Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực tiễn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Quận Ba Đình là một trong 12 quận của Thành phố Hà Nội. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Nhà nước Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Địa giới hành chính của Quận:

- Phía Bắc giáp quận Tây Hồ; - Phía Nam giáp quận Đống Đa; - Phía Đông giáp Sông Hồng;

- Phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm; - Phía Tây giáp quận Cầu Giấy.

Quận Ba Đình nằm trên nền đất xưa vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi thành là Yên Hoà), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận.

Từ những năm 1954 – 1961 gọi là khu Ba Đình và khu Trúc Bạch.

Từ những năm 1961 – 1981, thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp nhập khu Ba Đình và khu Trúc Bạch cũ, đồng thời sáp nhập xã Đông Thái, một phần xã Thái Đô thuộc quận V cũ; 2 xã: Ngọc Hà, Phúc Lệ, một phần xã Thống Nhất thuộc quận VI.

Tháng 6 năm 1981, đổi khu phố Ba Đình thành Quận Ba Đình, gồm 15 phường: Bưởi, Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Thuỵ Khuê, Trúc Bạch, Yên Phụ. Toàn bộ khu vực Hoàng thành Thăng Long nằm trong Quận này.

Từ tháng 10 năm 1995, 3 phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình chuyển sang trực thuộc quận Tây Hồ, từ đó Quận Ba Đình còn 12 phường: Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch.

Ngày 22 tháng 11 năm 1996, phường Cầu Giấy được đổi tên thành Phường Ngọc Khánh.

Ngày 01 tháng 4 năm 2005, thành lập 2 phường Liễu Giai (tách ra từ phường Ngọc Hà) và Vĩnh Phúc (tách ra từ phường Cống Vị).

Từ đó, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội có 14 phường: Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc.

Diện tích: 9,248 k m2. Dân số: 225,282 người. Mật độ dân số: 24.360 người/ k m2

2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội

Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính – chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Quận Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường diễn ra các lễ hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực. Quận Ba Đình là nơi hội tụ nhiều nghề cổ truyền: trồng hoa ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp; trồng cây thuốc Nam ở Đại Yên; trồng dâu ở Cơ Xá; đúc đồng ở Ngũ Xá; làm bún ở Yên Ninh….có nghề đã nổi tiếng ít thì cũng vài trăm năm, nếu không thì đã hàng chục thế kỷ.

Qua hơn 30 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền Quận luôn dành sự quan tâm đến việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền từ quận đến cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phát triển toàn diện để đáp ứng kịp thời trước sự đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước. Trong chỉ đạo luôn coi trọng công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,

gắn công tác quốc phòng với an ninh và kinh tế, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện để các thành kinh tế phát triển. Từ chỗ cơ cấu kinh tế yếu kém, sản xuất gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân bấp bênh, Quận đã tập trung chỉ đạo tìm ra hướng đi thích hợp với tinh thần: Đổi mới nhanh chóng, ổn định tình hình, hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Bằng những giải pháp cụ thể thúc đẩy kinh tế phát triển, cơ cấu hợp lý, thu hút được nhiều lao động, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn Quận từ 12,30% đến 12,70%; thu ngân sách luôn đạt và vượt chỉ tiêu.

Cùng với phát triển sản xuất, công nhân lao động có tay nghề, kỹ thuật cao xuất hiện ở một số ngành nghề mới như: dầu khí, du lịch, điện tử, truyền tải điện. Đa số có việc làm và thu nhập ổn định, đời sống được cải thiện và nâng lên, trong đó 25% có trình độ chuyên môn trung cấp kỹ thuật, 80% tốt nghiệp THPT, 35% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, nhiều hoạt động đạt chất lượng cao. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại 14 phường, 100% trẻ mầm non được học bán trú. Quận Ba Đình là quận đầu tiên trong cả nước đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và Trung học cơ sở, xoá xong tình trạng lớp học ca 3, phòng học cấp 4. Đến nay 53 cơ sở giáo dục đào tạo thuộc Quận, 15 đơn vị thuộc sở, ngành với 100% đội ngũ cán bộ giáo viên đều đạt và vượt chuẩn (cấp THCS: 75%, cấp tiểu học: 95%, cấp mầm non: 75%). Công tác xã hội hoá giáo dục được thực hiện tốt từ cơ sở với những mô hình trường bán công, dân lập, tư thục.

Từ đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận như vậy, đòi hỏi phát triển nguồn nhân lực tương xứng, đặc biệt là giáo dục mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực tiễn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)