Thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế, bộ tài chính (Trang 43)

tại Tổng cục Thuế

2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng, hướng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách chi thường xuyên ngân sách nhà nước

2.2.1.1. Cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước được Quốc hội, Nhà nước quy định đối với ngành Thuế

Giai đoạn năm 2009 – 2010: Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2009/QĐ-TTg ngày 20/4/2009 về cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với ngành Thuế năm 2009 và năm 2010. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 116/2009/TT-BTC ngày 05/6/2009 hƣớng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với ngành Thuế năm 2009 và năm 2010.

Giai đoạn năm 2011 – 2015: Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2011/QĐ-TTg ngày 10/3/2011 về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế giai đoạn 2011 – 2015. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 59/2011/TT-BTC ngày 12/5/2011, Quyết định số 1441/QĐ-BTC ngày 14/6/2011 hƣớng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2011 - 2015..

Giai đoạn năm 2016 – 2020: Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15/3/2016 về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 76/2016/TT-BTC ngày 30/5/2016 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và

biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020. Nội dung sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động của ngành Thuế giai đoạn này đƣợc quy định nhƣ sau:

Kinh phí hoạt động đƣợc phân bổ hàng năm theo mức ổn định là 1,8% trên dự toán thu NSNN do Quốc hội, Chính phủ giao. Nguồn kinh phí đƣợc phân bổ đảm bảo: Chi đầu tƣ xây dựng tối thiểu 10%, chi mua sắm hiện đại hoá trang thiết bị tối thiểu 25% và chi hoạt động thƣờng xuyên tối đa 65% trên tổng dự toán chi đƣợc giao, thể hiện qua biểu đồ số 1:

65 10

25

Chi thường xuyên Chi đầu tư XDCB

Chi mua sắm trang thiết bị

Nhƣ vậy, so với 2 giai đoạn trƣớc, giai đoạn này, tỷ lệ % kinh phí hoạt động trên dự toán thu NSNN do Quốc hội, Chính phủ giao đã giảm từ 1,9% lên 1,8%. Nhƣng tỷ lệ chi thƣờng xuyên trên tổng dự toán đƣợc giao vẫn ổn định là 65% và chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị không kết cấu trong nội dung chi thƣờng xuyên.

Nội dung chi hoạt động thƣờng xuyên bao gồm các nội dung sau: - Chi thanh toán cá nhân;

- Chi quản lý hành chính và chi đảm bảo hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, bao gồm:

+ Các khoản chi quản lý hành chính và nghiệp vụ chuyên môn;

sách pháp luật thuế; in ấn chỉ thuế; ủy nhiệm thu thuế; trang phục; nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức theo chƣơng trình, kế hoạch của hệ thống Thuế; thuê trụ sở...

Hàng năm, số kinh phí tiết kiệm đƣợc từ chi thƣờng xuyên, ngành Thuế đƣợc sử dụng cho các nội dung sau:

(1) Bố trí cho các công trình đầu tƣ xây dựng và mua sắm hiện đại hoá ngành.

(2) Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức bình quân toàn ngành tối đa không quá 0,2 lần mức tiền lƣơng chung do Nhà nƣớc quy định.

(3) Chi khen thƣởng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành có thành tích đóng góp hỗ trợ cho hoạt động Thuế, chi phúc lợi tập thể. Mức chi khen thƣởng, phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lƣơng, tiền công và thu nhập thực hiện trong năm.

(4) Trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho những ngƣời tự nguyện về nghỉ chế độ trong quá trình sắp xếp tổ chức lại lao động; chi hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thuế.

(5) Số kinh phí còn lại sau khi đã sử dụng cho các nội dung trên, Tổng cục Thuế đƣợc chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

Điểm khác biệt giữa cơ chế quản lý chi thƣờng xuyên giai đoạn này so với giai đoạn trƣớc là nội dung chi mua sắm tài sản phục vụ công tác hiện đại hoá ngành không có trong cơ cấu chi hoạt động thƣờng xuyên. Mặt khác, kinh phí tiết kiệm không đƣợc trích lập quỹ ổn định thu nhập nhƣ những giai đoạn trƣớc.

Một điểm đáng chú ý của cơ chế quản lý tài chính và biên chế là quy định về mức chi tiền lƣơng, tiền công đối với cán bộ công chức. Theo đó, mức chi tiền lƣơng, tiền công đối với cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động bình quân toàn ngành Thuế không vƣợt quá 1,8 lần so với chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nƣớc quy định (lƣơng ngạch, bậc, chức vụ và các loại phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ).

Trong khi đó, tại hầu hết các cơ quan hành chính trên cả nƣớc hiện nay vẫn thực hiện chi trả lƣơng cho cán bộ, công chức theo hệ số 1. Do vậy, có thể nói những quy định mới về tiền lƣơng, tiền công mà Quốc Hội, Chính phủ ƣu tiên áp dụng trong ngành Thuế đã tạo điều kiện rất lớn trong việc cải thiện chế độ tiền lƣơng, nâng cao thu nhập và đời sống cho cán bộ công chức, giúp cán bộ công chức Thuế yên tâm công tác, hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc phân công. Đồng thời, do đặc thù của ngành Thuế là cán bộ trực tiếp thu tiền thuế cho NSNN nên việc quy định mức lƣơng này cũng nhằm hạn chế việc cán bộ thuế vì lƣơng thấp mà cố tình chiếm dụng tiền thuế thu đƣợc sử dụng vào mục đích khác. Việc này đã tạo ý thức tự giác và nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng lao động của toàn thể cán bộ công chức, thúc đẩy cán bộ công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng tiến độ, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả lao động của từng cá nhân, đơn vị cũng nhƣ của toàn ngành.

Cơ chế quản lý tài chính và biên chế mà Thủ tƣớng Chính phủ cho phép áp dụng trong ngành Thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Thuế đổi mới trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Nguồn kinh phí hoạt động đƣợc giao hàng năm ngoài việc sử dụng để đảm bảo các khoản chi thƣờng xuyên theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc, ngành Thuế đã tập trung cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp và ngƣời làm thủ tục Thuế; tăng cƣờng công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công chức; phối hợp các cơ quan ban ngành trong công tác đấu tranh phòng chống thất thu thuế; từng bƣớc cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc của cơ quan Thuế để cải thiện môi trƣờng làm việc cho cán bộ, công chức đồng thời cũng để tăng khả năng đón tiếp, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ ngƣời dân khi đến làm thủ tục Thuế.

Tuy nhiên, theo cơ chế quản lý tài chính Chính phủ cho phép nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của ngành Thuế đƣợc phân bổ theo mức ổn định là 1,8% giai đoạn năm 2009-2010, 1,9% giai đoạn năm 2011-2015, 1,8 giai đoạn 2016 - 2020 trên dự toán thu ngân sách nhà nƣớc phân bổ hàng năm,

nhƣng thực tế 3 năm qua, chƣa năm nào Bộ Tài chính giao đủ kinh phí theo cơ chế cho ngành Thuế.

Mặt khác, việc điều hành công tác tài chính đối với cơ chế quản lý chi thƣờng xuyên NSNN của Bộ Tài chính cũng có sự khác biệt so với quy định của Thủ tƣớng Chính phủ đó là: Các nội dung chi hoạt động thƣờng xuyên đặc thù nhƣng nằm trong định mức chi thƣờng xuyên 65% dự toán đƣợc phân bổ trong năm nhƣ: Chi tuyên truyền thuế; chi ủy nhiệm thu; chi mua sắm trang phục; chi thuê trụ sở; chi đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ ...đƣợc Bộ Tài chính quản lý theo nội dung, danh mục riêng, trƣờng hợp các đơn vị có sự thay đổi, điều chỉnh thì phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh. Đơn vị không đƣợc sử dụng kinh phí bố trí cho các nội dung chi đặc thù vào nội dung chi thƣờng xuyên khác. Kinh phí tiết kiệm nội dung chi đặc thù không đƣợc chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, chi khen thƣởng phúc lợi v.v...Trong khi cơ chế tài chính đƣợc Chính phủ và Bộ Tài chính cho phép là tiết kiệm kinh phí thƣờng xuyên nằm trong cơ cấu 65% đƣợc chi khen thƣởng, phúc lợi...dẫn đến việc đơn vị không có ý thức tiết kiệm nội dung chi đặc thù, cố gắng chi hết nội dung đƣợc giao.

Với đặc điểm cơ chế quản lý tài chính là cho phép ngành thuế đƣợc sử dụng kinh phí tiết kiệm đƣợc để chi khen thƣởng, phúc lợi, bổ sung thu nhập cho cán bộ, chi mua sắm, đầu tƣ…, trong đó chi bổ sung thêm thu nhập cho cán bộ, công chức và ngƣời lao động bình quân toàn hệ thống Thuế tối đa 0,2 lần mức lƣơng đối với cán bộ công chức, viên chức do Nhà nƣớc quy định, chi khen thƣởng cho các tổ chức, cá nhân và chi phúc lợi tập thể trong hệ thống Thuế tối đa 03 tháng tiền lƣơng, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm. Tuy vậy, trong các năm qua ngành Thuế chƣa có đủ nguồn kinh phí để chi cho cán bộ theo cơ chế tài chính đƣợc hƣởng do kinh phí đƣợc Bộ giao luôn thiếu vì thế việc tiết kiệm chỉ đủ để bù vào khoản thiếu hụt này.

Thực hiện theo các văn bản về cơ chế quản lý tài chính của Thủ tƣớng Chính phủ và Bộ Tài chính, ngành Thuế đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-

TCT ngày 28/9/2016 Quy chế quản lý tài chính năm 2016 và năm 2020 kèm theo; Quyết định số 1819/QĐ-TCT ngày 28/9/2016 kèm theo quy chế chi tiêu và một số định mức chi tiêu nội bộ giai đoạn 2016-2020 kèm theo

- Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc năm 2017

Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2586/QĐ-BTC ngày 30/11/2016 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi nguồn ngân sách nhà nƣớc hàng năm trong giai đoạn 2017-2020 đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính.

Trên cơ sở Quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính, Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 818/QĐ-TCT ngày 31/5/2017 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi nguồn ngân sách nhà nƣớc hàng năm trong giai đoạn 2017-2020 đối với các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế.

2.2.1.2. Thực trạng xây dựng, hướng dẫn, cụ thể hóa các chế độ, chính sách chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thuế

Thực hiện theo các văn bản về cơ chế quản lý tài chính của Thủ tƣớng Chính phủ và Bộ Tài chính, ngành Thuế đã ban hành Quy chế quản lý tài chính năm 2016 và năm 2020 kèm theo Quyết định số 1819/QĐ-TCT ngày 28/9/2016, Quy chế chi tiêu và một số định mức chi tiêu nội bộ giai đoạn 2016 - 2020 kèm theo Quyết định số 1819/QĐ-TCT ngày 28/9/2016;

Nội dung các Quyết định của Tổng cục Thuế đã chấp hành đúng và cụ thể hóa nội dung các Quyết định của Chính phủ, Thông tƣ, Quyết định hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính cũng nhƣ đảm bảo theo đúng các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nƣớc, Bộ Tài chính kết hợp với tính chất đặc thù của ngành Thuế.

Tại các Quy chế này, Tổng cục Thuế đã quy định rõ nội dung và các định mức chi tiêu nội bộ đƣợc áp dụng trong toàn ngành nhƣ:

- Qui định về các khoản thanh toán cho cá nhân: tiền lƣơng, tiền công và các khoản có tính chất theo lƣơng, chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức, chi khen thƣởng và chi phúc lợi tập thể trong hệ thống Thuế, chế độ thanh toán nghỉ phép năm, các khoản phụ cấp...

- Qui định về chi quản lý hành chính và nghiệp vụ chuyên môn: các khoản chi bồi dƣỡng cho cán bộ có tính chất đặc thù nhƣ bồi dƣỡng cán bộ làm nhiệm vụ nhập xuất kho ấn chỉ, kiểm kê tài sản, vật tƣ, ấn chỉ thuế (in ấn các loại biên lai thu tiền phí, lệ phí, tem thuốc lá...), bồi dƣỡng cán bộ làm tại bộ phận một cửa, giải đáp chính sách, pháp luật thuế, cán bộ làm công tác tin học, các khoản chi phối hợp công tác thu với các đơn vị bên ngoài hệ thống trong việc phối hợp nhiệm vụ thu ngân sách...và các nội dung chi trích dẫn các văn bản hiện hành của Nhà nƣớc và Bộ Tài chính nhƣ công tác phí, hội nghị phí, chi tiếp khách, chi hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án lớn, chi thanh toán cƣớc phí điện thoại, chi cho nghiên cứu khoa học cấp cơ sở...

Trên cơ sở xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ của Tổng cục Thuế, các đơn vị trong ngành đã xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình đảm bảo phù hợp với đặc thù từng đơn vị, không trái và vƣợt định mức qui định tại Qui chế Tổng cục Thuế đã ban hành.

Hàng năm, căn cứ vào các văn bản của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về công tác lập dự toán, quyết toán, công tác kiểm tra, công tác khóa sổ kế toán cuối năm và căn cứ vào chính sách chế độ nhà nƣớc ban hành đƣợc qui định tại cơ chế quản lý tài chính và định mức chi tiêu nội bộ... Tổng cục Thuế ban hành các văn bản hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, còn có một số hạn chế trong công tác hƣớng dẫn, cụ thể hóa các văn bản, chính sách chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Thuế nhƣ sau:

hƣớng dẫn cụ thể để thực hiện, dẫn đến việc thực hiện còn nhiều bất cập, cùng một nội dung nhƣng mỗi địa phƣơng chi khác nhau nhƣ:

+ Tổng cục Thuế chƣa có văn bản cụ thể hƣớng dẫn mức chi trả thù lao uỷ nhiệm thu cho cán bộ làm công tác ủy nhiệm thu tại các xã, phƣờng dẫn đến mỗi địa phƣơng chi theo một mức khác nhau, có nơi chi 100.000đồng/tháng/cán bộ ủy nhiệm thu nhƣ ở huyện Na Hang- tỉnh Tuyên Quang, có nơi chi 5.000.000 đồng/tháng/cán bộ ủy nhiệm thu nhƣ ở Quận I TP Hồ Chí Minh; Kinh phí đƣợc trích trên số thu do cán bộ uỷ nhiệm thu thu có nơi trả hết cho cán bộ uỷ nhiệm thu nhƣng có nơi UBND xã phƣờng giữ lại theo tỷ lệ UBND qui định, nhƣ tại Quận Hai Bà Trƣng- Thành phố Hà Nội trả 70% cho cán bộ uỷ nhiệm thu, 30% cho UBND phƣờng…

+ Tổng cục Thuế chƣa có văn bản hƣớng dẫn mức chi cho hội đồng tƣ vấn thuế xã phƣờng trong việc tham gia công tác lập bộ và xây dựng mức thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn các xã, phƣờng, thị trấn dẫn đến việc chi mỗi nơi mỗi khác: có nơi chi lƣơng theo tháng trên mỗi cán bộ trong hội đồng tƣ vấn, có nơi chi tiền văn phòng phẩm, bút, mực theo thực tế phát sinh, có nơi không có chế độ nên không chi...dẫn đến chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả công tác này chƣa cao, ảnh hƣởng đến số thu của địa phƣơng...

- Một số chính sách, chế độ, định mức quy định của Nhà nƣớc chƣa điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế, bộ tài chính (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)