Mục tiêu, định hƣớng phát triển công tác quản lý và sử dụng chi thƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế, bộ tài chính (Trang 84)

thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc của Ngành Thuế đến năm 2025

3.1.1. Mục tiêu

Với mục tiêu tổng quát về định hƣớng phát triển ngành Tài chính Việt Nam đến năm 2025: Bảo đảm tiềm lực tài chính quốc gia đủ mạnh để chủ động thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, có khả năng kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ, giá cả và thị trƣờng; hệ thống chính sách động viên, phân phối tài chính có hiệu lực cao, đảm bảo công bằng, năng động, phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, có tác động mở đƣờng khai thông các nguồn nội lực, thu hút ngoại lực và sử dụng hiệu quả toàn bộ các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ, đƣợc quản lý và kiểm toán chặt chẽ, làm cho tài chính trở thành thƣớc đo hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về tài chính đƣợc tăng cƣờng và đổi mới trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá công cụ và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính; củng cố và nâng cao vị thế tài chính Việt Nam trong quan hệ quốc tế trên cơ sở bảo đảm độc lập tự chủ và an ninh tài chính quốc gia.

Từ những mục tiêu tổng quát nêu trên đã đặt cho công tác quản lý và sử dụng kinh phí thƣờng xuyên NSNN của ngành Thuế giai đoạn từ nay đến năm 2025 phải đƣợc đổi mới cơ bản cả về chất và lƣợng, nhận thức đƣợc đầy đủ vai trò của nhiệm vụ điều hành và quản lý tài chính ngân sách trong thực hiện các chiến lƣợc về cơ sở vật chất và chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực nhằm

tạo động lực cho thực hiện thắng lợi mục tiêu hiện đại hóa ngành từ nay 2025. Ngân sách ngành Thuế phải xây dựng một cơ cấu chi hợp lý, phù hợp mục tiêu của giai đoạn, dự toán và kế hoạch của mỗi năm, của từng đơn vị phải đƣợc đặt trong kế hoạch tổng thể đến năm 2025, tính toán đầy đủ các nhiệm vụ chi theo lộ trình từng chƣơng trình, đề án đã đƣợc Bộ Tài chính phê duyệt nhƣ: Chiến lƣợc cải cách Thuế đến năm 2025. Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong ngành Thuế và các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính trong quá trình triển khai thực hiện theo các mục tiêu, định hƣớng về công tác quản lý và sử dụng kinh phí cụ thể nhƣ sau:

- Hƣớng dẫn, cụ thể hoá các chính sách, chế độ, định mức trong quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo đồng bộ, đầy đủ và phù hợp với đặc thù ngành Thuế: Tiếp tục rà soát để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, tài sản theo quy định các bộ Luật có liên quan (Luật NSNN, Luật Kế toán, Luật Xây dựng, công khai ngân sách, quy chế dân chủ cơ sở...) với mục tiêu phân cấp rõ thẩm quyền từng cấp quản lý, từng đơn vị, xác định rõ trách nhiệm, trong tổ chức thực hiện, chế độ báo cáo, phù hợp với đặc thù của tổ chức bộ máy quản lý và sử dụng kinh phí NSNN, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động triển khai nhiệm vụ, nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản Nhà nƣớc và các nguồn kinh phí hợp pháp khác;

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng đồng bộ và đầy đủ các định mức, tiêu chuẩn về sử dụng kinh phí NSNN, về trang bị và sử dụng tài sản Nhà nƣớc trên cơ sở các quy định của Nhà nƣớc với mục tiêu sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, thủ tục trong triển khai từng nhiệm vụ quản lý và sử dụng kinh phí NSNN theo hƣớng gọn nhẹ, rõ ràng về thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm, giảm các thủ tục hành chính trung gian không cần thiết, đảm bảo yêu cầu quản lý trong điều kiện có nhiều thay đổi của cơ chế quản lý tài chính và các điều kiện về hiện đại hoá công sở.

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính theo hƣớng mở rộng phân cấp, giao quyền chủ động cho các đơn vị trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở xây dựng quy trình quản lý tài chính, đầu tƣ và quản lý tài sản

- Hoạch định và phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí nhằm hỗ trợ có hiệu quả nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị

-. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí; thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai trong các lĩnh vực quản lý; nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ trong các lĩnh vực quản lý

- Kiện toàn và ổn định bộ máy, tăng cƣờng công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý kinh phí tại các đơn vị thuộc ngành Thuế

3.1.2. Định hướng

- Thực hiện đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, phù hợp với tổ chức bộ máy và đồng bộ với chủ trƣơng cải cách hành chính

Đổi mới, hoàn thiện cơ chế cơ chế quản lý tài chính phải xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội và nền hành chính nƣớc ta; đảm bảo phù hợp với hệ thống luật pháp, hệ thống cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội; phù hợp với đƣờng lối phát triển của đất nƣớc trong từng giai đoạn của nền kinh tế thị trƣờng đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Mặt khác, qua quản lý và sử dụng kinh phí NSNN phải góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội.

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí NSNN phải gắn liền với cải cách, thể chế hóa các thủ tục hành chính; rà soát chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị đảm bảo tránh chồng chéo; bố trí, sắp xếp lại bộ máy theo hƣớng thu gọn tổ chức bộ máy và tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế.

- Đầu tƣ, bố trí kinh phí ngân sách nhà nƣớc phải xuất phát từ mục tiêu hoàn thành chức năng, nhiệm vụ chính trị là thu ngân sách của ngành Thuế

-. Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc tại các đơn vị ngành Thuế phải quán triệt quan điểm tiết kiệm và đánh giá hiệu quả thông qua kết quả đầu ra

Việc sử dụng kinh phí chi NSNN mặc dù đƣợc thực hiện qua nhiều cấp, nhiều cơ quan quản lý, tuy nhiên vẫn có những kẽ hở dẫn đến các hiện tƣợng nhƣ chi tiêu không đúng nội dung, mục đích, chi tiêu kém hiệu quả... Thực hành tiết kiệm trong quản lý và sử dụng kinh phí không có nghĩa là cắt giảm kinh phí, cắt giảm nội dung chi không tính toán đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan; việc tiết kiệm kinh phí phải trên cơ sở các chế độ, định mức quy định, phù hợp với các lĩnh vực, nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ và phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của mỗi vùng, khu vực...

Về đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí của các đơn vị, ngoài việc thực hiện theo các chế độ, định mức quy định, phải gắn với kết quả tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, kết quả thực hiện các mục tiêu, hiệu quả đạt đƣợc trong từng giai đoạn nhất định.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Tổng cục Thuế

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng, hướng dẫn cụ thể hóa các chế độ chính sách chi thường xuyên NSNN

Thực hiện đổi mới, điều chỉnh cơ cấu chi thƣờng xuyên NSNN để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực tài chính cho mỗi cơ quan HCSN.

Qua phân tích các hạn chế về quan hệ, tính đồng bộ giữa dự toán chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển tại chƣơng 2, để hạn chế và khắc phục đƣợc điều này, trong phân bổ kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN, cần

thực hiện điều chỉnh cơ cấu chi đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên theo một số biện pháp:

- Để đảm bảo hoạt động chi thƣờng xuyên của ngành Thuế phục vụ nhiệm vụ chính trị đƣợc Quốc hội giao, phù hợp với tình hình thực tế (bình quân đã chi thƣờng xuyên các năm qua đạt trên 72%) kiến nghị Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ, Quốc hội tăng tỷ lệ cơ cấu chi thƣờng xuyên trong dự toán đƣợc giao hàng năm nâng từ 65% lên là 70%.

- Đối với dự toán đƣợc giao theo cơ chế ngành Thuế đƣợc hƣởng, đề nghị Bộ Tài chính xem xét giao đủ kinh phí chi thƣờng xuyên ngay từ đầu năm để các đơn vị chủ động trong việc điều hành ngân sách, đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả.

- Đối với các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù của ngành Thuế kết cấu trong chi thƣờng xuyên trên dự toán đƣợc phân bổ hàng năm và không đƣợc chủ động điều chỉnh giữa các nội dung chi thƣờng xuyên khi có sự thay đổi về nội dung đƣợc phê duyệt là chƣa hợp lý. Đề nghị đối với các khoản chi đặc thù đƣợc tính nhƣ các khoản chi thuờng xuyên khác và Thủ trƣởng đơn vị đƣợc chủ động điều hành khoản chi này nhằm tránh tình trạng sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, động viên, khuyến khích đơn vị tiết kiệm kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN.

- Nghiên cứu sửa đổi định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù hoạt động của ngành Thuế:

Hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức do Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế quy định là những chuẩn mực quan trọng dùng để kiểm tra và đánh giá mức độ tiết kiệm, hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN của các đơn vị dự toán trong ngành Thuế.

Mỗi nội dung chi NSNN cho các đơn vị dự toán đều có tiêu chuẩn, định mức cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng lĩnh vực hoạt động. Hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN phải đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở

khoa học phù hợp với thực tế mới có tính khả thi và là căn cứ cho công tác quản lý chi NSNN đảm bảo hiệu quả.

Rà soát lại các định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định trong chi tiêu quản lý hành chính; bổ sung các các định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn thiếu hoặc chƣa phù hợp với thực tế nhƣ định mức sử dụng các loại tài sản, phƣơng tiện làm việc, văn phòng phẩm, chế độ chi tiếp khách quốc tế, chi đoàn vào, chi hội nghị phí, công tác phí, tiếp khách, chi phí thuê mƣớn, chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, chi cho cán bộ và công tác ủy nhiệm thu, chi hỗ trợ xây dựng văn bản qui phạm pháp luật v.v…

Thực trạng những năm qua cho thấy công tác nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu cho lĩnh vực HCSN nói chung và các đơn vị dự toán Ngành Thuế nói riêng chƣa đƣợc chú ý đúng mức, chƣa hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Có những định mức, tiêu chuẩn, chế độ chỉ dùng làm căn cứ để định kế hoạch; còn trong quá trình thực hiện, quản lý và điều hành chi NSNN thì sự vận dụng còn tuỳ tiện, vƣợt định mức quy định. Thậm chí có những khoản chi thƣờng xuyên phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị nhƣng chƣa có chế độ quy định nhƣ: chi thù lao ủy nhiệm thu, chi hội đồng tƣ vấn thuế, chi cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật ...Cũng vì tiêu chuẩn định mức chi NSNN chƣa hợp lý nên công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý việc thực hiện không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ của các đơn vị sử dụng NSNN. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu NSNN tuỳ tiện ở cơ sở.

- Một số văn bản hƣớng dẫn công tác lập dự toán, giao dự toán, nhập dự toán vào hệ thống Tabmis và quyết toán kinh phí chi thƣờng xuyên chƣa phù hợp, khó thực hiện nhƣ:

+ Qui định về thời gian lập, giao dự toán rất ngắn ảnh hƣởng đến chất lƣợng lập dự toán. Do đó, đề nghị tăng thời gian về lập, giao dự toán.

+ Về nhập Tabmis đề nghị phân cấp cho các đơn vị trực tiếp sử dụng dự toán nhập dự toán vào hệ thống, để đơn vị chủ động điều chỉnh nội dung chi với Kho bạc nơi đơn vị giao dịch (hiện Tổng cục Thuế phải nhập hơn 800 Chi cục)

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch, dự toán, phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Lập, phân bổ và giao dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy trình quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. Thực tế trong những năm qua cho thấy việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc lãng phí và kém hiệu quả đã có nguyên nhân phát sinh ngay trong quá trình lập, thẩm tra, phê duyệt dự toán.

Do vậy, việc nghiêm túc thực hiện quy trình lập, thẩm tra và giao dự toán chi ngân sách nhà nƣớc do Tổng cục Thuế xây dựng ở các cấp dự toán sẽ giúp cho Thủ trƣởng các đơn vị dự toán sớm phát hiện đƣợc những nội dung đề nghị chi không hợp lý và kiên quyết không bố trí dự toán chi ngân sách nhà nƣớc.

Bên cạnh việc đổi mới công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc, Tổng cục Thuế cần thực hiện nghiêm túc quy trình lập, phân bổ và giao dự toán chi theo đúng các quy định của Nhà nƣớc, Bộ Tài chính.

Để hoàn thiện công tác lập kế hoạch, dự toán, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau đây: - Tăng cƣờng vai trò chỉ đạo và nâng cao trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị trong công tác dự toán. Thủ trƣởng đơn vị cũng nhƣ các chuyên viên làm trực tiếp cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò của khâu xây dựng dự toán. Chất lƣợng xây dựng dự toán sẽ ảnh hƣởng đến toàn bộ việc triển khai nhiệm vụ chi của đơn vị sau này.

- Tổ chức thẩm định dự toán theo đúng qui định của Bộ Tài chính, kiên quyết cắt giảm các nội dung dự toán lập không đúng chế độ, không thuyết minh cơ sở tính toán cụ thể, rõ ràng theo đúng tiêu chuẩn, định

mức. Không thực hiện phân bổ dự toán theo kiểu truyền thống, phân bổ cào bằng, dàn trải dẫn đến hiệu quả thấp nơi thừa, nơi thiếu kinh phí mà phải bố trí theo đúng nội dung, danh mục, đặc thù vùng miền hợp lý.

- Dự toán năm của các đơn vị phải đƣợc tổng hợp và thẩm định từ đơn vị dự toán cấp 3, đảm bảo đúng thời gian qui định.

- Hàng năm tổ chức đánh giá cụ thể công tác lập dự toán, công tác giải ngân và thƣờng xuyên có sự kiểm tra, đôn đốc các Cục Thuế địa phƣơng quan tâm thực hiện nội dung công việc này và xem đây là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của các đơn vị;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tổng cục thuế, bộ tài chính (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)