Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực tiễn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

1.3.2.1. Công tác tổ chức, môi trường bên ngoài nhà trường:

Với bất kỳ loại hình tổ chức nào đều cần những người biết làm việc, làm tốt công việc của mình trong tổ chức với kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. Công tác tổ chức, môi trường bên trong nhà trường có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo viên mầm non. Đó là sự phân công công việc, môi trường làm việc, điều kiện làm việc của giáo viên.

Đánh giá xếp loại giáo viên mầm non là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý viên chức của nhà nước. Việc tiến hành đánh giá, xếp loại giáo viên phải đảm bảo khách quan, khoa học, công khai, công bằng, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên; phải làm rõ được ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của từng giáo viên.

Việc rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên mầm non cần được thực hiện kịp thời và hiệu quả, từ đó sẽ khuyến khích, động viên giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác dự báo và quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên mầm non luôn cần được chú trọng để tránh tình trạng thừa tổng thể, thiếu cục bộ.

Đánh giá, quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên mầm non là hoạt động nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của giáo viên giúp cấp ủy và Ban Giám hiệu của nhà trường phát

hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho đội ngũ giáo viên mầm non hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc. Qua đó có cơ sở thưởng phạt nghiêm minh, ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực, tạo niềm tin đối với phụ huynh học sinh, đồng thời nắm vững thực trạng đội ngũ giáo viên và là cơ sở để làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non.

Sự thiếu công tâm trong đánh giá, xếp loại giáo viên sẽ dẫn đến tình trạng bè phái, mất đoàn kết, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nếu công tác quản lý, giám sát đối với giáo viên thiếu nghiêm minh, sẽ dẫn đến những biểu hiện cá biệt. Sự phân tầng, phân lớp giữa những giáo viên trong từng nhà trường cũng rất đáng lo ngại, tiềm ẩn nguy cơ làm mất tính đoàn kết trong nội bộ.

Thực tế cho thấy, đội ngũ giáo viên mầm non khi mới được tuyển dụng, bổ nhiệm đều là những người tốt, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, uy tín đối với phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ mới, không ít giáo viên vốn hạn chế về nhận thức, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nếu không được quản lý tốt dần dần thoái hóa, biến chất, sa ngã, suy đồi về đạo đức.

Chế độ, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý nhà nước và xã hội. Chế độ, chính sách tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách phù hợp sẽ là động lực thúc đẩy tích cực, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người nhưng nếu không phù hợp có thể kìm hãm hoạt động của con người, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người.

Hệ thống văn bản pháp luật cũng như quy chuẩn về số lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức giáo viên mầm non được xây dựng khá chi

tiết, tạo khung pháp lý cho nhà trường trong việc quản lý, đánh giá chất lượng giáo viên mầm non.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục chưa tập trung cao cho những mục tiêu ưu tiên; Phần chi cho hoạt động chuyên môn còn thấp; quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non chưa được quy định đầy đủ, sát thực. các chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân lực sau đào tạo còn nhiều bất cập.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có chính sách cụ thể nhằm giáo dục phát triển mầm non như: Đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất; đổi mới phương pháp giảng dạy; cải tiến chế độ tiền lương đối với giáo viên mầm non; xã hội hóa giáo dục mầm non,...Tuy nhiên, việc triển khai một số Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, một số chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo còn chậm, thiếu quyết liệt, nên kết quả chưa đạt yêu cầu, chưa đưa chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, chưa phát huy tối ưu năng lực, phẩm chất nhà giáo, chưa đủ sức xây dựng đội ngũ nhà giáo thành nòng cốt của sự nghiệp giáo dục.

1.3.2.2. Sự nhận thức:

Hiện nay bậc thấp nhất của ngành đào tạo giáo viên mầm non là trung học mầm non thì sinh viên cũng đã phải học rất nhiều. Ngoài các môn năng khiếu: vẽ, đàn, hát, múa thì để trở thành giáo viên mầm non, tối thiểu nhất các bạn sinh viên phải học các môn chuyên ngành: Tâm lý trẻ, giáo dục mầm non, Bệnh học nhi, và hệ thống các môn phương pháp. Đó là chưa kể các môn đại cương: văn học, toán cao cấp, mỹ thuật, âm nhạc, mỹ học, nghệ thuật học, chính trị...ngoài ra các môn: ngoại ngữ, tin học cũng là một trong những môn bắt buộc sinh viên phải hoàn thành để tốt nghiệp.

Yêu cầu về đào tạo, giáo dục chất lượng giáo viên mầm non cũng ngày càng được nâng cao, từ bậc Trung học mầm non giờ đây đã nâng cao hơn: Cao đẳng sư phạm mầm non (đào tạo 3 năm), Đại học sư phạm mầm non (đào

tạo 4 năm). Như vậy, sau một quá trình học tập ít nhất là 2 năm, cầm tấm bằng sư phạm mầm non trong tay, các cô giáo mầm non không chỉ biết hát và múa mà còn được trang bị một khối lượng kiến thức phong phú về thế giới trẻ thơ cũng như vốn tri thức nhân loại. Để so sánh với các ngành học khác thì không thể nói: “Mầm non chỉ học hát múa, hay mầm non học ít hơn các ngành khác”.

Một số vấn đề mới về phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chưa được nghiên cứu đầy đủ dẫn đến việc nhận thức chưa đúng về vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non.

Tiểu kết chƣơng 1

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giáo dục mầm non là vấn đề mang tính khoa học và có tính ứng dụng trong thực tiễn. Là cơ sở cho các công trình nghiên cứu có tính khoa học vừa hệ thống, nghiên cứu lại những nội dung có liên quan vừa triển khai những nội dung mới có tính đặc trưng, cụ thể về vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý đối với giáo dục mầm non. Khi đã đưa ra được cơ sở khoa học cũng như cơ sở pháp lý của vấn đề đó thì chúng ta cần đối chiếu nó với thực tiễn hiện thực các nội dung của vấn đề, thực tiễn vừa là cơ sở của nhận thức vừa là cơ sở để kiểm tra lại những vấn đề chúng ta đã nghiên cứu trên cơ sở lý luận mang tính khoa học.

Hơn nữa, trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thì giáo dục mầm non ở các địa phương cần căn cứ vào tình hình cụ thể để triển khai cho phù hợp với thực tiễn. Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non vừa là cơ sở đánh giá cho vấn đề giáo dục mầm non ở Hà Nội nói chung và Ba Đình nói riêng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ GIÁO DỤC MẦM NON - TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực tiễn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)