Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bồi dƣỡng cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 56)

bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng

2.2.1. Xây dựng, ban hành các văn bản về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã luôn đƣợc Tỉnh ủy, U tỉnh đặc biệt quan tâm. Dựa trên các quy định của trung ƣơng về xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và quy định về đào tạo, bồi dƣỡng CBCC nói

chugn và CBCC cấp xã nói riêng, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản về bồi dƣỡng CBCC cấp xã. Cụ thể:

+ Các quy định của Tỉnh ủy Cao Bằng về bồi dƣỡng CBCC cấp xã: - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVII (nhiệm kỳ 2010 - 2015) và Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), trong đó xác định việc đào tạo, bồi dƣỡng CBCC nói chung, CBCC cấp xã nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị trên địa bàn toàn tỉnh;

- Chƣơng trình số 11-CTr/TU ngày 29/4/2011 của Tỉnh uỷ về nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2011-2015;

- Đề án số 03 ngày 20/7/2012 về Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở, giai đoạn 2012-2015 của Tỉnh ủy Cao Bằng trong đó xác định mục tiêu tăng cƣờng bồi dƣỡng cho CBCC cấp xã đạt chuẩn theo quy định của nhà nƣớc, đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm;

- Nghị quyết số 06- NQ/TU ngày 14/10/2016 về của Ban chấp hành Tỉnh ủy về tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 156/2008/QĐ-UBND ngày 25/01/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn;

- Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 16/6/2010 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Nghị quyết số 15/2012/NĐ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ cơ sở đi đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài;

- Nghị quyết số 16/2012/NĐ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại Trƣờng Đại học Quảng Tây - Trung Quốc giai đoạn 2012- 2016;

- Nghị quyết số 05/2013/NĐ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ viên chức đi đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở đào tạo trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản hƣớng dẫn và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Việc ban hành kịp thời các quy định triển khai các văn bản của trung ƣơng về bồi dƣỡng CBCC cấp xã đã thể hiện sự quan tâm, sâu sát của tỉnh ủy và chính quyền tỉnh đối với chất lƣợng của đội ngũ CBCC của tỉnh nói chung và CBCC cấp xã nói riêng. Các văn bản này đã xác định khuôn khổ pháp lý để triển khai các hoạt động bồi dƣỡng CBCC cấp xã.

2.2.2. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng

Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:

Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm của tỉnh từ năm 2012 đến 2015, nhằm phù hợp với các mục tiêu cụ thể đã đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1374/QĐ-TTg.

Giai đoạn 2010-2015: Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức và cán bộ cơ sở giai đoạn 2011 - 2015 (kèm

theo Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 của UBND tỉnh Cao Bằng), trong đó tập trung vào những mục tiêu tổng quát sau:

“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất tốt, có trình độ năng lực chuyên môn trong thi hành công vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng, sớm đƣa Cao Bằng thoát khỏi tỉnh nghèo.

Đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức quy định theo chức danh chuyên môn và đào tạo nguồn cán bộ kế cận để kịp thời bổ sung, thay thế. Phấn đấu đến năm 2015, trên 95% công chức cấp xã; 90% cán bộ chuyên trách đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó có 20% trình độ đại học; đƣợc trang bị kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ với chất lƣợng cao; rèn luyện đạo đức cán bộ, công chức”.

Theo kế hoạch, giai đoạn này có số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhƣ sau:

- Số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã đƣợc đào tạo về chuyên môn trình độ đại học, trung cấp là 1.560 ngƣời (chuyên ngành Nông nghiệp, Luật, Hành chính, Văn hóa, Trồng trọt, Địa chính, Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Quân sự và Công an).

- Số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã đƣợc bồi dƣỡng kỹ năng chuyên môn là 20.810 ngƣời.

Giai đoạn 2016-2020: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch 2388/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016-2020 với các mục tiêu chung nhằm “trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng điều hành kinh tế - xã hội cho đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và cán bộ, công chức cấp xã tại các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng thuộc tỉnh nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, phẩm chất, năng lực thực thi công vụ, tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân đáp ứng yêu cầu

xây dựng và phát triển tỉnh Cao Bằng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập”

Mục tiêu cụ thể đƣợc xác định là đến năm 2020 có 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định; đƣợc bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và điều hành theo vị trí việc làm; 90% cán bộ công chức thực hiện chế độ bồi dƣỡng bắt buộc hàng năm”.

Giai đoạn này, tập trung bồi dƣỡng về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, các kỹ năng hành chính cho khoảng 14.610 lƣợt ngƣời.

Căn cứ vào Kế hoạch giai đoạn, mỗi năm Ủy ban nhân dân tỉnh đều xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng năm để tổ chức triển khai cho phù hợp với thực tiễn tại địa phƣơng, vừa đảm bảo mục tiêu chung của giai đoạn, vừa đảm bảo nhu cầu của ngƣời học.

Năm 2011: Kế hoạch số 1762/KH-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã năm 2012;

Năm 2012: Kế hoạch số 2030/KH-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2012 về của Ủy ban nhân dân tỉnh đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ cấp xã năm 2013,

Năm 2013: Kế hoạch số 2790/KH-UBND ngày 27/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã năm 2014;

Năm 2014: Kế hoạch số 3182/KH-UBND ngày 28/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã năm 2015.

Năm 2015: Kế hoạch số 3022/KH-UBND ngày 28/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã năm 2016

Năm 2016: Kế hoạch số 3718/KH-SNV ngày 16/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã năm 2017 và Kế hoạch số 3187/KH-UBND ngày 04/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bồi dƣỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó có đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016-2021.

- Nhằm đạt đƣợc mục tiêu về công tác bồi dƣỡng CBCC nói riêng và nâng cao chất lƣợng thực thi công vụ của đội ngũ CBCC và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở, tỉnh Cao Bằng đã tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

+ Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chức năng, vai trò của công tác đào tạo, bồi dƣỡng; nâng cao nhận thức của cán bộ công chức đối với việc học và tự học để trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân.

+ Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng; xây dựng và ban hành các quy định về quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng đảm bảo nguyên tắc “đào tạo gắn với sử dụng”.

+ Gắn chế độ bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn vị trí việc làm phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh và yêu cầu của công tác bồi dƣỡng cấp xã.

+ Đổi mới nội dung, chƣơng trình, tài liệu và phƣơng pháp bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã theo hƣớng giảm thời lƣợng giảng về lý thuyết, tăng thời lƣợng bồi dƣỡng kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn thực hành (xử lý tình huống);

+ Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tại các cơ sở đào tạo của tỉnh và giảng viên kiêm chức

+ Bố trí đảm bảo kinh phí để thực hiện tốt kế hoạch giai đoạn 2016-2020.

UBND tỉnh giao cho Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ngành và các cơ sở đào tạo của tỉnh, của Trung ƣơng tổ chức mở các lớp bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC trong tỉnh. Việc tổ chức, quản lý lớp học đảm bảo thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định. Công tác chọn, cử CBCC đi đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc thực hiện từ cơ sở, đảm bảo chặt chẽ, cơ bản đối tƣợng khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với vị trí việc làm và chức vụ, chức danh đảm nhiệm.

Hằng năm,

tuần/lớp.

Ví dụ, năm 2017, thực hiện Kế hoạch số 3718/KH-SNV ngày 16/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã năm 2017; Kế hoạch số 3187/KH-UBND ngày 04/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bồi dƣỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Sở Nội vụ đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các cơ sở đào tạo tham mƣu UBND tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể nhƣ sau:

- Mở 192 lớp đào tạo, bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho 12.134 lƣợt cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm 175 lớp theo Kế hoạch số 3718/KH-SNV ngày 16/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh và mở thêm 17 lớp bồi dƣỡng về lý luận chính trị và quản lý nhà nƣớc), vƣợt chỉ tiêu về số lớp đào tạo, bồi dƣỡng theo kế hoạch đã ban hành (192/175 lớp, đạt tỷ lệ: 109,7%) và vƣợt chỉ tiêu về số lƣợt cán bộ, công chức, viên chức

tham gia các lớp bồi dƣỡng theo kế hoạch (12.134/10.703 lƣợt ngƣời, đạt tỷ lệ: 113,4%). Trong đó:

+ Tổ chức 57 lớp bồi dƣỡng đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2016- 2021 cho 4.437 đại biểu.

+ Bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức cấp xã (theo quyết định 1600/QĐ- TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ): 14 lớp bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức cấp xã với tổng số 646 học viên (trong đó có 04 lớp dành cho cán bộ chủ chôt cấp xã, 04 lớp bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho các chức danh công chức cấp xã, 03 lớp bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc đối với cán bộ, công chức cấp xã, 03 lớp bồi dƣỡng tin học theo chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức cấp xã).

2.2.3. Quản lý nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã giao nhiệm vụ cho Sở Nội vụ quản lý các vấn đề liên quan đến chƣơng trình, nội dung, hình thức và thời gian đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã.

Trên cơ sở khung 24 bộ tài liệu bồi dƣỡng theo từng chức danh cán bộ, công chức cấp xã đã đƣợc Bộ Nội vụ ban hành, Sở Nội vụ đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lựa chọn các chuyên đề theo nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã hàng nằm, “đặt hàng” đối với giảng viên hoặc cơ sở đào tạo soạn nội dung bồi dƣỡng sao cho vừa sát với nội dung khung tài liệu, vừa cập nhật các quy định pháp luật hiện hành, đồng thời phù hợp với học viên là cấn bộ, công chức cấp xã tại tỉnh Cao Bằng. Mỗi chuyên đề thƣờng có nội dung trong khoảng thời lƣợng 05 ngày/01 lớp để tổ chức bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức cấp xã.

Theo đánh giá của các đơn vị (các huyện, thành phố) có học viên tham gia bồi dƣỡng và đơn vị cử giảng viên giảng dạy lớp bồi dƣỡng thì chƣơng trình, nội dung các chuyên đề về cơ bản phù hợp với việc thực tiễn của địa

phƣơng. Tuy nhiên, một số nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng còn trùng lặp về nội dung; Bộ tài liệu bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã đƣợc phê duyệt chƣa kịp thời đƣợc cập nhật, bổ sung thƣờng xuyên, chƣa sát với yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, còn mang nặng tính lý luận, chƣa phù hợp với đối tƣợng từng vùng miền...

2.2.4. Quản lý xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên tại Cao Bằng Bằng

Trong giai đoạn 2010-2017, Sở Nội vụ đã thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên để thực hiện giảng dạy các chƣơng trình bồi dƣỡng CBCC cấp xã.

Trong giai đoạn này, một số CBCCVC địa phƣơng đƣợc tập huấn làm giảng viên tham gia bồi dƣỡng CBCC cấp xã. Cụ thể: Ủy ban nhân dân tỉnh đã chọn cử 28 cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập huấn giảng viên nguồn do Bộ Nội vụ tổ chức.

-

-

phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” -2015, Ủy ban nhân dân tỉnh cử 67 cán bộ, công chức của các sở, ngành, huyện, thành phố có năng lực chuyên môn tham dự các lớp tập huấn chuyển giao tài liệu bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức. Trong tháng 12/2012, Sở Nội vụ đã mở hội nghị chuyển giao tài liệu cho các cơ quan, đơn vị để chỉnh sửa, bổ sung cho phù

Nhìn chung, giảng viên kiêm chức là các đồng chí lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý và khả năng truyền đạt; các cán bộ, công chức có chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)