Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản ở Quận Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản tại quận nam từ liêm, thành phố hà nôi (Trang 58)

Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

2.2.1. Khái quát về tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản

- Tỷ trọng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trong GDP:

Đến nay, UBND quận Nam Từ Liêm đã cơ bản thực hiện công tác giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu - chi ngân sách quận năm 2019 theo đúng quy định. So với 13 chỉ tiêu được TP giao, quận đã giao 03 chỉ tiêu cao hơn mức TP giao, đó là: TP giao 98%, quận giao 100%. Ngoài các chỉ tiêu TP giao, năm 2019, quận Nam Từ Liêm giao thêm 05 chỉ tiêu về: Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất chung các ngành kinh tế (do quận quản lý) từ 14,5-15%; Cơ cấu kinh tế do quận quản lý (Thương mai dịch vụ 57,7%; Công nghiệp và Xây dựng 42,2%; Nông nghiệp 0,1%); Tỷ lệ đơn vị đạt danh hiệu đơn vị văn hóa 81,9%; Số lao động được đào tạo việc làm 3.800 người; Tỷ lệ dân số luyện tập TDTT thường xuyên 42%.

Về phương án xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 của quận, theo kế hoạch từ đầu nhiệm kỳ, tổng số dự án cần đầu tư là 231 dự án; tổng số vốn phân bổ: 5.594,7 tỷ đồng. Trong đó: Dự án chuyển tiếp là 59 dự án, số vốn phân bổ: 662,6 tỷ đồng; Dự án mới là 172 dự án, số vốn phân bổ: 4.932,1 tỷ đồng. Đến hết năm 2018, quận đã điều chỉnh, bổ sung 313 dự án (trong đó: đưa ra khỏi kế hoạch 09 dự án, bổ sung 91 dự án so với kế hoạch ban đầu). Tổng số vốn phân bổ là 8.179,7 tỷ đồng (tăng 2.585

tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu). Trong 3 năm 2016-2018, quận đã phê duyệt chủ trương đầu tư 122 dự án với tổng mức đầu tư: 2.590 tỷ đồng.

- Tình hình giải ngân của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Thực hiện phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án thuộc phân cấp quản lý cấp quận, 3 năm 2016-2018, quận đã phê duyệt chủ trương 122 dự án với tổng mức đầu tư 2.590 tỷ đồng; không có nợ đọng xây dựng cơ bản; chuẩn bị tốt việc đầu tư các dự án để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công 5 năm 2016-2020, xây dựng kế hoạch đầu tư công hàng năm. Kết quả đầu tư góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH hàng năm, hoàn thành hạ tầng xã hội còn thiếu và từng bước hoàn thiện hạ tầng đô thị.

Song, trong công tác đầu tư xây dựng, giải ngân cả năm 2018 chỉ đạt 91%; 4 tháng đầu năm nay mới đạt 2,5% kế hoạch vốn giao (thuộc nguồn vốn ngân sách cấp quận, năm nay chưa giải ngân nguồn vốn TP).

“Công tác giải ngân gặp nhiều khó khăn chủ yếu do khâu GPMB, bởi lịch sử đất đai là từ huyện lên quận, xã lên phường, quản lý phức tạp, chưa kịp đáp ứng yêu cầu. Rất nhiều việc trong khi rất thiếu cán bộ công chức; quá trình thủ tục đầu tư xây dựng thì dài…”.

Do đó, cùng với cố gắng của địa phương, lãnh đạo quận kiến nghị TP họp với các quận, huyện có số giao thu tiền sử dụng đất (SDĐ) cao để có chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh xác định nghĩa vụ tài chính và nộp ngân sách. Cùng với kiến nghị điều chỉnh một số nội dung liên quan Luật Đầu tư công và Quyết định 20 ngày 28/8/2019 của UBND TP, UBND quận cũng đề nghị TP bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 trong đó năm 2019 với các dự án còn tồn tại từ thời huyện Từ Liêm và giải quyết vướng mắc của các dự án này theo Tờ trình 105 ngày 2/11/2018 của UBND quận, như: GPMB và xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền SDĐ tại

phường Mỹ Đình 2, xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền SDĐ đất khu liên cơ quận…

- Tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 4-12-2018 của HĐND thành phố Hà Nội về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp quận, huyện giai đoạn 2015 - 2018, UBND thành phố đã giao kế hoạch vốn đầu tư đoạn 2015 - 2018 hơn 110 nghìn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư cấp thành phố gần 30 nghìn tỷ đồng, chi đầu tư cấp huyện hơn 21 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đoạn 2015 – 2018, thành phố mới giải ngân được gần 10 nghìn tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch giao. Chỉ có một số ít đơn vị có kết quả giải ngân khá như: quận Hà Đông, huyện Đan Phượng, huyện Quốc Oai, huyện Thanh Oai, huyện Mỹ Đức, huyện Hoài Đức; còn lại các đơn vị đều giải ngân thấp, trong đó mười đơn vị chưa thực hiện giải ngân như: quận Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm, huyện Phú Xuyên... Sáu Ban Quản lý dự án của thành phố cũng có tỷ lệ giải ngân thấp. cụ thể là quận Nam Từ Liêm giải ngân trong giai đoạn 2015 - 2018 giải ngân được gần 3400 ngìn tỷ đồng ước đạt 82%. Tại một số dự án, mặc dù công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nghiệm thu bảo đảm chất lượng, nhưng tiến độ giải ngân vẫn chậm do nhiều nguyên nhân khách quan.

Trong khi đó, lãnh đạo các địa phương đều kiến nghị thành phố quan tâm bố trí nguồn vốn để sớm hoàn thành các dự án. Quận sẽ thành lập các tổ công tác để giải quyết khó khăn, vướng mắc, nhất là làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo kết hợp vận động, tuyên truyền để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án… Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chỉ rõ, ngoài vướng mắc do phải thực hiện quyết định mới về giải ngân của Chính phủ, việc giải ngân chậm còn do sự phối hợp giữa các ngành, các cấp với chủ đầu tư chưa tốt, nhất là trong quá trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính khi triển khai thực hiện dự án đầu tư theo kế hoạch

thành phố giao. Sự phối hợp giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công và các đơn vị liên quan còn chưa tích cực. Chủ đầu tư chậm trễ trong khâu hoàn thiện hồ sơ thanh toán giải ngân. Công tác giải phóng mặt bằng, nhất là về chế độ, chính sách bồi thường, bố trí tái định cư chưa đáp ứng kịp thời, dẫn đến nhiều dự án phải giãn, hoãn tiến độ. Năng lực của một số nhà thầu thi công hạn chế, chậm hoàn thiện hồ sơ thanh, quyết toán.

2.2.2. Thực trạng công tác hoạch định đầu tƣ xây dựng cơ bản

2.2.2.1. Công tác hoạch định thiếu đồng bộ.

Đây là công tác mang tính định hướng đầu tư cho các dự án đầu tư XDCB bằng NSNN, được phản ánh trong rất nhiều văn bản ở các cấp khác nhau (trung ương, tỉnh – thành phố, huyện, ngành), với phạm vi khác nhau (toàn quốc, vùng, địa phương, lãnh thổ đặc biệt), bao trùm những khoảng thời gian khác nhau (hàng năm, 5 năm, 10 năm hoặc tầm nhìn xa hơn 10 năm). Còn đối với từng dự án cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào định hướng và quy hoạch đầu tư để phê duyệt chủ trương đầu tư. Nhìn chung, những dự án đề xuất phù hợp với định hướng và nằm trong quy hoạch sẽ được cho phép đầu tư về mặt chủ trương, và khi đó sẽ được xếp hàng trong danh mục chuẩn bị đầu tư và chờ cân đối ngân sách.

Bảng 3.7:Các văn bản định hƣớng đầu tƣ XDCB bằng NSNN

Văn bản Cơ quan ban hành/phê duyệt Thời hạn

Cấp trung ương

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

Ban chấp hành TƯ Đảng 10 năm và tầm nhìn xa hơn Các chương trình mục tiêu quốc

gia

Thủ tướng Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)

5 năm Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

5 năm

Quốc hội phê duyệt (Chính phủ chủ trì)

5 năm Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

hàng năm

Chính phủ (Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì)

1 năm Kế hoạch đầu tư công tổng thể

trung hạn và hàng năm

Bộ, ngành lập kế hoạch trình Chính phủ; Quốc hội quyết định.

Cấp vùng, địa phương, ngành

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các khu chức năng đặc thù (vùng kinh tế trọng điểm; khu kinh tế; khu công nghiệp; khu chế xuất…)

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)

10 năm và tầm nhìn xa hơn

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (UBND tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch)

10 năm và tầm nhìn xa hơn Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh

vực, sản phẩm chủ yếu của quốc gia

Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì phối hợp với cơ quan đia phương liên quan tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch

10 năm và tầm nhìn xa hơn

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

UBND cấp huyện tổ chức lập và trình chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch

10 năm và tầm nhìn xa hơn Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh

vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt (các sở quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm tổ chức lập và trình quy hoạch)

Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của địa phương

UBND các cấp lập kế hoạch;

HĐND các cấp quyết định. 5 năm, 1 năm

Nguồn: Tổng kết từ (1) Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng trong Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; (2) Luật Đầu tư công 2014.

Như vậy, trong đầu tư XDCB, công tác hoạch định là khâu đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với các dự án đầu tư công. Luật Xây dựng (2003) và hiện nay là Luật Xây dựng sửa đổi (2014) cùng với Luật Quy hoạch đô thị (2009) là các văn bản pháp lý quan trọng đã tạo ra bước đổi mới quan trọng về nội dung, phương pháp, quy trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng, về trách nhiệm công bố quy hoạch và quản lý thực hiện theo quy hoạch xây dựng, nhằm đảm bảo quy hoạch phải đi trước một bước, làm cơ sở để kế hoạch hoá đầu tư, là công cụ để quản lý quá trình phát triển đô thị, nông thôn, nhất là vấn đề phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nhà ở. Các quy định của Luật xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân tham gia lập quy hoạch xây dựng, đã giúp

cho các địa phương có cơ sở lập, cũng như thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng được kịp thời.

Nhìn chung, công tác quản lý hoạch định xây dựng thời gian gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, công tác quy hoạch ở quận Nam Từ Liêm, các đồ án quy hoạch đã thể hiện tư duy đổi mới và tầm nhìn dài hạn, tỷ lệ phủ kín quy hoạch tăng lên đáng kể, chất lượng đồ án quy hoạch ngày càng được cải thiện. Theo số liệu báo cáo tổng hợp của quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2015 - 2018, đến nay đã lập và phê duyệt được 12 quy hoạch xây dựng; 58/63 hoạch định.

2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư dàn trải.

Trong giai đoạn này, số dự án đầu tư công đã giảm một nửa so với giai đoạn trước, số vốn bố trí bình quân cho một dự án tăng khoảng 38% (khoảng 35,5 tỷ đồng/dự án) là những yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần nâng tổng số dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả trong cả giai đoạn lên khoảng 65,4%. Nhờ những thay đổi tích cực này mà hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội bước đầu tăng lên, hệ số ICOR (hệ số đầu tư tăng trưởng) giảm từ 6,36 của giai đoạn 2015 - 2018.

Triển khai Luật Đầu tư công và Kế hoạch đầu tư công trung hạn, lần đầu tiên có bước đổi mới mang tính đột phá trong việc thay đổi căn bản phương thức quản lý, cân đối, phân bổ nguồn lực tài chính quốc gia dành cho đầu tư phát triển, chuyển từ cơ chế quản lý theo kế hoạch đầu tư hàng năm sang kế hoạch trung hạn gắn với kế hoạch hàng năm. Về cơ bản, quận Nam Từ Liêm đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, từ phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án và cân đối nguồn lực, phân bổ vốn để triển khai thực hiện.

Mặc dù Nghị quyết 26/2016/QH14 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra tiêu chí cho việc rà soát lựa chọn danh mục dự án đầu tư ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, song các tiêu chí này chưa được hướng

dẫn cụ thể, nhất là lựa chọn dự án đầu tư khởi công mới, dẫn đến còn tình trạng đầu tư dàn trải, dở dang.

Cả giai đoạn chỉ hoàn thành được 65,4% số dự án, như vậy vẫn còn khoảng 1/3 số dự án không hoàn thành, phải chăng việc phê duyệt dự án đầu tư còn chưa tính đến nguồn vốn thực hiện?

Đầu tư công là một quá trình liên tục, có dự án thời gian đầu tư kéo dài 3-4 năm, nhiều dự án phải đến giữa giai đoạn hoặc cuối giai đoạn mới khởi công, nên việc chuyển tiếp sang giai đoạn sau là đương nhiên. Việc 1/3 dự án phải chuyển tiếp sang kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau cũng là bình thường, không phải là đầu tư dàn trải.

Số lượng dự án phải chuyển tiếp sang giai đoạn sau còn có nguyên nhân là do lần đầu tiên thực hiện đầu tư công trung hạn và phải thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công với nhiều quy trình mới, thủ tục phức tạp, dẫn tới các cơ quan, địa phương còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Một số quy định trong Luật Đầu tư công còn cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn… mất rất nhiều thời gian.

2.2.3. Thực trạng trong công tác tổ chức thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản

2.2.3.1. Trong công tác lập dự án đầu tư:

Căn cứ vào quyết định chủ trương được phê duyệt, đơn vị được giao chuẩn bị dự án có trách nhiệm lập dự án đầu tư và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Việc thực hiện tổ chức lập dự án đầu tư được các đơn vị giao chuẩn bị dự án tổ chức thực hiện. Căn cứ vào yêu cầu, phạm vi, nội dung lập dự án đầu tư, đơn vị được giao chuẩn bị đầu tư lập và phê

duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu thực hiện trước khi quyết định đầu tư (gói thầu tư vấn khảo sát, lập dự đầu tư; gói thầu tư vấn đánh giá tác độngmôi trường,...), căn cứ vào giá trị và quy mô gói thầu để đưa ra các hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu hay chỉ thầu,..) phù hợp, lựa chọn các đơn vị tư vấn đáp ứng được yêu cầu thực hiện gói thầu.Những năm trước đây, khi chưa có Luật Đầu tư công, việc giao lập dự án được thực hiện tràn lan, nhiều dự án lập ra không được thẩm định và phê duyệt, hoặc được phê duyệt xong không thực hiệndo không cân đối đủ nguồn vốn thực hiện gây ra lãng phí rất lớn, dẫn đến tình trạng lập dự án “treo”, dự án lập xong không được thanh toán chi phí thực hiện, trong khi cơ chế trách nhiệm giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn chưa rõ ràng.Tuy nhiên, từ năm 2015đến nay (từ khi Luật Đầu tư công có hiệu lực thi hành) thì đã khắc phục tình trạng này một cách triệtđể, chỉ được tổ chức lập dự án khi có quyết định chủ trương được phê duyệt, khi đã chắc chắn dự án đó có tính khả thi, cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện, mặt khác cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm bố trí vốn chuẩn bị đầu tư dự án để trả chi phí cho các đơn vị lập dự án.

Đây cũng làyêu cầu bắt buộc để nâng cao chất lượng lập dự án đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản tại quận nam từ liêm, thành phố hà nôi (Trang 58)