Đối với tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 100 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.2 Đối với tỉnh Bình Dương

- Đẩy mạnh hơn nữa việc bảo vệ quyền tác nghiệp đúng pháp luật của phóng viên, nhà báo, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của phóng viên, nhà báo.

- Các cơ quan báo chí, quán triệt sâu rộng đến phóng viên, biên tập viên thực hiện Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với những sai phạm trong hoạt động báo chí: không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, “báo hóa” tạp chí điện tử; có hành vi sách nhiễu, tống tiền doanh nghiệp, tổ chức, người dân.

- Nhằm khắc phục tình trạng một số tạp chí điện tử không chú trọng chuyên sâu về lĩnh vực chuyên ngành theo tôn chỉ, mục đích, đăng tải thông tin bao trùm nhiều mảng (tập trung vào chính trị, kinh tế, phản ánh tiêu cực xã hội...); sử dụng các thể loại phóng sự, phỏng vấn, tường thuật…; cập nhật thông tin liên tục như báo điện tử.

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan nhà nước thực hiện nghiêm việc cung cấp thông tin cho báo chí, trả lời kịp thời những vấn đề bức xúc mà báo chí phản ánh có liên quan đến đơn vị, địa phương.

- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Thông tin và Truyền thông với Công an tỉnh, thành phố còn chưa chặt chẽ, do vậy những hành vi tiêu cực của phóng viên được đề cập trong thời gian dài nhưng không xử lý được do không có cơ sở, chứng cứ cụ thể.

Tiểu kết Chương 3

Hệ thống báo chí có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của con người, vì vậy thông tin trên báo chí phải mang tính định hướng, tính chân thật cao, tránh tác động tiêu cực tới ý chí, tâm tư của nhân dân, do đó vấn đề tăng cường quản lý nhà nước đối với báo chí luôn được đặt ra. Việc quản lý báo chí phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà nước và trong khuôn khổ của pháp luật; phải bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin của công dân. Quản lý chặt chẽ chính là điều kiện bảo đảm cho báo chí phát triển đúng quy hoạch, phù hợp quy mô, số lượng, tránh lãng phí. Nhưng báo chí là một bộ phận thuộc lĩnh vực sáng tạo văn hóa, tinh thần, do vậy, việc quản lý đòi hỏi phải vừa mềm dẻo, vừa nguyên tắc mới có thể đạt hiệu quả mong muốn. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của báo chí, việc đổi mới phương thức hoạt động của báo chí cũng như công tác quản lý là điều tất yếu cần thiết. Để tăng cường quản lý nhà nước về báo chí cần có những giải pháp phù hợp, đồng bộ nhằm giúp báo chí không ngừng đổi mới toàn diện, thể hiện rõ vai trò của báo chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Trên cơ sở thực tiễn và quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động của báo chí và công tác quản lý nhà nước về báo chí của tỉnh Bình Dương, dựa trên những cơ sở pháp lý nhằm định hướng hoạt động của báo chí cả nước nói chung và báo chí tỉnh Bình Dương nói riêng; để đưa báo chí của tỉnh vươn lên phát triển ngang tầm, góp phần xây dựng và phát triển báo chí cách mạng Việt Nam cũng như công tác quản lý hoạt động báo chí, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương. Ở địa phương tùy theo sự phân cấp của trung ương, trên cơ sở thực tiễn hoạt động báo chí của tỉnh và năng lực hoạt động quản lý đã có ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

Ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, báo chí được coi là công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, nó được coi là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa, đồng thời nó cũng tạo điều kiện cần thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với nội dung thông tin báo chí đúng đắn, chân thực, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo chí còn giữa vai trò tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể, điều này càng phù

hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công

nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực báo chí, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin báo chí và phát triển kinh tế tri thức. Sự hội tụ giữa thông tin viễn thông, tin học là một xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển báo chí trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư cho báo chí từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển.

Trong xu thế khách quan của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, các hoạt động báo chí được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hóa,

đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc già và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang sử dụng hệ thống báo chí để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng tinh vi và quyết liệt hơn. Chính vì lẽ đó mà cần tới sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu vừa đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân, vừa tạo nên trật tự quản lý góp phần phát triển xã hội, ổn định an ninh trật tự trong nước và hội nhập quốc tế. Từ yêu cầu đó, trên cơ sở nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

Có thể nói rằng, tự do báo chí, tự do ngôn luận là một nhu cầu thiết yếu của nhân dân và Nhà nước luôn có những cơ chế đảm bảo nhu cầu đó. Bên cạnh đó, nhà nước cũng luôn thể hiện vai trò quản lý đối với báo chí. Đây chính là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân. Mặc dù đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực báo chí, nhung cho đến nay hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, thiếu sự thống nhất, chồng chéo và chưa thể hiện sự bao quát trong điều chỉnh. Trong khi đó, thực tiễn công tác quản lý nhà nước cũng thể hiện nhiều yếu kém trong xây dựng chiến lược phát triển báo chí, thực hiện liên kết quốc tế, đào tạo cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ điều hành báo chí. Thông qua luận văn, tác giả đã khái quát được những thành tựu và

phân tích những bất cập về mặt pháp luật và những yếu kém trong công tác quản lý thực tiễn để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp nhất.

Tóm lại, quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện từ nhiều góc độ khác nhau, góp phần xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chính quyền địa phương tỉnh Bình Dương cần xây dựng kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn đối với việc phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Trong đó cần thể hiện rõ những quan điểm, mục tiêu, định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm phát triển sự nghiệp báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

Việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển báo chí của tỉnh đạt trình độ chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng các loại hình báo chí đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời, nó còn là cơ sở pháp lý để tỉnh thực hiện quản lý thống nhất hoạt động báo chí theo quan điểm báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và theo quy định của pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Mai Anh (2016), Quản lý nhà nước về báo chí ở Việt Nam

hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viên Hành

chính Quốc gia.

2. Hoàng Quốc Bảo (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

3. Lê Thanh Bình và Phí Thị Thanh Tâm (2009), Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.

4. Chính phủ (2017), Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 quy

định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dững (2018), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Thông tin và

Truyền thông, Hà Nội;

7. Nguyễn Quang Hòa (2016), Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí - Thực

tiễn và xu hướng phát triển, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

8. Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

9. Hoàng Phê (chủ biên, 2000), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

10. Trần Hữu Quang (2009), Xã hội học truyền thông đại chúng, Nxb Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Báo

12. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương (2016), Báo cáo công

tác thông tin và truyền thông năm 2016, phương hướng và nhiệm vụ năm 2017, Bình Dương.

13. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương (2017), Báo cáo công

tác thông tin và truyền thông năm 2017, phương hướng và nhiệm vụ năm 2018, Bình Dương.

14. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương (2018), Báo cáo công

tác thông tin và truyền thông năm 2018, phương hướng và nhiệm vụ năm 2019, Bình Dương.

15. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương (2019), Báo cáo công

tác thông tin và truyền thông năm 2019, phương hướng và nhiệm vụ năm 2020, Bình Dương.

16. Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb

Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

17. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 362/QĐ-TTg, ngày 03/4/2019 phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Hà Nội.

18. Trần Thị Thủy (2017), Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh

Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viên

Hành chính Quốc gia.

19. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

20. Lê Minh Toàn (2009), Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông, Nxb Chính Trị Quốc Gia - Sự thật, Hà Nội.

21. Nguyễn Tiến Vụ (2017), Xu thế phát triển của báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, Luận án Tiến sĩ

22. Phạm Thị Yến (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 100 - 107)