đào tạo, bồi dƣ ng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống mại dâm.
3. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm.
4. Tổ chức và quản lý các cơ sở khám chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho ngƣời bán dâm.
5. Hợp tác về phòng, chống mại dâm.
6. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.
Chƣơng 1 là cơ sở quan trọng, là tiền đề để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc phân tích thực trạng tình hình tại Quận 1 trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2017.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG MẠI DÂM VÀ QLNN ĐỐI VỚI PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH