Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 87 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí phù hợp

Việc xây dựng quy hoạch phát triển báo chí được Đảng và Nhà nước ta coi trọng là nhằm tạo ra một hệ thống phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta “Phát triển báo chí đi

đôi với quản lý tốt”. Phát triển báo chí theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp,

hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm m góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa con người Việt Nam.

Mục tiêu quy hoạch báo chí đến năm 2025 là sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng dư luận xã hội, thông tin đối ngoại. Sắp xếp hệ thống báo chí, khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích; gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.

Tại Bình Dương, công tác quy hoạch phát triển báo chí đã được chỉ đạo thực hiện khá nghiêm túc. Định hướng quy hoạch phát triển và quản lý báo chí gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, cụ thể:

- Đối với báo và tạp chí in, báo và tạp chí điện tử: định hướng sắp xếp các cơ quan báo in gắn với đổi mới mô hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng các cơ quan báo in, mỗi cơ quan có thể có nhiều ấn phẩm. Các cơ quan báo chí in được giao quyền tự chủ tài chính. Tỉnh có chính sách ưu tiên đầu tư ngân sách cho cơ quan báo chí in chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số ấn phẩm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị cụ thể của tỉnh. Các cơ quan báo, tạp chí in được phép có báo, tạp chí điện tử. Các báo, tạp chí điện tử tự cân đối tài chính. Tỉnh có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với một số chuyên mục,

chương trình... phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại. Cụ thể: giữ nguyên 01 cơ quan báo in thuộc Đảng bộ tỉnh là Báo Bình Dương; 01 cơ quan tạp chí in thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh là Tạp chí Văn nghệ Bình Dương. Báo Bình Dương điện tử (thuộc Báo Bình Dương) tiếp tục hoạt động theo giấy phép đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Tạp chí của các trường đại học (Tạp chí Kinh tế - K thuật, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Bình Dương) tiếp tục hoạt động theo giấy phép đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Theo Quyết định số 362/QĐ-TTg, tỉnh Bình Dương có 01 cơ quan báo chí là Tạp chí Lao động Bình Dương thuộc diện phải sắp xếp do không phù hợp quy hoạch. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là tỉnh phát triển công nghiệp nên thu hút đông đảo các doanh nghiệp, công nhân lao động đến sinh sống và làm việc. Chính vì vậy, cần có một tạp chí chuyên ngành về công nhân - công đoàn nhằm nghiên cứu và đề xuất những giải pháp liên quan đến công nhân, lao động và hoạt động công đoàn trong tình hình mới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Căn cứ vào điểm đ, khoản 1, mục III của Quyết định số 362/QĐ-TTg có quy định:

“Một số tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, du lịch được có cơ quan tạp chí chuyên ngành”; trên cơ sở ý kiến

thống nhất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Liên đoàn Lao động Bình Dương, Tạp chí Lao động Bình Dương và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương án giữ lại Tạp chí Lao động Bình Dương. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông chưa có hướng dẫn, tiêu chí cụ thể việc xác định địa phương nào là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, du lịch được có cơ quan tạp chí chuyên ngành. Do đó, căn cứ các quy định tại Quyết định số 362/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT và Công văn số 355/BTTTT-CBC

ngày 10/02/2020 về triển khai thực hiện quy hoạch báo chí, trước ngày 30/6/2020, Liên đoàn Lao động Bình Dương phải xây dựng đề án, hoàn chỉnh hồ sơ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị cho Tạp chí Lao động Bình Dương tiếp tục hoạt động.

- Đối với phát thanh, truyền hình: định hướng đổi mới theo hướng tập trung sản xuất chương trình, đảm bảo thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 70% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước); việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình truyền hình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học k thuật, thể thao, giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của kênh đó. Cụ thể, giữ nguyên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương - đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương duy trì, nâng cao chất lượng 01 kênh phát thanh, 01 kênh truyền hình và 01 trang thông tin điện tử phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của tỉnh. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tiếp tục tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Tỉnh thực hiện cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chương trình phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị cụ thể của tỉnh. Tiếp tục thực hiện Đề án kiện toàn cơ cấu, tổ chức, bộ máy đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động để Đài ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 87 - 91)