số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Thành phố Hà Nội
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại quận Ba Đình thành phố Hà nội
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch; xác định tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch; gắn nhiệm vụ quy hoạch sát với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn quận Ba Đình. Thời gian qua, Thành phố đã tập trung xây dựng, tạo bước đột phá, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch – kiến trúc đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quản lý đô thị gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Phòng Quy hoạch bên cạnh việc nghiên cứu giải quyết bài toán quy hoạch cải tạo đô thị, đã tập trung nghiên cứu các phương án phát triển thông qua các đồ án quy hoạch tổng mặt bằng quận Ba Đình. Thành phố đã tiến hành hai lần điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận vào các năm 1998 và
2010 và triển khai phủ kín quy hoạch trên địa bàn quận Ba Đình thông qua hệ thống các đồ án quy hoạch chi tiết (Quy hoạch phân khu 1/2000).
Từ thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay, công tác quản lý và phát triển đô thị đã đạt được một số thành tựu bước đầu khá quan trọng tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững của quận Ba Đình trong những thập niên kế tiếp, nổi bật nhất là: “Quận Ba Đình phố nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của công tác quy hoạch; xác định tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch; gắn nhiệm vụ quy hoạch sát với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn quận Ba Đình”.
Đến thời điểm này, công tác lập quy hoạch toàn quận Ba Đình đã cơ bản hoàn thành để thực sự trở thành công cụ quản lý quá trình phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội với một hệ thống các đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của quận Ba Đình và gần 80 các đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 (quy hoạch phân khu 1/2000). Hệ thống các đồ án này đã phủ kín các khu vực đã, đang và dự kiến cải tạo phát triển đô thị đáp ứng những yêu cầu đặt ra nhằm triển khai thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội quận Ba Đình đến năn 2020, tầm nhìn đến năm 2025 mới được phê duyệt.
Với chủ trương phát triển nhà ở theo dự án có quy mô và đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật, nhiều khu nhà mới khang trang trên địa bàn quận Ba Đình đã được xây dựng, thay thế dần các khu nhà lụp xụp, nhà trên và ven kênh rạch, các khu nhà, chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp. Nhà ở phát triển đa dạng về kiểu dáng, về không gian kiến trúc cũng như nâng cao tính thẩm mỹ về nội thất và ngoại thất. Bên cạnh các loại hình nhà ở cao cấp như biệt thự, nhà vườn, các loại hình như nhà liên kế và nhất là loại nhà chung cư đã được quận Ba Đình quan tâm và khuyến khích phát triển. Nhiều mẫu nhà chung cư cao tầng đã được xây dựng với kiến trúc đẹp, hiện đại, góp phần đa dạng hóa các loại hình nhà ở.
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại quận Tây Hồ
Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24,0km2, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thương. Phía đông giáp quận Long Biên; Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp quận Ba Đình; Phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Dân số của quận (đến năm 2005) là 109.163 người, mật độ dân số là 4.547 người/km2, quận Tây Hồ có mật độ dân số thấp nhất trong các quận nội thành.
Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới Quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía bắc và phía đông là sông Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam. Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống. Với các công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô. Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh. Trong 5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành: Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%. Công tác quy hoạch được triển khai tích cực, 5 năm qua quận đã được Thành phố phê duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010; quy hoạch mạng lưới trường học
và mạng lưới điện,quy hoạch cấp nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến năm 2020.
Đặc biệt là thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Nam Thăng Long (CIPUTRA) và chuẩn bị đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây. Phối hợp với các Sở, Ngành của Thành phố nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết phường Phú Thượng, quy hoạch vùng trồng hoa đạo truyền thống và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trình Thành phố phê duyệt. Các quy hoạch được duyệt đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý đô thị và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Quận uỷ tập trung lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, có hiệu qủ trong việc thực hiện Nghị quyết. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được nhân dân hưởng ứng tích cực. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hoá", "Tổ dân phố văn hoá", "Khu dân cư tiên tiến xuất sắc" tăng cả về số và chất lượng góp phần xây dựng nếp sống văn hoá người Hà Nội. Tỷ lệ các cập học đều đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia.
Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung. (Báo cáo đầu tư công trung hạn giai đoạn từ 2016-2020)
1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại quận Hà Đông
Vị trí địa lý Hà Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kê Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức; quận Thanh Xuân;
Trong giai đoạn 2016-2020, quận Hà Đông sẽ tập trung đầu tư cho 5 danh mục công trình, gồm: Trường học, nhà văn hóa các khu dân cư, trạm y tế, trụ sở UBND các phường, đường giao thông. Trong đó, Quận tiếp tục thực hiện chủ trương ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Dự kiến tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 của quận là 3.066 tỷ đồng, bố trí vốn cho các công trình dự kiến hoàn thành trong 2015 là 62 tỷ đồng; vốn cho các công trình chuyển tiếp dự kiến hoàn thành từ 2016 đến 2020 là 514 tỷ đồng; vốn cho các công trình khởi công mới 23 trong từ 2016 đến 2020 là 2.379 tỷ đồng; vốn dùng quyết toán các dự án hoàn thành và chuẩn bị đầu tư là 110 tỷ đồng; cuối cùng là vốn cho 275 dự án cần khởi công giai đoạn 2016-2020. Toàn bộ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 quận Hà Đông chủ trương hình thành từ tiền sử dụng đất, trong đó các khu đấu giá có thể thực hiện 1.358 tỷ đồng; tiền sử dụng đất của các dự án khu đô thị, khu nhà ở còn tồn đọng phải thu tiếp giai đoạn 2016-2020 là 1.280,4 tỷ đồng; đấu giá các lô đất dịch vụ còn thừa 427,6 tỷ đồng. Theo ông Lê Cường - Bí thư Quận ủy Hà Đông, trong điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư, HĐND quận cần phải phân bổ nguồn vốn ưu tiên cho 5 nhóm dự án, công trình đảm bảo yêu cầu. Phải có kế hoạch đầu tư đúng trọng điểm, thực hiện phân bổ chi tiết các nguồn vốn theo từng danh mục, đúng nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư. Thủ tục, điều kiện cấp vốn cũng phải đảm bảo các quy định của Luật Đầu tư
công. Đối với các công trình hoàn thành, cần đẩy mạnh công tác quyết toán vốn, tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, hạn chế tình trạng dự án vượt khối lượng theo kế hoạch. (Cổng thông tin điện tử quận Hà Đông năm 2017)
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản ở Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Thứ nhất, phân loại quy hoạch theo tính chất.
Loại hình quy hoạch theo tính chất phát triển đô thị mới, quy hoạch cải tạo chỉnh trang đô thị cũ, quy hoạch các khu đặc thù...; các loại hình quy hoạch này được thực hiện thông qua các công cụ quy hoạch: đó là quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch cấu trúc, quy hoạch cấu trúc chiến lược, quy hoạch chi tiết...
Thứ hai, phân loại quy hoạch theo quy mô.
Loại hình quy hoạch theo quy mô, phủ kín từ khu vực lớn đến nhỏ thông qua quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết; các loại hình quy hoạch này được áp dụng chung cho các tính chất đô thị: đô thị mới, tái phát triển đô thị cũ, khu kinh tế tổng hợp, khu vực đặc thù...
Như vậy, có thể thấy hệ thống quy hoạch Việt Nam nói chung và quy hoạch Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội nói riêng đang theo hướng thứ hai là chủ đạo. Việc chỉ quy định những yếu tố chung mà không cụ thể tới từng tính chất như hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay là chưa đủ.
Ngoài ra, Chương 2 của Luật Xây dựng 2014 về vấn đề quy hoạch xây dựng còn tập trung nhiều vào các loại đồ án quy hoạch xây dựng; các vấn đề về việc thu hồi giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, tài chính cũng như cơ chế hỗ trợ khuyến khích triển khai thực hiện quy hoạch chưa được coi là một phần của quá trình quy hoạch.
Do vậy, việc ban hành Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng và thông tư hướng dẫn trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những quy định tại Chương 2 của Luật
Xây dựng và tiếp thu kinh nghiệm về quản lý quy hoạch xây dựng của một số địa phương là rất cần thiết.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo hướng tăng cường quản lý quy hoạch, một số quy hoạch công nghiệp và dân cư.
UBND Quận tiến hành thu hồi đất, tiến hành đền bù, giải tỏa trước khi có chủ trương đầu tư hạ tầng, huy động các nguồn vốn ngân sách ứng trước để xây dựng quỹ nhà phục vụ tái định cư. Tăng cường giám sát đồng thời phân cấp mạnh hơn trong công tác phê duyệt phương án đền bù và tiến hành đền bù giải tỏa.
Thứ tư, xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, giải pháp lâu dài là ngăn chặn về cơ bản mức độ ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, trước mắt chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.
Thứ năm, tăng cường năng lực cho các Ban Quản lý dự án.
Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định mới của Nhà nước, tăng cường rà soát bổ sung và thành lập các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực theo các quy định tại Điều 61, 62, 63 Luật xây dựng, bên cạnh đó thông qua phát triển giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, kiện toàn lại Ban Quản lý dự án ĐTXDCB trên địa bàn Quận.
Tiểu kết chƣơng 1
ĐTXDCB được hiểu là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Quản lý nhà nước về ĐTXDCB là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật tác động đến đối tượng quản lý thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm bảo đảm cho ĐTXDCB đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra, nội dung quản lý nhà nước về ĐTXDCB được thể hiện trên ba mặt đó là: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản; Tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản; Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản. Mặt khác quản lý nhà nước về ĐTXDCB phức tạp, đa dạng, cần có sự phối hợp của nhiều chủ thể: Hoạt động ĐTXDCB liên quan đến nhiều lĩnh vực như quy hoạch kiến trúc, xây dựng, đầu tư, đất đai, môi trường, an ninh, quốc phòng, phòng cháy, chữa cháy... Do vậy, quản lý nhà nước về ĐTXDCB liên quan đến nhiều ngành, gồm nhiều cơ quan tham gia quản lý. Các cơ quan này có sự độc lập tương đối nên khi giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ĐTXDCB cần có sự phối hợp. Nếu thiếu sự phối hợp sẽ dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, sẽ kém hiệu quả. Để cho sự phối hợp giữa các cơ quan này có hiệu quả thì cần có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, được điều tiết bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật từ luật, nghị định, thông tư, văn bản của địa phương...
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI QUẬN NAM TƢ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ảnh hƣởng tới đầu tƣ xây dựng cơ bản
2.1.1.Khái quát về tình hình và điều kiện phát triển ở Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Quận Nam Từ Liêm là một quận nằm phía Tây của Thành phố Hà Nội. Phía Nam giáp quận Hà Đông, phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Tây giáp huyện Hoài Đức, phía Đông giáp 2quận: Cầu Giấy và Thanh Xuân.