Đối với Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phòng chống mại dâm trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 118)

Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình và phƣơng án gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội nói chung và mại dâm nói riêng vào một khu vực riêng. Việc thành lập khu vực này không phải là để công nhận mại dâm hợp pháp mà là để tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc đối với những cơ sở dịch vụ dễ phát sinh mại dâm (Xoa bóp, Bar, Vũ trƣờng, Karaoke...). Ngƣời làm ở đây đƣợc quản lý ở một khu vực nhất định, nơi phải đăng ký hoạt động, họ đƣợc cung cấp dịch vụ y tế để đảm bảo sức khoẻ, tránh việc mại dâm trá hình phát sinh. Các cơ sở kinh doanh ở đây nếu để xảy ra tệ nạn mại dâm thì vẫn bị xử phạt theo pháp luật cách quản lý này cũng giảm thiểu đƣợc tình trạng buôn bán phụ nữ, giảm bóc lột và bạo lực đối với ngƣời lao động tại các cơ sở. Tuy nhiên, áp dụng mô hình này phải có phƣơng án đảm bảo để mại dâm không tồn tại ở các khu vực khác, đó là việc làm rất khó khăn hiện nay. Nếu luật pháp thực hiện không nghiêm, mại dâm vẫn sẽ hoạt động bí mật ở khu vực khác.

Theo các tiêu chí đánh giá phƣờng, xã không có tệ nạn mại dâm, ma túy của Nghị quyết liên tịch 01/2008/NQLT áp dụng với các đô thị lớn, đặc thù nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhƣ: việc không có tụ điểm, đối tƣợng tệ nạn mại dâm, ma túy hoặc chỉ có 01 đối tƣợng trên địa bàn (xác định theo phƣờng) khi thực hiện ở địa phƣơng còn gặp nhiều khó khăn, chƣa phù hợp tình hình thực tế. Tiêu chí xác định “Không có tệ nạn mại dâm, ma túy” trên địa bàn quận nói riêng và thành phố nói chung cần xác định cụ thể, có thể bổ sung thêm cụm từ “cơ bản” không có” tệ nạn ma túy, mại dâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phòng chống mại dâm trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)