Tăng cường vai trò quản lý và sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 91 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.4 Tăng cường vai trò quản lý và sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan

cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí

Trên cơ sở xác định rõ các nguyên tắc làm việc phải xây dựng quy chế và bảo đảm thực hiện nghiêm túc, bảo đảm có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan báo chí ở địa phương.

Về cơ chế quản lý hoạt động báo chí: Đảng và Nhà nước trong nhiều văn bản đề cập đến vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí. Theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), Thông báo Kết luận số 41-TB/TW, 82 số 68-TB/TW đều nhấn mạnh vai trò quan trọng, quyết định của cơ quan chủ quản báo chí. Điều đó, cho thấy, cơ quan báo chí mạnh hay yếu; đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí tốt hay chưa tốt, sai sót hay không sai sót, đều có nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu từ sự lãnh đạo, quản lý, giám sát, kiểm tra, đôn đốc của cơ quan chủ quản.

Đối với Bình Dương cũng như nhiều tỉnh, thành phố có điểm rất thuận lợi đó là cơ quan chỉ đạo và cơ quan quản lý báo chí chính là cơ quan chủ quản của 2 cơ quan báo chí quan trọng nhất của tỉnh là Báo Bình Dương (chủ quản là Tỉnh ủy Bình Dương) và Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương (chủ quản là Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương).

Ở phạm vị địa phương, việc nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản không phải là vấn đề đặt ra bức thiết như cấp Trung ương, song cũng cần nhận thức đầy đủ, nghiêm túc, để tạo bước chuyển về quan điểm, giải pháp trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chỉ đạo và quản lý nội dung thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, qua đó khắc phục tình trạng chồng chéo, phân công, phân cấp không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý và giữa các cấp;

bảo đảm sự tập trung, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý nội dung thông tin trong phạm vi toàn tỉnh.

Về cơ chế phối hợp quản lý nhà nước, cần tăng cường sự phối hợp giữa

Ban Tuyên giáo Trung ương với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, giữa Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh và cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí. Thực hiện tốt quy chế phối hợp trong việc tổ chức họp giao ban báo chí định kỳ hàng quý. Nâng chất lượng, nội dung cuộc họp giao ban báo chí; kịp thời thông tin và chỉ đạo báo chí tham gia tích cực trong việc đấu tranh làm thất bại những thông tin sai lệch, chống phá của các thế lực thù địch. Thông tin kịp thời liên quan đến lĩnh vực và nh ng vấn đề, sự kiện quan trọng và vụ việc phức tạp, nhạy cảm. Đặc biệt cần coi trọng hơn nữa trong việc định hướng thông tin qua việc tổ chức họp báo trước những vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm.

Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý từ cấp trung ương đến cơ sở. Vì hiện nay quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin, truyền thông đã cơ bản hoàn thành cấp tỉnh. Quản lý nhà nước ở cấp huyện, thị còn hạn chế, cán bộ quản lý lĩnh vực này đều nằm trong phòng văn hóa - thông tin huyện, thị xã, thành phố. Trong khi đó, hệ thống đài truyền thanh hiện nay đã sát nhập với Trung tâm Văn hóa Thể thao thành Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, đối với lãnh đạo các cơ quan báo chí, theo khoản 3, Điều 13 của Luật Báo chí “người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí”. Người đứng đầu cơ quan báo chí cần phải định hướng cho đơn vị mình hoạt

động đúng tôn chỉ, mục đích đặt ra và phải là người chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật nếu xảy ra sai phạm. Quan tâm và có trách nhiệm trong công tác quy hoạch, bố trí, đề bạc cán bộ, nhất là nh ng người có đủ phẩm chất, uy tín, năng lực, kinh nghiệm thực sự vào các vị trí quan trọng như: giám đốc, tổng biên tập và các cấp phó; cán bộ phụ trách các phòng, ban chuyên môn; cán bộ phụ trách Văn phòng đại diện tại địa phương và cán bộ phụ trách cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 91 - 93)