Tổng quan về tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 47 - 48)

Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc đất nƣớc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đƣờng biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2

; chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 so với mặt nƣớc biển. Địa hình của tỉnh rất phức tạp, chủ yếu là rừng núi (chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh), diện tích đất đai có thể canh tác chỉ có gần 10% diện tích. Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình nhƣ vậy đã ảnh hƣởng lớn đến việc giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tƣợng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mƣa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh gặp nhiều khó khăn và ảnh hƣởng mạnh tới chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh.

Dân số toàn tỉnh hiện nay là 519.802 ngƣời với nhiều đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc cùng sinh sống, gồm ngƣời Tày (chiếm 41,0% dân số), Nùng (chiếm 31,1 % dân số), H'Mông (chiếm 10,1 % dân số), Dao

(chiếm 10,1 % dân số), Việt (chiếm 5,8 %), Sán Chay (chiếm 1,4 %)... Là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, Cao Bằng có nền văn hoá truyền thống rất phong phú. Ngƣời Tày chiếm số lƣợng khá lớn trong tỉnh, sống ở hầu hết các huyện. Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng). Nét đặc sắc về văn hoá của ngƣời Tày đƣợc thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then.

Đặc điểm này có ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng đội ngũ CBCC của tỉnh Cao Bằng nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã tại Cao Bằng nói riêng: trong số CBCC cấp xã của tỉnh có rất nhiều đồng bào dân tộc, trình độ dân trí không cao nhƣ ở các vùng đô thị nhƣng lại thƣờng sống ở các vùng địa hình hiểm trở nhƣng lại có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng cần quan tâm đặc biệt.

Thiên nhiên đã tạo cho Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Thác Bản Giốc, động Ngao huyện Trùng Khánh; hồ Thang Hen huyện Trà Lĩnh... Cao Bằng là nơi có nhiều khu di tích lịch sử tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh giữ nƣớc, bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc nhƣ hai di tích Quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Pác Bó huyện Hà Quảng, Rừng Trần Hƣng Đạo huyện Nguyên Bình; khu di tích Lam Sơn huyện Hoà An, di tích Đông Khê - Đức Long huyện Thạch An... gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trải qua nhiều lần thay đổi, cho tới nay, Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 01 thành phố là trung tâm của tỉnh và 12 huyện, phần lớn là huyện miền núi với địa hình hiểm trở và mức độ phát triển kinh tế-xã hội chƣa cao); 199 đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn (14 thị trấn, 4 phƣờng và 181 xã, trong đó có 46 xã, thị trấn biên giới), có 2 cửa khẩu quốc gia, 1 của khẩu quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)