khăn. Trao đổi thông tin dễ dàng cũng dẫn đến nhiều hoạt động mại dâm biến tƣớng nhƣ các đƣờng dây “gái gọi”, môi giới, chào mời khách qua mạng internet, tin nhắn đa phƣơng tiện qua điện thoại di động… hiện chƣa có giải pháp ngăn chặn, triệt phá.
Tội phạm buôn bán ngƣời, mại dâm quốc tế… cũng phát triển do sự phát triển du lịch. Đây cũng là một yếu tố gây khó khăn cho công tác phòng chống mại dâm.
Ngoài ra lợi nhuận thu đƣợc từ tổ chức, chứa chấp và hành nghề mại dâm cao nên các đối tƣợng luôn tìm mọi cách để qua mặt các cơ quan chức năng và hoạt động mại dâm vẫn phát triển nhƣng đi vào tinh vi hơn với nhiều biến tƣớng vì vậy cũng gây khó khăn cho công tác phòng, chống mại dâm. Cùng với đó là sự tăng nhanh số lƣợng các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội nhƣ các cơ sở lƣu trú (khách sạn, nhà nghỉ…), bar-vũ trƣờng, quán karaoke, cơ sở massage… dẫn đến việc quản lý, kiểm tra giám sát của các ban ngành chức năng cũng gặp nhiều khó khăn.
Cuối cùng, một yếu tố quan trọng gây trở ngại cho hoạt động phòng chống mại dâm đặc biệt là những hoạt động can thiệp giảm hại hay hỗ trợ hoàn lƣơng, đó là sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng đối với ngƣời bán dâm đã hoàn lƣơng vẫn còn phổ biến.
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM
1.3.1. Chủ thể và đối tƣợng quản lý nhà nƣớc đối với phòng, chống mại dâm mại dâm
1.3.1.1. Chủ thể quản lý
Căn cứ vào các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và Chƣơng trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày
động phòng, chống mại dâm, luận văn xác định rõ phạm vi chủ thể và trách nhiệm của chủ thể trong QLNN về phòng, chống mại dâm. Cụ thể:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống mại dâm.
- Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống mại dâm.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác phòng, chống mại dâm.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống mại dâm ở địa phƣơng.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tuyên truyền, vận động, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm; giáo dục thành viên của tổ chức mình thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm; tham gia giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm để giúp ngƣời bán dâm hoà nhập cộng đồng.
- Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền thích hợp và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang Nhân dân để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, ngƣời thuộc lực lƣợng vũ trang nhân dân và mọi công dân về phòng, chống mại dâm.
- Nhà trƣờng và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm; phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân địa phƣơng quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên, học viên; tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh để phòng ngừa, ngăn chặn
hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên, học viên tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm.
- Gia đình có trách nhiệm giáo dục các thành viên của gia đình về lối sống lành mạnh, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình văn hoá; phối hợp với cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân địa phƣơng trong việc giáo dục, quản lý thành viên của gia đình có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm, tạo điều kiện để họ hoà nhập cộng đồng.
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm ký hợp đồng lao động bằng văn bản với ngƣời lao động; đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phƣơng; không sử dụng ngƣời lao động dƣới 18 tuổi làm những công việc ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ; thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luật; cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mại dâm và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tệ nạn mại dâm xảy ra tại cơ sở.
1.3.1.2. Đối tượng quản lý
Đối tƣợng quản lý đã đƣợc Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003, Chƣơng trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Thủ tƣớng Chính phủ và các văn bản liên quan quy định đó là:
- Ngƣời bán dâm;
- Nạn nhân bị mua bán vì mục đích mại dâm; - Chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện;
- Các gia đình có nạn nhân bị mua bán vì mục đích mại dâm.