Tăng cường côngtác quản lý côngtác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản tại quận nam từ liêm, thành phố hà nôi (Trang 102 - 105)

giám sát của nhà nước

Tuỳ tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng. Cơ chế giám sát tình hình ĐTXDCB một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống trên địa bàn Quận chưa thật rõ ràng. Tình trạng các cơ quan kiểm tra, giám sát còn

chồng chéo, trùng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Các qui trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập đầy đủ. Để công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc quản lý trong ĐTXDCB trên địa bàn quận Nam Từ Liêm có hiệu quả, theo tác giả cần phải thực hiện một số nội dung sau:

- Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư tại các đơn vị trong đầu tư xây dựng cơ bản. Để kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện ĐTXDCB cần xây dựng một hệ thống thông tin báo cáo một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, công khai. ĐTXDCB ở tất cả các lĩnh vực, về kế hoạch, dự toán, quyết toán vốn đầu tư ở từng công trình, dự án, từng đơn vị. Khắc phục tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời về tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại đơn vị; tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ kịp thời về tình hình thực hiện đầu tư cho các cơ quan quản lý. Xây dựng hệ thống báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo thống kê, báo cáo kế toán một cách hợp lý, khoa học. Tổ chức con người để thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin. Xây dựng định chế bắt buộc phải công khai thông tin.

- Xây dựng qui trình kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

+ Kiểm soát trước khi bỏ vốn đầu tư. Trước khi bỏ vốn đầu tư, việc giám sát được thông qua quá trình lập dự án đầu tư, lập kế hoạch vốn đầu tư. để giám sát được quá trình này, trước hết phải đưa ra các qui định, tiêu chuẩn, chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Các qui định xử phạt cụ thể khi không thực hiện đúng qui định đặt ra. Để tạo thế chủ động cho đơn vị cơ sở, việc giám sát này được giao toàn quyền cho các chủ đầu tư.

+ Kiểm soát trong khi bỏ vốn đầu tư. Trong khi bỏ vốn đầu tư, trách nhiệm giám sát vốn đầu tư vẫn chủ yếu thuộc về chủ đầu tư. Ngoài ra, cơ quan thanh toán (Kho bạc Nhà nước) chịu trách nhiệm kiểm soát trước khi trả tiền đảm bảo tiền chi trả đúng mục đích, đúng hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu. Việc giám sát trong khi bỏ vốn đầu tư phải đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Trách nhiệm của người thanh toán vốn chỉ dừng lại trên hồ sơ đề nghị thanh toán vốn, còn sai lệch thực tế giữa thực tế so với hồ sơ thì người thanh toán sẽ không chịu trách nhiệm.

+ Kiểm soát sau khi bỏ vốn đầu tư. Cần phải xác định sau khi bỏ vốn là khi nào, sau khi chi tiền hay sau khi dự án hoàn thành. Đây cũng chính là đặc trưng và là một khó khăn trong việc kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đầu tư xây dựng cơ bản, tiền đầu tư thường được chi ra từng phần, đến khi có được sản phẩm hoàn chỉnh nên rất khó đánh giá. Mặt khác, khi dự án hoàn thành thì các Ban quản lý dự án có thể đã giải thể, chuyển sang đơn vị khác. Do đó, cần phải kiểm soát ngay sau khi thanh toán và nâng cao tính pháp lý, trách nhiệm trong từng lần thanh toán. Xoá bỏ tâm lý là phải chờ đến khi quyết toán xong mới kiểm tra và sau khi quyết toán nếu xác định ra sai phạm mới xử lý trách nhiệm.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát. Hiện nay, việc kiểm tra ĐTXDCB trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đã đạt được những thành tựu đáng kể, song bên cạnh đó chưa được phân công rõ ràng. Một dự án đầu tư có thể có nhiều đơn vị kiểm tra, với từng cơ quan kiểm tra trách nhiệm không rõ ràng gây ra nhiều khó khăn, chồng chéo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của chủ đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, cần phải phân chia thành 2 loại kiểm tra đó là kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Đối với loại kiểm tra thường xuyên theo

định kỳ cần phải thực hiện theo kế hoạch. Tất cả các cuộc kiểm tra đều phải nằm trong kế hoạch thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản tại quận nam từ liêm, thành phố hà nôi (Trang 102 - 105)