Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bồi dƣỡng cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 77)

dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh Cao Bằng

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng

Bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã tại Cao Bằng dựa trên các quan điểm chung về QLNN đối với lĩnh vực và phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của Cao Bằng, cụ thể:

Thứ nhất, hoạt động QLNN về bồi dƣỡng CBCC cấp xã phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

Thứ hai, QLNN về bồi dƣỡng CBCC cấp xã phải xuất phát từ những đặc điểm, đặc thù riêng của Cao Bằng trong đó đặc biệt quan tâm tính song trùng lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ.

Thứ ba, QLNN về bồi dƣỡng CBCC cấp xã là một quá trình phải làm tốt các khâu: Xây dựng và ban hành văn bản; lập quy hoạch, kế hoạch BD; kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên; thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng.

Thứ tư, QLNN về bồi dƣỡng CBCC cấp xã phải gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội cả nƣớc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng.

Thứ năm, QLNN về bồi dƣỡng CBCC nhằm mục tiêu chính là nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng giúp CBCC cấp xã hoàn thành nhiệm vụ trong

quá trình thực thi công vụ cũng nhƣ nâng cao ý thức đạo đức công vụ qua đó tăng cƣờng sự hài lòng của ngƣời dân đối với hoạt động thực thi công vụ của CBCC cấp xã.

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng

Công tác xây dựng phát triển nguồn nhân lực đƣợc xác định là một trong những hoạt động quan trọng trong chiến lƣợc phát triển Cao Bằng đến năm 2020 và đƣợc nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở giai đoạn 2016-2020. Trong đó, Cao Bằng xác định rõ mục tiêu đối với hoạt động QLNN về bồi dƣỡng CBCC cấp xã nhƣ sau:[34]

Mục tiêu chung:

Tập trung xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở có trình độ, năng lực, đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Mục tiêu cụ thể:

- Chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt trình độ chuyên môn theo quy định, trong đó 40% trở lên đạt trình độ đại học, trên đại học.

- Lý luận chính trị: 70% trở lên đối với cán bộ cấp xã và 50% trở lên đối với công chức cấp xã đạt trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên, trong đó trên 60% có trình độ trung cấp, cao cấp.

- Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc: 100% cán bộ cấp xã.

- Bồi dƣỡng kiến thức QLNN, tin học: 90% cán bộ, công chức cấp xã. - Cử 25 lƣợt cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dƣỡng tại nƣớc ngoài.

- 100% ngƣời hoạt động không chuyên trách đƣợc bồi dƣỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;

- 100% đại biểu HĐND các cấp đƣợc trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND.

3.1.3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại Cao Bằng

Để đáp ứng yêu cầu phát triển cũng nhƣ yêu cầu phải chuẩn hóa đội ngũ CBCC cấp xã, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Cao Bằng xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của cán bộ, công chức cấp xã với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:[34]

-Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị: 1000 ngƣời;

-Bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc cho cán bộ công chức cơ sở: 1381 ngƣời;

-Bồi dƣỡng các kỹ năng hành chính, kỹ năng tác nghiệp, đạo đức công vụ: 6500 ngƣời.

-Bồi dƣỡng kiến thức tin học: 1.547 ngƣời;

Để có thể đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên, Cao Bằng đã tiến hành rà soát và tổng hợp nhu cầu của các đơn vị trong cơ quan và các địa phƣơng về bồi dƣỡng CBCC đoạn 2016-2020. Trên cơ sở yêu cầu công tác và khả năng đáp ứng về điều kiện kinh phí cũng nhƣ nhu cầu của cá nhân cán bộ, công chức, kết quả xác định nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cụ thể đƣợc UBND tỉnh Cao Bằng thực hiện nhƣ sau:

Bảng 3.1. Nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức cấp xã tại Cao Bằng giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính : Lượt người

STT

Đối tƣợng và chƣơng trình bồi dƣỡng

Nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng 2016 2017 2018 2019 2020

I Bồi dƣỡng lý luận chính trị 200 200 200 200 200 II Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng 1300 1300 1300 1300 1300 III Bồi dƣỡng kiến thức QLNN 180 230 350 350 270

IV Bồi dƣỡng tin học 220 300 400 450 180

V

Nhu cầu bồi dƣỡng kiến thức bổ trợ 700 700 700 700 600

Tổng 2600 2730 2950 3000 2550

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, năm 2018

Có thể thấy nhu cầu bồi dƣỡng CBCC của Cao Bằng về cơ bản ổn định, giữa giai đoạn/giữa nhiệm kỳ tăng hơn so với đầu nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ do sau khi bầu cử HĐND và UBND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cần ổn định tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị cơ sở, từ đó các địa phƣơng xác định nhu cầu bồi dƣỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Tỉnh ủy đề ra.

Nhu cầu bồi dƣỡng về trình độ lý luận chính trị, kiến thức, kỹ năng và kiến thức bổ trợ mang tình bình quân theo từng năm do phụ thuộc vào điều kiện về kinh phí tỉnh cấp cho công tác bồi dƣỡng cấp xã, thông thƣờng ổn định theo thời kỳ ngân sách, tức là theo giai đoạn ngân sách, vì vậy, thực tế nhu cầu bồi dƣỡng còn cao hơn kế hoạch nhƣng khi xác định nhu cầu thì Tỉnh căn cứ vào nguồn lực để thực hiện.

Nhu cầu bồi dƣỡng kiến thức QLNN và tin học có sự thay đổi trong từng năm do đây là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các chức danh cán bộ, công chức cấp xã mà mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 phải hoàn thành Nghị quyết đề ra, chính vì vậy công tác bồi dƣỡng ở nội dung này đƣợc tăng cƣờng hơn ở năm 2018 và 2019. Tỉnh Cao Bằng không xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng ngoại ngữ mà tập trung bồi dƣỡng tiếng dân tộc thiểu số ít ngƣời cho cán bộ, công chức cấp xã.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng

3.2.1. Đổi mới tư duy, nhận thức và phương pháp quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng

Trƣớc hết, CBCC Cao Bằng phải đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của công tác bồi dƣỡng CBCC từ việc đổi mới quan niệm về CBCC và để làm tốt công việc thì phải đƣợc đào tạo một cách cơ bản và hệ thống. Đồng thời phải coi bồi dƣỡng CBCC là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thƣờng xuyên nhằm tiêu chuẩn hoá và nâng cao năng lực và trình độ của CBCC; xóa bỏ suy nghĩ coi bồi dƣỡng là để có đủ bằng cấp, đủ tiêu chuẩn ngạch, bậc, đủ chỉ tiêu bồi dƣỡng là mục đích chính. Do đó, cần đổi mới tƣ duy bằng cách đánh giá về trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, nhu cầu…để tiến hành phân loại đối tƣợng đi học cho phù hợp, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến CBCC trẻ vì đây sẽ là nguồn nhân lực chính và quan trọng trong tƣơng lai. Quán triệt tƣ tƣởng của Bác là “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”, không nên coi bồi dƣỡng công chức là ”chi phí”, mà coi đó là một sự ”đầu tƣ thông minh và có lãi”.

Phƣơng pháp QLNN cũ (nhƣ phƣơng pháp QLNN lý nặng về kế hoạch, quản lý trực tiếp, hành chính…) đã không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Cần đổi mới phƣơng pháp QLNN theo hƣớng linh hoạt hơn và kết hợp

nhiều phƣơng pháp quản lý, nhƣ phƣơng pháp mệnh lệnh hành chính kết hợp với phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục ý thức tự giác học tập của CBCC; Đề cao tinh thần học và tự học, tăng cƣờng nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ CBCC Cao Bằng.

3.2.2. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định, chính sách đối với hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Hệ thống văn bản, quy định, chính sách là công cụ điều tiết quan trọng, thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển hoặc kìm hãm động lực phát triển. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định, chính sách của Cao Bằng đối với hoạt động QLNN về bồi dƣỡng CBCC góp phần quan trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, trƣớc hết, Cao Bằng cần giao cho Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với trƣờng chính trị Hoàng Đình Giong và các đơn vị có liên quan căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bồi dƣỡng CBCC nói chung và văn bản cấp trên để tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những văn bản không hợp lý, chồng chéo. Đồng thời, ban hành các văn bản, chính sách nhằm khuyến khích và tạo động lực cho ngƣời học, nhƣ những quy định về thƣởng, phạt rõ ràng, hỗ trợ học phí, tạo điều kiện về thời gian, công việc để ngƣời học chuyên tâm học hành.

3.2.3. Kiện toàn bộ máy, tăng cường nhân lực quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức

Cần có một cơ cấu tổ chức “mềm” linh hoạt để phân công CBCC phụ trách công tác quản lý đào tạo bồi dƣỡng. Trên cơ sở đó có hƣớng dẫn cụ thể để tham mƣu Thủ trƣởng đơn vị có cách thức xử lý phù hợp đối với việc triển khai kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng đã đƣợc phê duyệt vào vận hành trong thực

tiễn. Xem xét bổ sung thêm biên chế làm công tác QLNN về đào tạo, bồi dƣỡng tại Sở Nội vụ.

Có quy định yêu cầu các đơn vị thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng cử cán bộ đầu mối làm công tác quản lý đào tạo bồi dƣỡng - kiêm nhiệm để đảm bảo từ khâu đăng ký nhu cầu, quản lý CBCC tham gia các khóa đào tạo bồi dƣỡng - phối hợp cùng các đơn vị có chức năng nhƣ phòng Nội vụ, Tổ chức cán bộ, Trƣờng chính trị Hoàng Đình Giong quản lý để chất lƣợng công tác bồi dƣỡng đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.4. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp với điều kiện đơn vị

Một là, cần làm rõ về mục tiêu bồi dƣỡng là trang bị cho CBCC có tầm nhìn, có năng lực làm việc thực tế đáp ứng yêu cầu của vị trí công tác, đảm bảo tính chuyên nghiệp, hƣớng tới sự phát triển năng lực của CBCC cấp xã.

Hai là, bồi dƣỡng trên cơ sở năng lực làm việc cho CBCC cấp xã, không kéo dài việc bồi dƣỡng chung chung, không sát thực với công việc hàng ngày. Nhƣ vậy, để bồi dƣỡng cần phải xác định nhu cầu đào tạo và mục đích học tập rõ ràng.

Xác định nguyên tắc trong các chƣơng trình bồi dƣỡng cung cấp kiến thức ở mức cần thiết và rèn luyện kỹ năng đến mức có thể.

Để kế hoạch bồi dƣỡng CBCC mang tính khả thi, đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Kế hoạch bồi dƣỡng cần phải dựa trên yêu cầu chính trị, nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp xã các địa phƣơng trong từng giai đoạn cụ thể.

- Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng CBCC cấp xã cần gắn với quy hoạch về đào tạo với sử dụng và tạo nguồn cán bộ công chức lâu dài. Với tình hình hiện nay, khi lực lƣợng CBCC trong Cao Bằng có đội tuổi trung bình cao, việc quy hoạch đào tạo Cao Bằng hết sức coi trọng và hƣớng vào nhóm đối tƣợng trẻ để tạo nguồn cán bộ công chức, trẻ hóa đội ngũ trong tƣơng lai, có

chƣơng trình đào tạo suốt đời với việc ban hành hệ thống Khung năng lực CBCC theo từng vị trí công việc tại các địa phƣơng. Trong đó nêu rõ công việc phải giải quyết, yêu cầu năng lực cán bộ công chức cần phải có để đảm đƣơng nhiệm vụ, cụ thể theo từng nhóm tiêu thức về kiến thức, kỹ năng và đạo đức, văn hoá ứng xử của cán bộ công chức xã.

Trên cơ sở đó, xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng cho cán bộ công chức xã. Công việc này là cần thiết, nhằm duy trì thƣờng xuyên và liên tục năng lực làm việc theo yêu cầu vị trí công việc. Kiến thức, kỹ năng của cán bộ công chức xã sẽ luôn đƣợc cập nhật thông qua các chƣơng trình bồi dƣỡng bắt buộc hoặc mang tính lựa chọn có định hƣớng. Nhờ đó, chất lƣợng làm việc của các cán bộ công chức đạt đƣợc theo đúng chuẩn mực yêu cầu và có độ đồng đều cao.

- Kế hoạch bồi dƣỡng cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của nhà nƣớc. Đồng thời đảm bảo kỹ lƣỡng, dân chủ, công khai, tránh tình trạng bè phái, mất đoàn kết.

Xuất phát từ đặc thù của Cao Bằng nên cần lập kế hoạch về việc tổ chức các khóa bồi dƣỡng tại địa điểm thuận lợi cho việc đi lại của các đối tƣợng tham gia bồi dƣỡng. Để làm đƣợc việc này, cần chia vùng lựa chọn các đối tƣợng dự học cùng đƣợc bồi dƣỡng, công tác trong cùng lĩnh vực vừa đảm bảo nâng cao trình độ cho CBCC nhƣng cũng đảm bảo nhiệm vụ công việc chuyên môn của đơn vị.

Nhất thiết cần tăng cƣờng tính chủ động của các địa phƣơng trong việc xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng CBCC. Công tác xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng CBCC phải dựa vào thực trạng chất lƣợng CBCC và nhu cầu của đơn vị, có cơ chế tăng cƣờng chủ động của đơn vị sử dụng CBCC trong việc xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng CBCC, giảm bớt sự phụ thuộc vào tỉnh.

Đối với các địa phƣơng cử CBCC đi học cần phải xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cụ thể trên cơ sở dự nguồn, kế cận và nhu cầu thực tiễn; đồng thời

phải xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng vị trí công việc, trên cơ sở đó cử CBCC tham dự các lớp bồi dƣỡng hoặc tuyển dụng, tiếp nhận CBCC phù hợp với vị trí công tác đó. Ngoài ra, phải có kế hoạch bố trí nhân sự phù hợp để giải quyết những công việc do ngƣời đi học để lại.

Đối với bản thân CBCC cấp xã, bồi dƣỡng là một chế độ đãi ngộ, thể hiện trách nhiệm và sự chăm lo cho đội ngũ, là cơ sở cho sự phát triển bền vững của nguồn nhân lực Cao Bằng. Do đó, bản thân ngƣời học phải biết nắm lấy quyền lợi này để bồi dƣỡng thực sự đem lại hiệu quả vừa đáp ứng yêu cầu của tổ chức vừa nâng cao trình độ của bản thân phù hợp với điều kiện mới, sẵn sàng tiếp nhận những nhiệm vụ đƣợc cấp trên giao phó. Xóa bỏ suy nghĩ học tập chỉ là một cách hợp thức hóa chức vụ, học cho xong, học để lấy chứng chỉ, bằng cấp.

Trên thực tế, đa số CBCC phụ thuộc vào kế hoạch bồi dƣỡng do cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)