Những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 44 - 47)

Từ thực tiễn của Gia Lai và Lâm Đồng nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho công tác bồi dƣỡng công chức cấp xã ở tỉnh Cao Bằng nhƣ sau:

Một là, các cấp ủy đảng và chính quyền cần quan tâm chỉ đạo sâu sát tới hoạt động bồi dƣỡng CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng. Sự quan tâm này không chỉ thể hiện qua việc sát sao trong ban hành các quy định về bồi dƣỡng đáp ứng các tiêu chuẩn của vị trí chức danh cán bộ, công chức mà còn thể hiện qua chế độ, chính sách cho ngƣời đi tham gia bồi dƣỡng, quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ giảng viên, chuẩn bị chƣơng trình, tài liệu và tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các cơ sở bồi dƣỡng của tỉnh.

Hai là, để nâng cao hiệu quả công tác bồi dƣỡng, cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ công chức, trƣớc hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò, tác dụng của công tác bồi dƣỡng công chức cấp xã để có những nỗ lực cần thiết và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác này. Trong đó, trƣớc hết cần tập trung nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, vì họ là ngƣời đề ra chủ trƣơng, chính sách về bồi dƣỡng công chức cấp xã, đồng thời là ngƣời trực tiếp quản lý, sử dụng công chức cấp xã. Khi nhận thức đƣợc điều này, họ không chỉ tích cực học tập, trau dồi năng lực quản lý, điều hành cho bản thân mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà quan trọng hơn là tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng và điều kiện thuận lợi để công chức tham gia tích cực vào các chƣơng trình bồi dƣỡng.

Ba là, đào tạo, bồi dƣỡng phải hƣớng vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực thực thi công vụ cho CBCC, do đó, phải xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của từng cá nhân và từng vị trí công việc. Chính vì vậy, phải coi trọng công tác khảo sát thực trạng, nhu cầu bồi dƣỡng, nắm vững và quản lý tốt thông tin về đội ngũ công chức cấp xã; từ đó, xây dựng đề án, kế hoạch bồi

dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức cấp cơ sở.

Bốn là, để tăng cƣờng khả năng đảm nhận các công việc cụ thể của từng vị trí mà CBCC đƣợc bổ nhiệm, cần có những quy định cụ thể và nghiêm ngặt về các khoá bồi dƣỡng bắt buộc mà công chức phải trải qua trƣớc khi nhận nhiệm vụ hay đƣợc thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn. Mặt khác cần gắn kết chính sách bồi dƣỡng với các nội dung khác trong công tác cán bộ nhƣ quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, tăng lƣơng... tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ có tác dụng khuyến khích công chức hành chính vƣơn lên trong học tập và công tác. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới khía cạnh vật chất, hỗ trợ thỏa đáng cho CBCC tham gia các khóa bồi dƣỡng và tăng cƣờng đầu tƣ cho các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng.

Năm là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng công chức cấp xã. Việc bồi dƣỡng cần phải gắn với thực tiễn, bám sát nhu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành. Điều đó giúp cho CBCC tham gia bồi dƣỡng cảm thấy thiết thực hơn và có hứng thú hơn với việc tham gia bồi dƣỡng.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, luận văn tác giả đã trình bày cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã với các nội dung cơ bản nhƣ: phân tích các khái niệm là cán bộ công chức cấp xã, bồi dƣỡng, quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã; chủ thể, nội dung quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã; một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã.

Từ các nghiên cứu khoa học cho thấy, chất lƣợng CBCC cấp xã có vai trò quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã - cấp hành chính gần dân nhất, trực tiếp chuyển tải và thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nƣớc tới nhân dân. Để đảm bảo chất lƣợng CBCC cấp xã cần chú trọng hoạt động bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Một trong những yếu tố chủ chốt có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng bồi dƣỡng là hoạt động QLNN về bồi dƣỡng vì đây là hoạt động xuyên suốt quá trình bồi dƣỡng CBCC cấp xã, từ việc xây dựng quy định, hƣớng dẫn; quy hoạch, kế hoạch bồi dƣỡng; Quản lý nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng; xây dựng đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất cho các cơ sở thực hiện bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã và thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dƣỡng CBCC cấp xã. Nếu làm tốt công tác QLNN về bồi dƣỡng CBCC cấp xã thì chất lƣợng bồi dƣỡng sẽ nâng cao vì gắn “đào tạo, bồi dƣỡng với sử dụng” – đây là mục tiêu cốt lõi trong chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCCVC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng.

Những cơ sở khoa học nêu tại tại chƣơng 1, nhất là các kinh nghiệm của các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khá tƣơng đồng với Cao Bằng là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)