Xây dựng, hoàn thiện và thực thi các văn bản quy phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phòng chống mại dâm trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 68)

luật; chủ trƣơng, chính sách pháp luật về phòng, chống mại dâm

2.3.1.1. Xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật

Để thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động mại dâm, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý, chính sách quản lý hoạt động mại dâm nhƣ: Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003; Nghị định 178/2004/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; Quyết định 50/2007/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Quyết định 361/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chƣơng trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 – 2020,...Song song với quy chế quản lý, Chính phủ đã ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và phòng chống một số tệ nạn xã hội nhƣ Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội bao gồm cả hoạt động mại dâm.

Quận 1 đã xác định những hiện tƣợng đáng quan ngại nhƣ các vấn đề tội phạm và tệ nạn xã hội, sự thâm nhập có chiều hƣớng gia tăng các loại hình văn hóa có nội dung xấu và không lành mạnh, làm ảnh hƣớng đến môi trƣờng văn hóa, đạo đức xã hội. Căn cứ vào các văn bản triển khai, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ Chỉ thị số 17/2001/CT–UBND ngày 02/07/2001 về chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hóa – xã hội và đẩy mạnh phòng, chống các tệ nạn xã hội; Chỉ thị số 13/2012/CT-UBND ngày 25/04/2012 về tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố; Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 24/5/2016 về việc ban

hành kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch số 186/KH-PCTNXH-PH ngày 27/5/2016 về khảo sát tình hình phát sinh tệ nạn mại dâm, khiêu dâm, kích dục; Công văn số 3984/SLĐTBXH-PCTNXH ngày 29/2/2016 về tăng cƣờng công tác đấu tranh, chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm,… Theo đó, Ủy ban nhân dân Quận 1 đã xây dựng các kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể, bám sát thực tế, phù hợp với tình hình của địa phƣơng nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động QLNN đối với phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và mại dâm nói riêng.

Chính phủ đã ban hành Pháp lệnh về phòng, chống mại dâm năm 2003; Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; Nghị định 167/2013/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chƣơng trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 2669/QĐ-BCA-C41 ngày 26/5/2014 về thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, AIDS, ma túy và mại dâm của Bộ Công an,… Điều này cho thấy, Chính phủ, các bộ, ngành thƣờng xuyên quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác này. Tuy nhiên, theo tác giả còn một số vấn đề đặt ra nhƣ sau:

- Khái niệm mại dâm hiện hành không bao quát đƣợc các hành vi mới nhƣ mua bán dâm giữa những ngƣời đồng tính; các hành vi liên quan đến mại dâm nhƣ kích dục, khiêu dâm... chƣa có chế tài xử lý nghiêm đối với chủ thể của hành vi nên gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

- Mặc dù xác định phòng ngừa là biện pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống mại dâm tuy nhiên Pháp lệnh thiếu các quy định về điều kiện đảm bảo về nguồn lực thực hiện; thẩm quyền xử lý vi phạm (thẩm quyền thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,

- Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS thông qua quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt qua nhóm ngƣời bán dâm rất cao. Trong khi đó, chƣa có quy định về việc triển khai các chƣơng trình can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS trong các can thiệp về phòng, chống mại dâm.

- Về xử lý vi phạm: thiếu chế tài xử lý hành chính đối với một số hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội cao nhƣ tổ chức, bảo kê cho hoạt động mại dâm chƣa đƣợc quy định thành tội danh trong Bộ Luật Hình sự; việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, ngƣời thuộc lực lƣợng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm chƣa đƣợc thực hiện nghiêm minh.

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, mại dâm là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, xét về mặt xã hội, ngƣời bán dâm là nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng (bị ngƣợc đãi, bạo lực, bị chà đạp nhân phẩm, bị bóc lột, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, bị phân biệt đối xử, không tiếp cận đƣợc các dịch vụ y tế, xã hội). Do đó rất cần những quy định pháp lý chặt chẽ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định những việc nào là hợp pháp, những việc nào là bất hợp pháp giúp cho các chủ cơ sở nhận thức đƣợc hoạt động của mình là đúng hay sai khi tham chiếu với các quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời, các quy định pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng quy định quyền hạn, nghĩa vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc đƣợc làm những gì và không đƣợc làm những gì khi tham gia thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động này.

2.3.1.2. Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật đối với phòng, chống mại dâm

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ƣơng và UBND thành phố, UBND Quận 1 đã phát huy tính chủ động sáng tạo đề ra các chủ trƣơng chính sách tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động mại dâm phù hợp điều kiện thực tế tại địa phƣơng nhƣ:

- Đẩy mạnh cơ chế phân công trách nhiệm phân cấp quản lý cho các phòng, ban và UBND 10 phƣờng trong việc tham mƣu cho UBND quận quản lý hoạt động phòng, chống mại dâm và chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội từ quận đến phƣờng và các khu phố, tổ dân phố trong việc quản lý hoạt động này.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát xử lý kịp thời các hoạt động biến tƣớng, tệ nạn xã hội. Ngoài việc triển khai thành lập 02 Đội Kiểm tra Liên ngành Văn hóa và Phòng chống tệ nạn xã hội, Quận 1 còn có các Tổ Kiểm tra Liên ngành của 10 phƣờng nhằm kiểm tra hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhƣ: nhà hàng, karaoke, xoa bóp, cà phê, vũ trƣờng, hớt tóc,...

- Tăng nguồn đầu tƣ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho công tác quản lý nhà nƣớc về loại hình này. Đầu tƣ xây dựng các thiết chế văn hóa, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, chƣơng trình văn nghệ phục vụ nhu cầu văn hóa giải trí lành mạnh nhằm giảm thiểu các văn hóa phẩm đồi trụy gây tác động xấu đến các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.

- Triển khai rộng rãi công tác chuyển hóa địa bàn; công tác hỗ trợ, giúp đ ngƣời bán dâm hòa nhập cộng đồng; công tác xây dựng phƣờng, xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức đối với cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm và ngƣời dân, nhất là các đối tƣợng đang hoạt động mại dâm tại nơi công cộng và tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phòng chống mại dâm trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)