Quản lý xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên tại Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 64)

Bằng

Trong giai đoạn 2010-2017, Sở Nội vụ đã thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên để thực hiện giảng dạy các chƣơng trình bồi dƣỡng CBCC cấp xã.

Trong giai đoạn này, một số CBCCVC địa phƣơng đƣợc tập huấn làm giảng viên tham gia bồi dƣỡng CBCC cấp xã. Cụ thể: Ủy ban nhân dân tỉnh đã chọn cử 28 cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập huấn giảng viên nguồn do Bộ Nội vụ tổ chức.

-

-

phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” -2015, Ủy ban nhân dân tỉnh cử 67 cán bộ, công chức của các sở, ngành, huyện, thành phố có năng lực chuyên môn tham dự các lớp tập huấn chuyển giao tài liệu bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức. Trong tháng 12/2012, Sở Nội vụ đã mở hội nghị chuyển giao tài liệu cho các cơ quan, đơn vị để chỉnh sửa, bổ sung cho phù

Nhìn chung, giảng viên kiêm chức là các đồng chí lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý và khả năng truyền đạt; các cán bộ, công chức có chuyên môn và kinh nghiệm công tác và đã đƣợc tham gia các lớp tập huấn giảng

viên nguồn do các bộ, ngành tổ chức. Bên cạnh đó, Sở Nội vụ còn mời giảng viên là các tiến sĩ, thạc sĩ của các cơ sở đào tạo trong nƣớc nhƣ: Học viện Hành chính Quốc gia, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội... tham gia giảng dạy. Hiện nay, đội ngũ giảng viên đƣợc tham dự các lớp tập huấn chuyển giao tài liệu bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức biến động nhiều do nghỉ hƣu, chuyển công tác khác hoặc đảm nhiệm các vị trí quản lý. Số giảng viên do các đơn vị giới thiệu khi Sở Nội vụ tổ chức các khóa bồi dƣỡng chƣa đƣợc tham gia các khóa tập huấn nên hạn chế trong các kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ sƣ phạm. Trƣờng hợp giảng viên là giảng viên Trƣờng chính trị Hoàng Đình Giong cũng có những hạn chế nhất định về kiến thức thực tiễn liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của từng chức danh cụ thể hoặc khả năng cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực chƣa kịp thời.

Theo đánh giá của học viên thì „giảng viên của tỉnh có kiến thức thực tế phù hợp với học viên hơn, tuy nhiên giảng viên ngoài tỉnh có phƣơng pháp sƣ phạm tốt hơn, cung cấp phƣơng pháp xử lý tình huống phong phú và cách giải quyết tốt hơn.

2.2.5. Quản lý đầu tư các nguồn lực cho bồi dưỡng CBCC cấp xã tại Cao Bằng

- Về kinh phí: Vấn đề kinh phí sử dụng cho các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng CBCC cấp xã đã đƣợc tỉnh Cao Bằng quản lý theo thẩm quyền.

Đối với nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ: Trong 05 năm (2010 - 2015), UBND tỉnh Cao Bằng đƣợc Trung ƣơng hỗ trợ kinh phí để thực hiện Đề án Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức cấp xã giai đoạn 2010 - 2015 là 20 tỷ; kinh phí thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg để đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã: 4,3 tỷ đồng (năm 2010: 01 tỷ; năm 2011: 700 triệu; năm 2012: 01 tỷ; năm 2013: 01 tỷ; năm 2014: 600 triệu). Kinh phí từ ngân sách địa phƣơng: mỗi năm khoảng 500 triệu đồng.

Việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.

- Về cơ sở vật chất: Đa số các khóa bồi dƣỡng đƣợc tổ chức tại các cơ sở đâò tạo của tỉnh, nhƣ Trƣờng chính trị Hoàng Đình Giong; Trung tâm bồi dƣỡng chính trị các huyện, thành phố hoặc Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên của tỉnh. Nhìn chung các cơ sở đào tạo đều thiếu thiết bị giảng dạy hiện đại, phòng học chƣa đảm bảo thuận tiện cho học viên; các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu nghỉ tại trƣờng của học viên, trong khi đó phần lớn học viên ở xã nên nhu cầu ở lại trƣờng trong thời gian bồi dƣỡng khá lớn.

2.2.6. Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại Cao Bằng

Công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả bồi dƣỡng CBCC cấp xã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ Cao Bằng tiến hành thông qua nhiều hình thức.

Thứ nhất, thông qua các cuộc kiểm tra, thanh tra lĩnh vực nội vụ. Mỗi năm, Sở Nội vụ tiến hành kiểm tra, thanh tra từ 15%- 20% tổng số cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp trong đó có công tác bồi dƣỡng CBCC cấp xã, nhất là việc chọn cử đối tƣợng bồi dƣỡng và hiệu quả công tác bồi dƣỡng với chất lƣợng thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã.

Thứ hai, thông qua các cuộc tổng kết sau mỗi khóa bồi dƣỡng nhằm đánh giá những mặt đạt đƣợc và những hạn chế trong quá trình tổ chức lớp học (về nội dung/ giảng viên/ công tác phục vụ…) để kịp thời điều chỉnh cho hợp lý với từng đối tƣợng học viên và từng giai đoạn. Đồng thời, mỗi năm đều có tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động bồi dƣỡng cán bộ công chức nói chung, trong đó có hoạt động bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã nói riêng.

Thứ ba, kiểm tra đột xuất các cơ sở đào tạo trong quá trình tổ chức các khóa bồi dƣỡng cho CBCC cấp xã.

Thông qua kiểm tra, đánh giá cho thấy nhìn chung việc tổ chức, quản lý các lớp đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc thực hiện nghiêm túc. Công tác tuyển chọn

cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc thực hiện tƣơng đối chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tƣợng. Trong đó cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc ƣu tiên lựa chọn.

2.3. Kết quả bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Cao Bằng

Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy và chính quyền tỉnh và làm tốt công tác QLNN đối với bồi dƣỡng CBCC cấp xã, hoạt động bồi dƣỡng CBCC cấp xã của tỉnh Cao Bằng trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan.

Bảng 2.9. Kết quả bồi dƣỡng CBCC cấp xã của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2017

Đơn vị tính: lượt người

STT Nội dung bồi dƣỡng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể 0 579 0 123 159 196 168 106 2 CT, PCT HĐND và UBND 0 400 320 227 58 0 207 103

3 Công chức chuyên môn

Trƣởng công an xã 0 199 52 47

Chỉ huy trƣởng quân sự 199 52 47 0 0 124 91 Địa chính - NN-XD 199 52 108 47 129 135

Tƣ pháp – Hộ tịch 199 52 56 281 48 0 0

Tài chính – kế toán 0 199 52 46 45 49 0 0

Văn hóa – xã hội 199 199 104 105 40 0 91 96 Văn phòng-thống kê 94 0 52 100 90 0 136 0

4 Công nghệ thông tin 0 0 120 146 120 85 145 113

5 Kỹ năng khác

6 Quản lý nhà nƣớc 0 85 212 137

Giai đoạn 2011-2015, kết quả bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã theo các mục tiêu cụ thể đặt ra nhƣ sau:

+ Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định: Mục tiêu đặt ra là 90%; thực hiện đƣợc 82%.

+ Công chức cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên: Mục tiêu đặt ra là 90% và thực hiện đƣợc 98,3%.

+ Cán bộ cấp xã đƣợc bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc: Mục tiêu đặt ra là 100% và thực hiện đƣợc trên 70%.

+ Công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm: Mục tiêu đặt ra là 70 đến 80% và thực hiện đƣợc 60%.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng trong những năm qua đã góp phần chuẩn hoá theo vị trí chức danh và từng bƣớc nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức cấp xã. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ các chức danh quy hoạch cán bộ hoặc theo chức danh đảm nhiệm đã chọn cử cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp, qua đó chất lƣợng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ trong quản lý điều hành và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bƣớc đƣợc cải thiện. Thông qua các lớp bồi dƣỡng đã trang bị kiến thức và kỹ năng hoạt động thực thi công vụ chuyên sâu theo chức danh, nhƣ các khoá bồi dƣỡng kỹ năng theo tác nghiệp cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hội nhập….Từ đó, góp phần bƣớc đầu nâng cao năng lực thực hiện và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.

Qua đào tạo, bồi dƣỡng, học viên đã nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, vận dụng vào thực tiễn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao ở địa phƣơng. Kết quả đánh giá cán bộ, công chức cấp xã hàng năm của các đơn vị, cơ bản những ngƣời đi đào tạo, bồi dƣỡng đều đƣợc đánh giá đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ; nhiều cán bộ, công chức đã có sự thay

đổi tích cực, phát huy và vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếp thu đƣợc trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

2.4. Một số đánh giá về hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Ưu điểm

- Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã có nhiều giải pháp tích cực thực hiện Nghị quyết của Trung ƣơng và các Nghị định của Chính phủ để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Các cấp ủy đã coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch để không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Chất lƣợng đội ngũ đƣợc nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn.

- Việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã đƣợc quan tâm quán triệt nghiêm túc tới cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Các cơ quan quản lý công tác đào tạo và cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức đã chủ động, kịp thời phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, các ngành chức năng trong tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng sự chỉ đạo, lãnh đạo và kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng của tỉnh đã ban hành hàng năm.

- Việc tổ chức, quản lý các lớp đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc thực hiện nghiêm túc. Công tác tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dƣỡng cơ bản đảm bảo yêu cầu, đã chú trọng ƣu tiên lựa chọn cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số (dân tộc Mông, Dao, Sán chỉ, Lô lô..) và cán bộ là nữ cử tham gia các khóa đào tạo.

- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng trong thời gian qua đã từng bƣớc đƣợc thực hiện theo hƣớng cụ thể, thực tế hơn, góp phần chuẩn hóa theo vị trí chức danh và từng bƣớc nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, công chức, viên

chức. Các đơn vị đã từng bƣớc bám sát vị trí quy hoạch hoặc theo chức danh đảm nhiệm để cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dƣỡng cho phù hợp. Thông qua đào tạo, bồi dƣỡng, cán bộ, công chức, viên chức từng bƣớc đƣợc nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm.

- -

, nhƣ:

u –

uyên môn nghiệp vụ… đƣợc tổ chức tại tỉnh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức cấp xã tham gia trong điều kiện vừa làm, vừa học.

- Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

-

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đƣợc nêu trên, hoạt động QLNN về bồi dƣỡng CBCC cấp xã tại Cao Bằng vẫn còn một số hạn chế nhất định:

- Việc ban hành các quy định về chính sách, chế độ đối với CBCC cũng nhƣ những quy định về chế độ hỗ trợ cho CBCC khi tham gia các khóa bồi dƣỡng chƣa thỏa đáng, chƣa thật sự hoàn thiện dẫn tới thực tiễn có một số vƣớng mắc trong việc xây dựng kế hoạch và cử công chức đi bồi dƣỡng, chính sách hỗ trợ, gây ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích của CBCC; chƣa xây

dựng và ban hành đƣợc mô hình bồi dƣỡng chuẩn và phù hợp với tình hình thực tế; nội dung bồi dƣỡng chƣa cụ thể và bám sát với yêu cầu của từng vị trí công việc đòi hỏi. Một số quy định tại các văn bản quản lý nhà nƣớc về công tác bồi dƣỡng của tỉnh chƣa thật sự hợp lý, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh bất cập cần đƣợc khắc phục; chƣa ban hành đƣợc bản mô tả công việc theo vị trí việc làm nên chƣa có cơ sở để xác định các nội dung kiến thức, kỹ năng cần bồi dƣỡng cho công chức theo (vị trí việc làm) nhiệm vụ đƣợc phân công đảm nhiệm.

- Công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đáp ứng yêu cầu. Công tác lập kế hoạch bồi dƣỡng chƣa sát, mới chú trọng đến những nhiệm vụ hiện tại, chƣa có chiến lƣợc lâu dài, chƣa có quy hoạch, kế hoạch cụ thể về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cơ sở, vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng còn mang tính hình thức. Việc quy hoạch đào tạo và bố trí sử dụng đôi khi chƣa sát với thực tế. Việc cử CBCC đi học chƣa gắn với quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn, đối tƣợng; chƣa chú ý đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh và xuất phát từ nhiệm vụ, vị trí công tác.

Trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng còn phân tán, chƣa tập trung vào những vấn đề trọng điểm, bức thiết. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chƣa thật sát sao, mới chỉ chú trọng đến chỉ tiêu về số lƣợng, chƣa chú trọng nhiều đến chất lƣợng, hiệu quả.

- Việc xây dựng các nội dung và chƣơng trình đào tạo hàng năm còn bị động; hiệu quả của việc đào tạo bồi dƣỡng còn thấp; các kỹ năng chuyên sâu chƣa đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Nội dung bồi dƣỡng tuy đã đƣợc chú trọng, nhƣng một số chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng kỹ năng chuyên sâu còn chậm đƣợc ban hành. Việc quán triệt, bồi dƣỡng về tác phong công chức, đạo đức, văn hoá ứng xử....có lúc có nơi chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức trong khi đây là yếu tố chính ảnh hƣởng, tác động trực tiếp đến việc ngƣời dân

có hài lòng hay không đối với sự phục vụ của cán bộ công chức cấp xã. Ngoài ra, nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng chƣa xuất phát từ thực trạng trình độ của CBCC nên đôi khi không phù hợp với các đối tƣợng học; học theo kiểu phong trào, lấy chứng chỉ, thành tích để đáp ứng yêu cầu ngạch, bậc. Một số chƣơng trình bồi dƣỡng còn trùng lặp về nội dung, chƣa đƣợc cập nhật, bổ sung thƣờng xuyên, chƣa sát với yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới. Nội dung

về mọi mặt, mới chỉ tập trung bồi dƣỡng về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, chƣa chú trọng nhiều vào mảng bồi dƣỡng nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện theo vị trí việc làm và chức danh lãnh đạo quản lý.

- Công tác phát triển đội ngũ giảng viên chƣa thực sự bài bản, khoa học và toàn diện. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý công tác bồi dƣỡng và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)