Tổng quan về Tổng cục Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế, bộ tài chính (Trang 39 - 43)

2.1.1. Quá trình hình thành phát triển ngành Thuế

Tên cơ quan: Tổng Cục Thuế

Địa chỉ: Số 123 Lò Đúc, quận Hai Bà Trƣng, TP. Hà Nội

Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nƣớc, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc (gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Ngày 25/3/1946 Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 210- TC thành lập Nha Thuế trực thu Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) có nhiệm vụ nghiên cứu, đề nghị thi hành và kiểm soát các công việc liên quan đến các loại thuế trực thu (thuế điền thổ, thuế thổ trạch, thuế môn bài, thuế lƣơng bổng, thuế lãi doanh nghiệp, thuế lợi tức tổng hợp). Ở mỗi kỳ có Nha thuế trực thu cấp kỳ; ở mỗi tỉnh có phòng thuế trực thu.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951), Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách thuế mới, chủ yếu là thuế nông nghiệp và thuế công thƣơng nghiệp. Ngày 14/7/1951, Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 55/NĐ thành lập”Vụ Thuế Nông nghiệp với nhiệm vụ xây dựng và tồ chức chỉ đạo, quản lý thu thuế nông nghiệp. Ở các liên khu, tỉnh, huyện, cơ quan tài chính trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo, quản lý thu thuế nông nghiệp trên địa bàn.

Ngày 17/7/1951, Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 63/NĐ thành lập hệ thống tổ chức ngành thuế công thƣơng nghiệp

Ngày 7/8/1990, Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành nghị định số 218- HĐBT về việc thành lập ngành thuế nhà nƣớc đƣợc hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thƣơng nghiệp, thuế nông nghiệp, thực hiện sự đổi mới cơ bản về hệ thống tổ chức thống nhất,kiện toàn bộ máy, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, bảo đảm các mục tiêu cải cách hệ thống thuế mới với hiệu quả cao nhất. Ngành thuế nhà nƣớc đƣợc tổ chức qua 3 cấp từ tổng cục thuế, cục thuế đến chi cục thuế; đƣợc xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách thuế chung cả nƣớc và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc song hành lãnh đạo.

2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Tính đến năm 2018, ngành Thuế có tổng số 762 đơn vị dự toán, trong đó: đơn vị dự toán cấp II gồm 63 đơn vị là các Cục thuế tỉnh, TP trực thuộc TW, đơn vị dự toán cấp III có 758 đơn vị gồm 63 đơn vị là Văn phòng cục thuế các tỉnh, TP và 695 đơn vị là các Chi cục thuế huyện, TP, thị xã thuộc Cục Thuế, 4 đơn vị dự toán cấp III thuộc Tổng cục Thuế gồm: Trƣờng NVT, Đại diện VP TCT tại TP HCM, Cục CNTT, Văn phòng TCT. Tổng cục Thuế là đơn vị dự toán cấp II thuộc Bộ Tài chính. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể nhƣ sau:

Các Vụ trực thuộc Tổng Cục Thuế

+ Vụ Chính sách: có chức năng tham mƣu giúp Tổng cục Trƣởng TCT trình Bộ trƣởng BTC về Văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn về chính sách thuế và quản lý thuế theo phân công của Bộ trƣởng Bộ Tài chính;

+ Vụ Pháp chế: giúp Tổng cục trƣởng TCT thực hiện tham gia ý kiến vào các dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, hƣớng dẫn và đề xuấtviệc giải quyết các tranh chấp, tố tụng về thuế theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế.

+ Vụ Dự toán thu thuế: giúp Tổng cục Trƣởng TCT dự toán thu thuế hàng năm của ngành thuế, dự toán thu thuế pháp lệnh hàng năm giao cho các Cục thuế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

+ Và các Vụ liên quan khác

Tổng cục Thuế

Các vụ Văn phòng TCT

Thanh Tra Ban cải cách và hiện

đại hóa Trƣởng ban NVThuế Tạp Chí Thuế Cục CNTT Cục Thuế Gồm 14 phòng ban chức năng ( Hà Nội; TP HCM) Gồm 11 phòng ban chức năng (đối với Cục Thuế còn lại)

Chi cục Thuế

Các đội nghiệp vụ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy

(Nguồn: Văn phòng Tổng Cục Thuế, năm 2018)

Văn phòng: giúp Tổng cục trƣởng TCT, tổ chức quản lý công tác hành chính, đồng thời thực hiện công tác tài vụ, quản trị tại cơ quan Tổng cục Thuế là đơn vị dự toán cấp III thuộc Tổng cục Thuế.

Thanh tra: Giúp Tổng cục trƣởng TCT trong công tác thanh, kiểm tra về lĩnh vực Thuế trong cả nƣớc.

Cục Công nghệ thông tin: Có chức năng giúp Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế thống nhất quản lý hoạt động, phát triển và ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thuế của ngành Thuế , xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu ngành Thuế là đơn vị dự toán cấp III thuộc Tổng cục Thuế

Cục thuế: Có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục thuế: có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn

(1) Trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định:

a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý thuế;

b) Chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế;

c) Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc.

(2) Trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: a) Dự thảo thông tƣ và các văn bản khác về quản lý thuế; b) Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành thuế.

(3) Ban hành văn bản hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

(4) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án về quản lý thuế sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

(5) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế.

(6) Tổ chức hƣớng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nƣớc; tổ chức công tác hỗ trợ ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

(7) Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quy trình nghiệp vụ về kế toán thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan.

(8) Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế,gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt thuế.

(9) Bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời nộp thuế; giữ bí mật thông tin của ngƣời nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.

(10) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế, bộ tài chính (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)