Từ ngày hình thành cho đến nay, Quận 1 luôn giữ đƣợc vị trí trung tâm của thành phố. Qua hơn 300 năm xây dựng, tôn tạo và phát triển, ngày nay Quận 1 đã trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, đầu tƣ và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu nhƣ năm 2012, thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn quận đạt 4.475/4.118 tỷ, đạt 108,6% dự toán năm thì thu ngân sách nhà nƣớc năm 2016 là 8.516 tỷ đồng, vƣợt chỉ tiêu phấn đấu dự toán năm 9.943,5 tỷ đồng [40].
Kinh tế Quận 1 phát triển theo hƣớng chuyển dịch sang thƣơng mại dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn quận có 19.124 doanh nghiệp và có 14.968 hộ kinh doanh đang hoạt động (9 tháng đầu năm 2017 tăng 1.044 doanh nghiệp, giảm 628 hộ kinh doanh so với thời điểm 31/12/2016; tổ chức tiếp xúc, vận động 1.335 hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp). Đặc biệt các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa và có liên quan đến lĩnh vực văn hóa ngày một tăng chiếm khoảng trên 35% tổng doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn [41].
Hoạt động kinh tế chủ yếu trên địa bàn quận là kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ. Hiện có các siêu thị, Trung tâm thƣơng mại lớn nhƣ: Nguyễn Kim, Sàigòn Square, Coop mart, Diamond Plaza, Vincom; các chợ có mật độ mua sắm lớn: Bến Thành, Đa Kao, Tân Định, Nguyễn Thái Bình; 105 điểm giao dịch ngân hàng, trung tâm tài chánh, kho bạc của Thành phố và Trung ƣơng, 09 công ty chứng khoán…
Quận 1 tạo mọi điều kiện để phát triển các thành phần kinh tế, tổ chức các cuộc gặp g , đối thoại doanh nghiệp để giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp, tạo mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền với dân và doanh nghiệp. Hằng năm tổ chức khen thƣởng, biểu dƣơng những cá
nhà nƣớc, qua đó vận động các doanh nghiệp cùng với Đảng và chính quyền tham gia công tác xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân. Các hoạt động kinh tế tiếp tục tăng trƣởng bền vững, thu ngân sách nhà nƣớc lũy kế 9 tháng đầu năm 2017 là 8.564/13.168 tỷ đồng, đạt 65,04% dự toán pháp lệnh năm 2017 (tăng 7,98% so với cùng kỳ năm 2016) [41].
2.1.3. Về văn hóa – xã hội
Cơ cấu dân cƣ của Quận 1 chuyển dịch theo hƣớng phù hợp với đặc điểm của một quận trung tâm thành phố. Bên cạnh trên 20.000 cán bộ, công chức (tại chức và hƣu trí) của quận, thành phố và các cơ quan Trung ƣơng trú đóng trên địa bàn, phần lớn dân cƣ là công nhân - lao động tập trung trong hơn 1.450 doanh nghiệp Nhà nƣớc và tƣ nhân, bộ phận dân cƣ còn lại là tiểu thƣơng, học sinh - sinh viên ... Gần 10% dân số có trình độ đại học và sau đại học. Toàn dân đã có trình độ trung học cơ sở và có 3 phƣờng thực hiện xong phổ cập phổ thông trung học. Tính theo tuổi đời, Quận 1 là một địa phƣơng khá trẻ với hơn 85% dân số có độ tuổi từ 50 trở xuống, trong đó có 143.412 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 62,3% dân số [44].
Trên địa bàn Quận 1 có nhiều dân tộc sinh sống trong đó ngƣời Kinh chiếm tuyệt đại đa số với hơn 88,4% dân số, ngƣời Hoa có 23.465 ngƣời, chiếm 10,3% dân số, các dân tộc khác gồm ngƣời Chăm, Khơme, Tày, Nùng, Mƣờng, Thái, Dao, Gia-rai tổng cộng có 294 ngƣời, chiếm 2,3% dân số. 49,51% dân số Quận 1 theo các tôn giáo khác nhau, bao gồm: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo Tin lành, Đạo Cao Đài, Đạo Hồi, Đạo Hòa Hảo và các tôn giáo khác [44].
Ngoài ra, do địa bàn đô thị trung tâm, Quận 1 là nơi tập trung đông đảo nhân dân từ khắp mọi miền đất nƣớc đến làm việc và sinh sống. Đồng thời, lƣợng khách du lịch quốc tế đến Quận 1 tham quan, mua sắm ƣớc khoảng hơn4 triệu lƣợt khách/năm.
Cùng với thành tựu to lớn đạt đƣợc về kinh tế, Quận 1 cũng tự hào là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa mà dấu ấn còn ghi lại trên các di tích, các
công trình kiến trúc. Quận 1 có 01 di tích Quốc gia đặc biệt (Dinh Độc Lập), 11 di tích quốc gia (05 di tích lịch sử, 06 di tích kiến trúc nghệ thuật), 11 di tích cấp thành phố (03 di tích lịch sử, 08 di tích kiến trúc nghệ thuật). Hệ thống thiết chế văn hóa tại Quận 1 đƣợc tận hƣởng từ các công trình của thành phố nhƣ Nhà hát Thành phố, các sân khấu kịch, các trung tâm... Riêng quận đã quan tâm đầu tƣ phát triển thêm các điểm sinh hoạt văn hóa nhƣ Nhà hát Bến Thành, Nhà Thiếu nhi, Nhà thi đấu Nguyễn Du, Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 1....tạo điều kiện để ngƣời dân hƣởng thụ tốt nhất đời sống văn hóa tinh thần. Đồng thời quận cũng tập trung nhiều giải pháp chăm lo an sinh xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân.
Tất cả các đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nêu trên đã tác động không nhỏ đến hiệu quả QLNN đối với phòng, chống mại dâm trên địa bàn quận. Sự tác động này thể hiện ở một số vấn đề sau:
- Với vị trí địa bàn trung tâm thành phố, các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ… luôn diễn ra sôi động, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó các tổ chức và cá nhân hoạt động trong các ngành kinh doanh có điều kiện khá cao, các loại hình kinh doanh nhƣ: nhà hàng, phòng cho thuê, khách sạn, quán ăn uống, vũ trƣờng, karaoke, xoa bóp, cà phê, bar rƣợu, hớt tóc thanh nữ… phát triển mạnh.
- Sự phát triển nhanh các loại hình kinh doanh thƣơng mại dịch vụ nêu trên góp phần làm phong phú hơn việc phục vụ các nhu cầu giải trí sinh hoạt xã hội, cải thiện đời sống và mức hƣởng thụ văn hóa của các tầng lớp dân cƣ, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa phát triển thì các loại tệ nạn xã hội cũng phát sinh phức tạp, một số loại hình kinh doanh dịch vụ có nhiều tiềm ẩn tệ nạn ảnh hƣởng đến trật tự an toàn xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo xảy ra trong quá trình cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng đã đƣa một số chị em có hoàn cảnh
khó khăn, trình độ học vấn thấp không kiếm đƣợc việc làm dễ sa ngã vào con đƣờng mại dâm.
Đây là những điều kiện thuận lợi nhƣng đồng thời cũng là những vấn đề khó khăn đối với hiệu quả QLNN trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa mà cụ thể là hoạt động phòng, chống mại dâm tại Quận 1 hiện nay.
2.2. THỰC TRẠNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Thực trạng bán dâm
Với vị trí địa bàn trung tâm thành phố, các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ luôn diễn ra sôi động trên nhiều lĩnh vực nhƣ: nhà hàng, phòng cho thuê, khách sạn, quán ăn uống, vũ trƣờng, karaoke, massage, cà phê, bar rƣợu, hớt tóc thanh nữ… phát triển mạnh. Tuy nhiên, các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa phát triển thì các loại tệ nạn xã hội cũng phát sinh phức tạp, một số loại hình kinh doanh dịch vụ có nhiều tiềm ẩn tệ nạn ảnh hƣởng đến trật tự an toàn xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo xảy ra trong quá trình cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng đã đƣa một số chị em có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp không kiếm đƣợc việc làm dễ sa ngã vào con đƣờng mại dâm.
Theo thống kê, trên địa bàn Quận 1 hiện có 15.874 hộ kinh doanh và 16.273 doanh nghiệp đang hoạt động. Qua công tác rà soát, kiểm tra, nắm bắt địa bàn của các lực lƣợng chức năng, tổng số cơ sở kinh doanh các ngành nghề dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn là 317 cơ sở,chiếm 0,98% tổng số các cở sở kinh doanh trên địa bàn [41], [42].
Hiện nay, Nghị định số 24/2012/NQ-QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội khóa XIII về thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “không áp dụng biện pháp giáo dục tại phƣờng, xã, thị trấn và không đƣa vào cơ sở chữa bệnh đối với ngƣời bán dâm” mà chỉ bị phạt tiền (300 ngàn nếu lần đầu và 3-5 triệu nếu tái phạm). Lý do của việc bãi bỏ áp dụng hình thức đƣa gái mại dâm vào trại là để "tăng cƣờng áp dụng các biện pháp xã hội để gái mại dâm tự
nguyện hoàn lƣơng" (theo một cán bộ Thanh tra Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cho biết).
Việc áp dụng Luật mới trong khi không cân nhắc đến tình hình thực tế đã khiến mại dâm lan tràn bởi mức xử phạt quá nhẹ, không có tính răn đe, trong khi các biện pháp quản lý tại xã hội thì yếu và lỏng lẻo. Mặt khác, thu nhập từ bán dâm cao hơn nhiều so với lao động thông thƣờng lại ít nặng nhọc, một tỷ lệ lớn gái bán dâm chẳng phải vì nghèo khổ mà vì muốn có nhiều tiền để ăn chơi. Vấn đề chung đƣợc nhiều cán bộ quản lý và bản thân ngƣời bán dâm nhìn nhận: đó là thu nhập quá chênh lệch của những công việc khác so với việc bán dâm, trong khi đã quen thói tiêu xài phung phí, nên họ rất khó từ bỏ công việc mang lại cuộc sống dƣ dả cho bản thân. Do vậy, việc bãi bỏ biện pháp cƣ ng chế vào trung tâm xã hội đã khiến việc hoàn lƣơng của ngƣời bán dâm là rất khó khăn, trong khi sẽ ngày càng có nhiều cô gái trẻ sẵn sàng bƣớc vào con đƣờng này vì không còn sợ bị xử phạt nặng.
Về phía cơ quan công an, mức xử phạt hành chính đối với gái mại dâm cũng đẩy họ vào thế khó, bởi thời gian từ lúc truy bắt, hỏi cung tới khi ra mức xử phạt, chỉ đƣợc giới hạn trong 24 giờ. Nhiều vụ, công an phải nhờ các trung tâm lao động giáo dục xã hội cho đối tƣợng lƣu trú 10 ngày để có thời gian thẩm tra. Tuy nhiên, hiện nay các trung tâm không còn chức năng này nữa, công an buộc phải thả gái mại dâm dù chƣa kịp điều tra, xử phạt đƣợc gì. Có những trƣờng hợp gái mại dâm là con nhà khá giả, đi bán dâm vì ăn chơi đua đòi, tuy nhiên với chế tài chỉ xử phạt hành chính nên cơ quan điều tra không thể làm gì đƣợc để răn đe. Với quy định này, những gái mại dâm đơn lẻ (không qua môi giới) dù có bị bắt thì cũng chỉ có thể phạt hành chính với số tiền rất nhỏ, sau khi bị phạt họ sẽ vẫn tiếp tục tái phạm nhiều lần vì không còn sợ bị xử phạt nặng.
Mặt khác, về lâu dài, việc xử phạt nhẹ, thả lỏng gái mại dâm sẽ dẫn tới nguy cơ lan tràn bệnh hoa liễu. Tỷ lệ rất cao gái mại dâm trong các trung tâm
túy. Nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm HIV qua đƣờng tình dục tăng nhanh là do các quy định bất hợp lý tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: gái mại dâm không còn phải vào trung tâm chữa bệnh nhƣ trƣớc đó (trong khi có nhiều ngƣời trong số họ nhiễm HIV), cho nên họ cứ tiếp tục tái phạm và lây nhiễm bệnh cho những ngƣời mua dâm mà không ai ngăn chặn đƣợc.
Kể từ năm 2015, viện trợ của quốc tế cho chƣơng trình chống HIV của Việt Nam đã bị cắt giảm và sẽ chấm dứt hoàn toàn vào năm 2017. Nhiều chƣơng trình phân phát bao cao su, thuốc điều trị HIV cho gái mại dâm sẽ không còn kinh phí thực hiện. Nếu tiếp tục duy trì chính sách xử phạt nhẹ ngƣời bán dâm một cách bất hợp lý nhƣ tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (không giáo dục bắt buộc tại địa phƣơng hoặc đƣa vào cơ sở chữa bệnh) thì tỷ lệ lây nhiễm HIV từ nhóm đối tƣợng này sẽ ngày càng tăng cao.
Bên cạnh đó, tình trạng nam giới và ngƣời chuyển giới bán dâm ngày một gia tăng. Hiện tƣợng này đã và đang diễn ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, trong khi đó các văn bản quy định pháp luật chƣa kịp thời điều chỉnh sửa đổi và bổ sung để xử lý một cách thống nhất, đồng bộ.
Với diễn biến hoạt động phức tạp trên, hàng năm Ủy ban nhân dân Quận 1 đều có các chƣơng trình công tác, chỉ đạo các ngành, đoàn thể thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội và tệ nạn mại dâm trên địa bàn lồng ghép với thực hiện chƣơng trình mục tiêu 3 giảm, chấn chỉnh tình hình trật tự kinh doanh đối với các ngành kinh doanh có điều kiện, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN đối với hoạt động này thiết nghĩ cần bổ sung thêm tội danh "bán dâm" vào Luật Hình Sự để tăng thêm tính răn đe. Việc không xử lý hình sự ngƣời bán dâm, nhất là những đối tƣợng bán dâm chuyên nghiệp, đã bị xử lý hành chính mà vẫn còn tái phạm rõ ràng là bỏ lọt tội phạm, không ngăn chặn đƣợc tệ nạn mại dâm. Vì vậy, đã đến lúc cần trừng trị cả ngƣời bán dâm nếu họ đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà vẫn còn tái phạm.
2.2.2. Thực trạng mua dâm
Song song với tình trạng bán dâm là tình trạng mua dâm. Ở nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Mỹ, Thụy Điển, Na Uy, Pháp, Hàn Quốc... hành vi mua dâm bị phạt nặng để răn đe tối đa những ngƣời có ý định mua dâm (khi đó tự khắc số gái bán dâm cũng giảm đi). Ở những nƣớc này, mua dâm là tội hình sự, có thể bị phạt hàng ngàn USD và đi tù nhiều tháng. Cảnh sát cũng công khai danh tính kẻ mua dâm nơi công cộng để họ phải cảm thấy hổ thẹn. So với những nƣớc này, mức phạt tại Việt Nam nhẹ hơn rất nhiều, chỉ bị phạt tiền 500 ngàn đến 1 triệu đồng, cũng không bị giam giữ hoặc công khai danh tính. Mức xử phạt thấp nhƣ vậy chẳng thấm tháp gì so với túi tiền của khách mua dâm nên không có sức răn đe, bị phạt cũng không ai sợ, việc chống mại dâm do vậy chỉ nhƣ "chống ngọn mà chƣa chống gốc, giơ thì cao nhƣng đánh thì khẽ". Việc xử lý nhƣ hiện nay là phạt ít tiền rồi lại thả nên chẳng khác gì "bắt cóc bỏ đĩa", theo chiều hƣớng này sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu: bán dâm thì chẳng e ngại gì, còn kẻ mua dâm thì cứ mặc sức mà mua.
Một hiện tƣợng mới trong xã hội phát triển là hình thành một tầng lớp mới gọi là "đại gia". Họ giàu có nhờ những nguồn này nguồn khác, kể cả lao động hay bất chính; từ đó, nảy sinh nhu cầu mua dâm "chân dài". Đáp ứng lại điều đó, một số ngƣời mẫu, diễn viên, sinh viên (gọi nôm na là "chân dài") hình thành các nhóm bán dâm cao cấp, do tham tiền bạc, đạo đức xuống cấp đã sẵn sàng bán mình để lấy nguồn tiền lớn từ túi "đại gia". Do đó, thiết nghĩ không chỉ phạt gái bán dâm mà còn phải xử phạt thật nặng những ngƣời đi mua dâm nói chung và những ngƣời mua dâm thuộc tầng lớp "đại gia" nói riêng.
Mặt khác, Nghị định 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định: nếu là cán bộ, công chức, ngƣời thuộc lực lƣợng vũ trang thì ngoài việc xử lý hành chính còn bị thông báo cho ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý ngƣời đó để xử lý, kỷ luật. Nhƣng thực tế trong nhiều năm qua, có
thông báo về cơ quan vì "nể tình" hoặc có sự can thiệp từ nhiều mối quan hệ, khiến pháp luật mất tính răn đe [4].
Thực tế này đòi hỏi cần phải có chế tài mới nghiêm khắc tƣơng xứng. Có những đề nghị phải tăng mức phạt, đồng thời công khai danh tính đối tƣợng mua dâm để nâng cao tính răn đe những đối tƣợng này. Đây là hoạt