Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 41 - 44)

Tỉnh Lâm Đồng hiện có 147 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó bao gồm 118 xã, 17 phƣờng và 12 thị trấn. Có 106 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ quyết định danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.[26, tr.34]

Theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng, tính đến ngày 31/12/2016, tổng số cán bộ nói chung trong toàn tỉnh là 2.746 ngƣời, trong đó cán bộ cấp xã là 1.113 ngƣời, chiếm tỷ lệ 40.05% cán bộ trong toàn tỉnh; cán bộ cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số là 365 ngƣời chiếm 13.3% cán bộ toàn tỉnh và 32.8% cán bộ cấp xã. Cán bộ chính quyền cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số là 187 ngƣời chiếm 6.8% cán bộ toàn tỉnh và 8.9% cán bộ cấp xã.[26, tr. 35]

Xác định rõ vai trò, vị trí của đội ngũ công chức cấp xã, Lâm Đồng đã có nhiều chủ trƣơng, giải pháp quan trọng để xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở, trong đó chú trọng đến công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã. Tỉnh đã tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của CBCC cấp xã; từ đó, xây dựng các đề án, kế hoạch bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, góp phần quan trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức cho cán bộ, công chức cấp xã.

Trên cơ sở các văn bản quy định chung về đào tạo, bồi dƣỡng CBCC của Đảng và Nhà nƣớc, tỉnh Lâm Đồng đã cụ thể hóa và ban hành nhiều văn bản quy định riêng về công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh nhƣ:

- -

- Quyết định số 154/2004/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 19/8 /2004 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức và cán bộ cơ sở của tỉnh Lâm Đồng;

- Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020;

- Quyết định số 3159/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 24/11/2008 về việc ban hành Đề án đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và định hƣớng đến 2020;

- Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 20/3/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng “Về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp và tiền thƣởng đối với cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dƣỡng trong nƣớc”.

- Quyết định số 861/2010/QĐ-UBND ngày 12/10/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt phƣơng án đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2010- 2015;

- Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 16/11/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ngƣời dân tộc thiểu số các cấp giai đoạn 2010- 2015;

- Kế hoạch số 7427/KH-UBND ngày 30/12/2011 về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2015;

- Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 23/4/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Quyết định số 316/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã

giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Kế hoạch số 5106/KH-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngƣời dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

Để có sự lãnh đạo, chỉ đạo đƣợc tập trung, thống nhất trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có sự chủ động, tích cực đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản Luật và quy phạm pháp luật của Trung ƣơng và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Quyết định của UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó có sự đánh giá, tổng kết, rút ra bài học và tiếp tục có những kiến nghị, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng CBCC cấp xã nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH và cải cách hành chính hiện nay ở địa phƣơng.[26, tr.58-62]

Để hỗ trợ cho ngƣời tham gia các khóa bồi dƣỡng, ngay từ năm 2000, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định số 29/2000/QĐ-UB ngày 14/02/2000 về việc “Ban hành Quy định tạm thời về trợ cấp và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức đi học” và Quyết định số 29/2002/QĐ-UB, ngày 12/3/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc bổ sung Quyết định số 29/2000/QĐ-UB ngày 14/02/2000. Theo đó, ngoài chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nƣớc; quy định còn có thêm chính sách trợ cấp cho học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách của tỉnh đang học tại các trƣờng cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh, chính sách thu hút sinh viên sau khi ra trƣờng về công tác, phục vụ cho tỉnh và chính sách thu hút các nhà khoa học có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.[26, tr.74]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)