công tác chi thường xuyên ngân sách nhà nước
- Ngành Thuế phải xây dựng, ban hành các tiêu chí đánh giá cụ thể về thực hiện một số nội dung chủ yếu trong quản lý và sử dụng kinh phí, về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch, dự án đã đƣợc phê duyệt trong từng thời kỳ đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở các tiêu chí để thực hiện giám sát làm căn cứ đề xuất kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ.
- Kiện toàn bộ máy quản lý chi thƣờng xuyên NSNN Tổng cục Thuế theo hƣớng: bổ sung số lƣợng, chất lƣợng cán bộ, công chức để thành lập bộ phận kiểm tra nội bộ tại Vụ Tài vụ quản trị. Phải có sự sắp xếp, bố trí cán bộ đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và bố trí đủ lực lƣợng cán bộ có chuyên môn để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tại bộ phận làm công tác kiểm tra nội bộ: thực hiện phân công nhiệm vụ của các cán bộ, mỗi cán bộ phải theo dõi một số đơn vị trực thuộc hoặc một số nội dung, lĩnh vực theo chuyên đề. Có trách nhiệm giám sát tất cả các đơn vị, các nội dung, lĩnh vực đƣợc phân công theo dõi, trên cơ sở đó kịp thời
phát hiện những tồn tại, những dấu hiệu vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí để có đề xuất trong công tác lập kế hoạch kiểm tra nội bộ hoặc đề xuất kiểm tra nội bộ đột xuất.
- Thực hiện kiểm tra nội bộ: kiểm tra nội bộ thực hiện theo kế hoạch hàng năm đƣợc phê duyệt; kiểm tra nội bộ đột xuất đƣợc thực hiện ngay khi phát hiện thấy có tồn tại, vi phạm. Trong đó tập trung chủ yếu vào việc kiểm tra trong và trƣớc là quá trình kiểm tra những hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí đang diễn ra hoặc sắp sửa diễn ra, trên cơ sở đó để phát hiện những sai phạm, những bất hợp lý, tính không hiệu quả của các hoạt động tài chính đang và sắp sửa diễn ra và có kiến nghị xử lý, ngăn chặn kịp thời, đây là điều hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc việc kiểm tra trong và trƣớc nhƣ đã phân tích nêu trên, có liên quan mật thiết đến chất lƣợng cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ, vì để làm đƣợc việc này đòi hỏi cán bộ phải có nghiệp vụ chuyên môn cao mới có thể phát hiện đƣợc các tồn tại, các bất hợp lý của các hoạt động tài chính đang hoặc sắp diễn ra; bên cạnh đó cần có bản lĩnh nghề nghiệp vì khi đó không chỉ liên quan tới đơn vị đƣợc kiểm tra nội bộ mà còn liên quan, đụng chạm tới nhiều cơ quan quản lý các cấp.
- Nội dung Báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ: bên cạnh các kiến nghị xử lý đối với các tồn tại, vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đảm bảo phù hợp với đặc thù từng đơn vị, từng lĩnh vực, cần mạnh dạn có các kiến nghị với các cấp, các cơ quan quản lý về trách nhiệm cá nhân của các cán bộ, công chức và lãnh đạo các đơn vị, các cấp.
- Kết thúc năm ngân sách, trƣớc khi lập báo cáo quyết toán kinh phí hàng năm, các đơn vị phải thực hiện tự kiểm tra nội bộ theo kế hoạch toàn diện các nội dung quản lý và sử dụng kinh phí tại đơn vị, kết thúc tự kiểm tra phải lập Báo cáo kết quả tự kiểm tra nội bộ theo kế hoạch với các nội dung nhƣ đối với báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ nêu trên. Báo cáo này là một bộ
phận không thể thiếu trong hệ thống các báo cáo quyết toán kinh phí hàng năm của đơn vị.
- Định kỳ hàng quý, các đơn vị phải tự đánh giá việc thực hiện một số nội dung chủ yếu trong quản lý và sử dụng kinh phí, về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch, dự án đã đƣợc phê duyệt tại đơn vị theo các tiêu chí đánh giá đƣợc Bộ, ngành ban hành. Trên cơ sở tự đánh giá, nếu thấy có tồn tại, các đơn vị phải tiến hành tự kiểm tra nội bộ đột xuất và Báo cáo kết quả lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.