Cơ cấu tổ chức và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 41 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương

vươn lên, năng động sáng tạo trong xây dựng và phát triển địa phương. Đồng thời cũng là vùng đất có đặc điểm hội tụ và giao lưu kinh tế, văn hóa trong thời hiện đại gắn liền với diễn tiến hội nhập và hợp tác kinh tế với các trung tâm kinh tế lớn của trong và ngoài nước.

Các lĩnh vực văn hóa - vã hội có nhiều tiến bộ; an ninh - quốc phòng được giữ vững; trật tự xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh, hoạt động hiệu quả.

2.1.4 Kết cấu hạ tầng

Mạng lưới giao thông thành thị, nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài; hệ thống điện phát triển đến 100% các hộ dân; hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phat thanh, truyền hình quảng bá phủ rộng toàn tỉnh; hệ thống truyền hình trả tiền (truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, vệ tinh, truyền hình qua Internet, qua mạng thông tin di động) đã và đang phát triển đáp ứng nhu cầu người dân; mạng cáp quang băng rộng đến xã đạt 100%).

2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương Dương

Hiện nay, tỉnh Bình Dương hiện có 07 cơ quan báo chí: 01 Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương - đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; 01 cơ quan báo in và báo điện tử trực thuộc Đảng bộ tỉnh là Báo Bình Dương; 01 cơ quan tạp chí in thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh là Tạp chí Văn nghệ Bình Dương; 01 cơ quan tạp chí in và tạp chí điện tử trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh là Tạp chí Lao động Bình Dương; các tạp chí của các trường đại học: Tạp chí Kinh tế - K thuật (tạp chí in), Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một (tạp chí in và

tạp chí điện tử), Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Bình Dương (tạp chí in); 10 đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền; 25 bản tin; 25 trang thông tin điện tử tổng hợp, 09 đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố; 91 đài truyền thanh xã; 04 văn phòng đại diện, 05 phóng viên thường trú hoạt động độc lập, hơn 15 phóng viên, cộng tác viên của các báo trung ương và địa phương khác theo dõi thông tin tỉnh Bình Dương.

2.2.1 Báo in

Báo Bình Dương: là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt

Nam tỉnh Bình Dương - tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương. Báo luôn được đánh giá cao trong hệ thống các tờ báo Đảng khu vực Đông Nam bộ và cả nước về sự linh hoạt trong hoạt động nhưng vẫn luôn giữ vững tôn chỉ mục đích. Kể từ năm 2008, Báo Bình Dương đã phát hành nhật báo và báo cuối tuần, xây dựng báo điện tử.

Báo in phát hành từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần, số lượng từ 3.850 đến 4.000 tờ/kỳ, riêng báo thứ bảy phát hành với số lượng 13.7000. Báo tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức báo in với các chuyên trang, chuyên mục phong phú; thực hiện thường xuyên chuyên trang địa phương của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh với định kỳ 2 trang/địa phương (mỗi tháng thực hiện 2 kỳ).

Báo Bình Dương liên tục đổi mới nội dung và hình thức nhưng vẫn giữ tôn chỉ, mục đích của tờ báo Đảng; tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình tòa soạn đa phương tiện tập trung thông tin về chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh trong nước và quốc tế. Hàng ngày, Báo đăng tải hơn 70 tin, bài, phóng sự, được sắp xếp trong 20 chuyên mục. Nội dung thời sự, chính trị chiếm 35%, Kinh tế - Xã hội chiếm 25%, An ninh Quốc phòng chiếm 20%, còn lại là nội dung Thể thao, Văn nghệ và Giải trí. Một số chuyên mục được bạn đọc quan tâm như: Xây dựng Đảng, Kinh tế, Văn hóa xã hội, Bạn đọc, Phóng sự - Ký sự…

Tạp chí Văn nghệ Bình Dương: là diễn đàn văn học nghệ thuật của giới văn nghệ sĩ trong tỉnh. Tạp chí đăng tải, giới thiệu các sáng tác văn học nghệ thuật của hội viên; cổ vũ, tuyên truyền đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng góp phần định hướng hoạt động sáng tác, lý luận và phê bình văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh. Bình quân mỗi kỳ, đăng tải 40 - 50 tác phẩm trên 9 - 10 chuyên trang, chuyên mục trong đó 100% tác phẩm văn học nghệ thuật. Tạp chí Văn nghệ Bình Dương xuất bản 1 tháng/1 kỳ, khuôn khổ 19x27cm, mỗi kỳ 600 bản.

Tạp chí Lao động Bình Dương: đăng tải các thông tin phản ánh tình hình hoạt động của các cấp Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động trong tỉnh; kịp thời thông tin tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đến với người lao động, doanh nghiệp. Bình quân mỗi kỳ tạp chí đăng tải 30 tác phẩm, 20% chủ đề có nội dung Thời sự, chính trị, 13% Kinh tế - Xã hội, 7% An ninh – Quốc phòng, 10% Thể thao và Giải trí và 50% nội dung khác; 20% thể loại Tin, 50% Bài, 7% Phóng sự và 23% thể loại khác; 83% tác phẩm đăng tải trên tạp trí do nhân lực của Tạp chí thực hiện, 17% do cộng tác viên. Tạp chí Lao động Bình Dươngxuất bản hai tuần/1 kỳ, với số lượng từ 2.320-3.020 bản.

Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một: đăng tải các bài nghiên cứu của cán bộ, giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một và các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý khoa học công nghệ của tỉnh và cả nước. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một xuất bản 02 tháng/01 kỳ, mỗi kỳ 400 bản, 02 ngôn ngữ Việt - Anh.

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: đăng tải các bài nghiên cứu theo chủ đề như: Kinh tế - Xã hội, K thuật - Công nghệ, Nghiên cứu – Trao đổi đồng thời đưa tin về Khoa học – Đào tạo của trường. Tạp chí Kinh tế - K thuật xuất bản 01 kỳ/quý, mỗi kỳ 2.000 bản.

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Bình Dương: đăng tải các bài nghiên cứu của cán bộ, giảng viên trường Đại học Bình Dương và các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Bình Dương phát hành 03 tháng/kỳ, mỗi kỳ 500 bản.

Ngoài hệ thống các tờ báo in, tạp chí in, Bình Dương còn có 25 bản tin của các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trong tỉnh. Trung bình mỗi số từ 25-32 trang, khuôn khổ thường dùng 19x27cm, số lượng in tùy thuộc vào phạm vi và đối tượng phát hành. Các bản tin phản ánh hoạt động nội bộ của các cơ quan, đơn vị; tư tưởng chính trị đúng đắn, rõ ràng, không vi phạm các quy định cấm của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, đáp ứng nhu cầu về thông tin, tuyên truyền, tài liệu tham khảo...

2.2.2 Phát thanh, truyền hình, truyền thanh

Bình Dương có 1 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; 09 đài Truyền thanh cấp huyện và 91 đài Truyền thanh cấp xã; 10 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương

Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, hoạt động theo cơ chế tự chủ về chi thường xuyên từ năm 2012. Về tổ chức, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương được tổ chức thành 9 phòng chuyên môn, gồm: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế hoạch - Tài vụ, Phòng Thời sự - Biên tập chương trình, Phòng Chuyên đề, Phòng Giải trí, Phòng Thông tin - Điện tử, Phòng Biên tập phát thanh, Phòng Sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình, Phòng K thuật truyền dẫn; có 3 đơn vị trực thuộc là Trung tâm dịch vụ phát thanh - truyền hình, Cơ quan đại diện Đài Phát thanh và Truyền hình tại Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình cáp Bình Dương HTVC (BHTVC).

Về nhân sự, Đài có 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc, tổng số cán bộ, công nhân viên là 295 người, 118 người đã được cấp thẻ nhà báo. Về chuyên môn, 19 người có trình độ trên đại học, 258 người trình độ đại học. Về lý luận chính trị, 37 người có trình độ cao cấp chính trị và cử nhân chính trị, 176 người có trình độ trung cấp. Về tổ chức Đảng, Đài có 8 chi bộ trực thuộc với tổng số 210 đảng viên (chiếm tỷ lệ 72%).

Hiện nay, Đài đang thực hiện 09 kênh truyền hình, 01 kênh phát thanh. Trong đó, kênh phát thanh FM 92,5 MHz là chương trình phát thanh tổng hợp, phát 20 giờ 30 phút/ngày; 09 kênh truyền hình: BTV1: Kênh Thời sự - Chính trị tổng hợp, phát 24h/ngày, đây là kênh thực hiện nhiệm vụ chính trị và thông tin tuyên truyền thiết yếu địa phương; BTV2: Kênh Khoa giáo - Giáo dục, phát 18h/ngày; BTV3: Kênh Thông tin kinh tế - Giải trí, phát 18h/ngày; BTV4: Kênh phim truyện chọn lọc, phát 18h/ngày; BTV5: Kênh Thể thao - Giải trí, phát 18h/ngày; BTV6: Kênh giải trí dành cho giới trẻ - 2Idol, phát 18h/ngày; Kênh BTV9: Kênh Văn hóa Phương Đông: phát 18h/ngày; BTV10: Kênh Thể thao, phát 18h/ngày; BTV11: Kênh Giải trí dành cho thiếu nhi - SAM, phát 18h/ngày. Đài sản xuất và phát sóng kênh thực hiện nhiệm vụ chính trị và thông tin tuyên truyền thiết yếu địa phương (BTV1); liên kết sản xuất một phần kênh truyền hình trả tiền: BTV4 và liên kết sản xuất cả kênh đối với 4 kênh: BTV6, BTV9, BTV10, BTV11.

Về hiện trạng truyền dẫn, phát sóng kênh chương trình Truyền hình thiết yếu của tỉnh Bình Dương - BTV1: Đài đang thực hiện việc truyền dẫn, phát sóng kênh BTV1 trên các phương tiện truyền dẫn như: Truyền hình K thuật số Miền Nam SDTV, VTVCab, AVG, Truyền hình cáp Analog - Cáp số HTV, Truyền hình Cáp số SCTV, Vệ tinh, My TV, FPT, Viettel, VNPT.

Hầu hết các chương trình phát sóng của Đài thể hiện bằng tiếng Việt, một số bản tin bằng tiếng Anh. Ngoài ra, Đài thực hiện phát sóng bản tin tiếng Hoa

với thời lượng 5 phút/ngày. Thời lượng phát sóng chương trình thời sự trên BTV1 trung bình đạt 170 phút/1 ngày.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền của cơ quan báo chí, góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, nâng cao dân trí. Các tác phẩm báo chí của Đài phản ánh kịp thời, đầy đủ các sự kiện lớn của địa phương, của đất nước một cách khách quan, trung thực đảm bảo tính định hướng giáo dục, thẩm m .

Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã

Đài Truyền thanh cấp huyện tiếp sóng chương trình phát thanh của Đài tỉnh, Đài trung ương thời lượng từ 30 phút đến 2 giờ/ngày. Năng lực sản xuất chương trình của Đài từ 30 phút đến 1 giờ/ngày. Đài Truyền thanh cấp xã: tiếp âm Đài Truyền thanh cấp huyện và cấp tỉnh. Đài xã thực hiện chế độ phát sóng bình quân 2 buổi/ngày, tổng thời lượng tiếp và phát sóng 60 phút/ngày. Trong đó: tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam 15 phút/ngày, tiếp sóng Đài tỉnh 15 phút/ngày, tiếp sóng Đài huyện 25 phút/ngày, thời lượng tự phát sóng 20 phút/ngày. Số lượng tin bài tự biên tập trung bình 16 tin/tháng. Tỷ lệ phủ sóng của Đài tỉnh và các Đài huyện đạt 100%. Đài xã không đồng đều, đạt 85-100%.

Nội dung tập trung phản ánh hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội - an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Một số Đài xây dựng chương trình giải trí chủ yếu âm nhạc. Đài Truyền thanh cấp xã tuyên truyền các công việc liên quan đến văn hóa, y tế, giáo dục, công nghiệp...; thông tin các văn bản của địa phương, các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến địa phương, gương người tốt việc tốt.

Đài Truyền thanh cấp huyện: được trang bị các thiết bị đơn giản bao gồm phòng thu thanh (phần lớn không đạt tiêu chuẩn, chỉ là các phòng làm việc được gia cố và cách âm), hệ thống máy tính sản xuất chương trình, các trang thiết bị

phục vụ nhiệm vụ như máy ghi âm, máy ảnh, mixer... các trang thiết bị này phần nhiều đã xuống cấp.

Đài Truyền thanh cấp xã: tỉnh hiện có 83/91 xã ứng dụng hệ thống truyền thanh không dây; 8/91 xã ứng dụng hệ thống truyền thanh có dây đang dần chuyển đổi công nghệ sang truyền thanh không dây. Các trạm truyền thanh cấp xã không sản xuất chương trình, chương trình được người phụ trách đọc thẳng tại trạm, không có hệ thống phòng cách âm.

Truyền hình trả tiền

Tỉnh Bình Dương hiện có 10 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: Viễn thông Bình Dương; Viettel Bình Dương; Trung tâm truyền hình cáp Việt Nam; Truyền hình cáp Saigon Tourist; Bưu điện tỉnh; Chi nhánh Công ty Cổ phần viễn thông FPT Bình Dương; Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình số vệ tinh Việt Nam - chi nhánh Bình Dương (K+); Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam - chi nhánh Bình Dương (truyền hình k thuật số); Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu AVG; Công ty trách nhiệm hữu hạn Truyền hình cáp Bình Dương. Những đơn vị này cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền theo các phương thức, gói dịch vụ, chất lượng kênh khác nhau như truyền hình cáp, truyền hình internet (NextTV, OneTV, MyTV), truyền hình k thuật số vệ tinh (K+, AVG), truyền hình k thuật số mặt đất (VTC, AVG)…

Hiện nay, dịch vụ truyền hình trả tiền tại Bình Dương đang cung cấp 192 kênh, trong đó có 124 kênh trong nước (65%) và 68 kênh nước ngoài (35%); có 11 ngôn ngữ được phát, trong đó tiếng Anh chiếm 59%. Các kênh được phát theo chuẩn SD và HD; một số kênh thử nghiệm phát 3D. Hạ tầng của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đã được triển khai khá tốt, đáp ứng được tốc độ truyền tải các dịch vụ truyền hình cáp, k thuật số, truyền hình internet... Tổng số thuê bao trên địa bàn tỉnh đạt gần 100.000 thuê bao

2.2.3 Báo điện tử

Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có các báo, tạp chí điện tử của các báo, tạp chí in được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thêm giấy phép hoạt động báo, tạp chí điện tử như: Báo Bình Dương, Tạp chí Lao động Bình Dương, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một. Ngoài ra còn có Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, Trang Thông tin điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, 25 Trang thông tin điện tử tổng hợp, các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh.

Báo Bình Dương điện tử tại địa chỉ: www.baobinhduong.vn thuộc bản quyền của Báo Bình Dương. Báo hiện cung cấp bằng 03 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa. Trang thông tin liên tục được cập nhật, nâng cấp giao diện nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Báo. Báo tiếp tục thực hiện chương trình truyền hình giao lưu trực tuyến, thực hiện bản tin doanh nghiệp-doanh nhân, bản tin an toàn giao thông; cập nhật liên tục, kịp thời các thông tin thời sự trong tỉnh, trong nước và thông tin đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của lãnh đạo tỉnh.

Tạp chí điện tử của Tạp chí Lao động Bình Dương tại địa chỉ laodongbinhduong.org.vn. Là phiên bản điện tử của Tạp chí Lao động Bình Dương, xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành về công nhân, lao động, công đoàn. Ngoài việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đến công nhân, người lao động. Tạp chí là kênh thông tin, tuyên truyền quan trọng của tổ chức Công đoàn, chú trọng tuyên truyền luật Công đoàn, pháp luật về lao động đến với công nhân, người lao động, đoàn viên công đoàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 41 - 87)