Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3 Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

Một là, xuất phát vị trí, vai trò quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội.

Xã hội càng phát triển thì báo chí càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi quốc gia, dân tộc. Đảng ta luôn luôn xác định công tác tư tưởng, lý luận là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của Đảng, là một trong những nội dung quan trọng của công tác lãnh đạo và là phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng. Báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng của Đảng; là một công cụ sắc bén, hiệu quả để xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng; tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công cuộc đổi mới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng lãnh đạo.

Bên cạnh đó, hoạt động của báo chí có sự ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đến tâm lý, nguyện vọng của người dân cũng như quyền dân chủ của họ, Thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Xu thế truyền thông đa phương tiện, truyền thông hội tụ phát triển thông tin đa dịch vụ, thông tin có tính tương tác, cá nhân hóa thông tin… tiếp tục làm thay đổi sâu sắc lối sống và các mối quan hệ xã hội, thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo, quản lý, phương thức hoạt động, tổ chức sản xuất, trao đổi, xử lý thông tin của các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Bên cạnh đó, sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, của mạng xã hội và của phương tiện truyền thông khác trên internet cũng mang tới cả những hệ lụy, mặt trái, mặt phức tạp; các thế lực thù địch, phản động chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong tình hình, điều kiện ấy, việc đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, truyền thông là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu không quản lý báo chí để hoạt động báo chí đi lệch hướng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch trong và ngoài nước có cơ hội dễ dàng kích động lôi kéo chống phá nhà nước ta, gây bất ổn chính trị…

Hai là, xuất phát từ thực tế phát triển báo chí trong tiến trình phát triển và hội nhập.

Việt Nam mới bước vào thời kỳ hội nhập. Báo chi truyền thông Việt Nam cũng vậy. Tham gia vào đời sống quốc tế, các nhà báo Việt Nam có môi trường rộng hơn, thuận lợi hơn trong việc khơi dậy những tiềm năng và sáng tạo to lớn. Có điều kiện và thời cơ để khai thác, xứ lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đa dạng cho công chúng. Học hỏi, trao đôi kinh nghiệm nghề nghiệp và tư duy, phương pháp làm báo hiện đại. Sử dụng được các phương tiện k thuật tiên tiến cho tác nghiệp. Công chúng Việt Nam có thêm sự lựa chọn thông tin trong và ngoài nước cho nhu cầu của mình. Báo chí truyền thông Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng giao lưu quốc tế, vừa tự mình phát triển vừa đóng góp chung cho sự nghiệp báo chí thế giới.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế, báo chí truyền thông Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn giữa báo chí trong nước và báo chí nước ngoài (mà đa phần là vượt trội về công nghệ, k thuật, tài chính, tính chuyên nghiệp... cạnh tranh về sản phẩm báo chí, cơ quan quản lý và cấp độ báo chí Trung ương - địa phương trong nước, có thể dẫn tới sự phân hoá - tạo ra sự không đồng đều, thậm chí một bộ phận cơ quan báo chí bị phá sản, phóng viên thất nghiệp. Báo chí truyền thông nước ngoài với những ưu thế nhiều mặt sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến nhu cầu báo chí trong nước, có thể gây ra rối loạn thông tin, chèn ép và áp đặt thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững

của đất nước và báo chí truyền thông Việt Nam. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên hiện nay nhìn chung còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp trình độ tin học ngoại ngữ, hiểu biết thông lệ và luật pháp quốc tế còn yếu; k thuật thu - phát thông tin chưa tốt; lực lượng phóng viên, biên tập viên tuy được đào tạo nhưng giao lưu quốc tệ rất hạn chế. Những yếu kém đó gây khó khăn, bất cập cho quá trình hội nhập quốc tế của nhà báo nói riêng và báo chí truyền thông Việt Nam nói chung. Cùng với những thách thức trên, quá trình hội nhập quốc tế còn đặt ra những thách thức khác như lập trường, bản lĩnh của nhà báo, giữ vững định hướng phát triển đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc bảo vệ môi trường độc lập dân tộc và phát triển bền vững đất nước... là những vấn đề cần được giải quyết hài hoà và tỉnh táo, đòi hỏi mỗi nhà báo phải phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện toàn diện để đáp ứng yêu cầu mới.

Như vậy, trong quá trình phát triển và hội nhập có cả thời cơ và thách thức. Để báo chí ngày càng phát triển và phát huy được hết vai trò, cần tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhằm tạo điều kiện cho báo chí tận dụng thời cơ vượt qua thách thức để tiếp tục phát triển ổn định và bền vững, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 28)