Bài học kinh nghiệm choTổng cục Thuế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế, bộ tài chính (Trang 37 - 39)

1.3. Kinh nghiệm của một số đơn vị trong nƣớc về quản lý chi thƣờng xuyên

1.3.2. Bài học kinh nghiệm choTổng cục Thuế Việt Nam

Thông qua kinh nghiệm quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Cục tài chính doanh nghiệp và Kinh nghiệm của Tổng cục Hải quan, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Tổng Cục Thuế Việt Nam cụ thể nhƣ sau:

Dự toán chi thƣờng xuyên NSNN đƣợc chuẩn bị theo một quy trình chặt chẽ, chi tiết và khi đã đƣợc thông qua thì có giá trị nhƣ một quy định và trở thành căn cứ quan trọng để thực hiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN. Đồng thời, phƣơng thức quản lý chi thƣờng xuyên NSNN đƣợc áp dụng thống nhất và hiệu quả và quản lý chi theo kết quả đầu ra.

Cần tăng cƣờng ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thƣờng xuyên. Nghiên cứu và áp dụng quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi.

Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên NS cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ƣu tiên, nhất là chi cho mục tiêu ĐTPT phù hợpvới yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn, chú trọng ĐTPT kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tăng khả năng cân đối thu chi NSNN, tăng quyền chủ động của địa phƣơng.

Cần chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý. Kinh nghiệm của các đơn vị cho thấy đơn vị nào có hệ thống cơ quan quản lý đồng bộ; có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng và không có sự chồng chéo giữa các bộ phận, các cơ quan trong quá trình quản lý thì kinh phí ở đơn vị đó đƣợc quản lý và sử dụng có hiệu quả. Nhà nƣớc ta cũng phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý kinh phí NSNN từ

trung ƣơng đến địa phƣơng và trong từng cơ quan, đơn vị, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi cá nhân một cách rõ ràng và không có sự chồng chéo; các cơ quan cũng cần đƣợc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đƣợc bố trí các cán bộ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ..

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cƣơng tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những ngƣời chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tóm lại, chƣơng 1 luận văn đã nghiên cứu hệ thống hóa những vẫn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, vai trò của chi thƣờng xuyên NSNN, nội dung quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại cơ quan nhà nƣớc, bao gồm: Xây dựng, hƣớng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc; công tác lập kế hoạch, dự toán, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc; công tác chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc; công tác quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc; công tác kiểm tra chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc; công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc và kinh nghiệm quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại một số đơn vị trong nƣớc, từ đó rút ra bài học quản lý cho Tổng cục Thuế Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỔNG CỤC THUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế, bộ tài chính (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)