Hà Nội
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ em. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung
của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Trên địa bàn quận hiện nay có 20 trường mầm non công lập. Các trường mầm non công lập trên địa bàn quận Ba Đình đã và đang có cơ sở vật chất khang trang, thiết bị hiện đại. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các nhà trường luôn phát huy và thường xuyên tổ chức cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo có chấm điểm và trao giải cho các đồ dùng, đồ chơi đẹp, ứng dụng tốt, kinh phí phù hợp.
Quy mô mạng lưới giáo dục của Quận ngày càng được mở rộng, trong đó học sinh mầm non là 15.345 học sinh, tăng 345 học sinh so với năm học 2014 -2015. Đến năm học 2014 – 2015 có 03 trường đạt chuẩn quốc gia, năm học 2016 – 2017 có 01 trường đạt chuẩn quốc gia. 100% nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công nhận là “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các trường đã xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa có hiệu quả.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nội dung, phương pháp giáo dục mầm non đã được đổi mới theo nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học”. Tính đến hết năm học 2015 – 2016, các trường đã triển khai thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non mới.
Quá trình đổi mới phương pháp chăm sóc trẻ đã và đang là tiền đề cho việc đổi mới toàn diện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, tạo điều kiện cho trẻ phát huy hết tiềm năng vốn có của mình, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi trong hệ thống giáo dục mầm non.
Điều này đặt ra QLNN quận Ba Đình về các vấn đề xây dựng đủ mạng lưới trường lớp để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân kể cả các loại hình trường công lập và tư thục. Vì vậy, trong những năm qua, Quận đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác rà soát cơ sở vật chất, tăng cường đầu tư xây dựng trường học, phòng học cho các trường mầm non công lập.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nƣớc về GDMN trên địa bàn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố Hà Nội và các Sở ngành thành phố Hà Nội, UBND quận và Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Ba Đình cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn. một số văn bản đã ban hành như sau:
- Hướng dẫn số 14/PGD&ĐT-MN ngày 14/9/2016 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2016 – 2017;
- Hướng dẫn số 15/PGD&ĐT-MN ngày 14/9/2016 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện qui chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2016 – 2017;
- Kế hoạch số 16/KH-PGD&ĐT ngày 20/9/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2016 – 2017;
- Văn bản số 1352/UBND-TCKH của UBND quận Ba Đình ngày 5/9/2016 về việc chấp thuận các khoản thu chi học phí và các khoản thu khác ngoài học phí tại các cơ sở công lập trực thuộc quận năm 2016 – 2017;
- Hướng dẫn số 07/PGD&ĐT-GDMN ngày 5/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2017 – 2018 của phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Hướng dẫn số 08/PGD&ĐT – GDMN ngày 5/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện qui chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2017 – 2018 của phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Kế hoạch số 119/TB-UBND ngày 31/7/2017 về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2017 – 2018 trên địa bàn quận Ba Đình.
- Hướng dẫn số 09/HD GDĐT ngày 29/9/2017 của Phòng GD&ĐT Ba Đình về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017 - 2018.
- Kế hoạch số 179/KH-BCĐ ngày 10/8/2017 của UBND Quận Ba Đình về thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 2017;
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục mầm non quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đến năm 2016:
Huy động trẻ ra lớp: Nhà trẻ 30% độ tuổi; Mẫu giáo 91% độ tuổi (trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp 100%).
Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi: 100% trẻ em 5 tuổi được đến trường học 2 buổi/ngày. Ưu tiên phòng học đủ diện tích cho các lớp 5 tuổi, lựa chọn đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực phụ trách lớp 5 tuổi.
100% các trường, nhóm, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
100% trẻ được ăn ngủ tại trường, được cân, đo và theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng, được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/1năm học, được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
100% các trường, nhóm lớp mầm non thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ, tạo nên sân chơi thể chất, bổ sung đồ dùng dụng cụ giúp trẻ vui chơi vận động đạt hiệu quả cao.
Các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành, địa phương phát động thực hiện ký cam kết tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Các hoạt động cụ thể thực hiện chương trình:
Một là, tạo môi trường giáo dục: Môi trường trong lớp học, tạo các góc chơi phù hợp với chủ đề, nội dung chơi, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi để trẻ em tham gia hoạt động góc. Sử dụng sản phẩm tự tạo từ nguyên liệu thiên nhiên, phế thải. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, hiện vật, mô hình.
Đủ đồ dùng chơi trong giờ học cho cô và trẻ; băng đĩa hình, tạo phần mềm, phim, video clip; xây dựng bộ tư liệu từ thực tiễn cuộc sống giúp trẻ tìm hiểu và khám phá theo chủ điểm.
Môi trường ngoài trời: Tạo sân chơi vận động cho trẻ, cảnh quan, sân vườn, góc thiên nhiên, đồ chơi ngoài trời.
Phòng hoạt động nghệ thuật (âm nhạc) đầy đủ đạo cụ trang phục, gương soi, gióng múa. Phòng tin học có hệ thống máy tính và các phần mềm phát triển trí tuệ thu hút trẻ tham gia hoạt động.
Hai là, tổ chức các hoạt động: hoạt động một góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động dạo, tham quan.
Ba là, giáo dục thể chất cho trẻ: bao gồm tổ chức nuôi ăn và nề nếp vệ sinh, ăn ngủ
Tổ chức 100% trẻ ăn bán trú tại trường; thực hiện tốt việc hợp đồng thực phẩm sạch, xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng, lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng vào chương trình chăm sóc giáo dục, vui chơi phù hợp với độ tuổi trẻ;
Quản lý tốt bữa ăn của trẻ từ khâu giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, chi ăn, tài chính công khai.
Xây dựng nề nếp và kỹ năng vệ sinh cá nhân, môi trường cho cô và trẻ. Xây dựng nếp ăn, ngủ cho trẻ. Môi trường vệ sinh sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đầu tư cơ sở vật chất, khu dinh dưỡng 1 chiều hợp vệ sinh, trang bị nuôi dưỡng đảm bảo an toàn thực phẩm và tiến đến các thiết bị hiện đại.
Bốn là, tổ chức các hội thi: Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng”; “Giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi”; “Quản lý giỏi”; “Đồ dùng, đồ chơi sáng tạo và giáo án điện tử”.
Hội thi đối với các cháu: Hội thi “Bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi trường”’ “Chúng cháu vui khỏe”; “Tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian”.
2.2.2.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Sơ đồ 1.2: QLNN đối với Giáo dục mầm non
Về cơ bản cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về GDMN Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội chặt chẽ, khoa học, phát huy được sức mạnh tập thể và từng cá nhân trong quá trình nghiên cứu và làm việc, mang lại hiệu quả công việc. Sự phân cấp trong quản lý GDMN rõ ràng đã tạo sự chủ động trong việc phát huy những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GDMN phát triển nhằm thực hiện tốt mục tiêu của cấp học.
Theo Điều lệ trường Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.
Cấp trung ương Bộ Giáo dục và Đào tạo Vụ Giáo dục Mầm Non
Cấp tỉnh Sở Giáo dục và Đào tạo
Phòng Giáo dục Mầm non
Cấp huyện
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tổ GDMN hoặc cán bộ chuyên trách môn Cấp xã CSGDMN (Trường MN, nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập)
2.2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình đã xác định đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những nội dung vô cùng quan trọng trong việc thực hiện QLNN về GDMN trên địa bàn Quận. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giỏi có trong quản lý, trong chuyên môn, nghiệp vụ, có đầy đủ phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ đạo đức, tác phong trong công việc thì mới nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nói riêng. Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình đã sắp xếp, bố trí phân công công tác một cách khoa học, hợp lý phù hợp với năng lực; cán bộ, công chức, viên chức có chuyên môn vững về lĩnh vực nào được giao trách nhiệm phụ trách, thực hiện nhiệm vụ công tác tại lĩnh vực đó.
Hiện nay phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Ba Đình có 19 cán bộ, chuyên viên. Trong đó 3/3 cán bộ, chuyên viên phụ trách cấp học mầm non, có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên (có 01 thạc sĩ), đã tham gia các khóa học về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước. Dựa vào khả năng, năng lực của từng đồng chí để phân công nhiệm vụ: Đồng chí Phó trưởng phòng phụ trách chung quản lý cấp học Mầm non tham mưu trực tiếp với Trưởng phòng công việc của cấp học, 01 đồng chí chuyên viên tổ giáo vụ mầm non phụ trách mảng giáo dục, các hội thi và công tác thanh tra, kiểm tra, công tác xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia, các cuộc vận động và các phong trào thi đua; 01 đồng chí phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, công tác giáo dục mầm non ngoài công lập, công tác phổ cập. Số lượng chuyên viên của cấp học mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo còn thiếu, tuy nhiên các đồng chí luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xác định được vai trò của người quản lý là khâu then chốt nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ hàng năm tham mưu với UBND Quận để bổ nhiệm cán bộ có trình độ, năng lực, điều động cán bộ quản lý các trường Mầm non phù hợp nhằm phát
huy tính tích cực của cán bộ công chức, mặt khác động viên cán bộ công chức hoàn thành nhiệm vụ. Hàng năm thực hiện tốt việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng theo quy định. Đội ngũ quản lý của Quận tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về các khoá kĩ năng quản lý, nâng cao chuyên môn về quản lý cấp mầm non.
Từ năm 2013 đến nay đội ngũ cán bộ quản lý cấp học Mầm non đã phát triển cả về số lượng, chất lượng quản lý được nâng cao thể hiện bảng thống kê sau:
Bảng 2.1: Bảng đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý cấp học mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình
Năm học TS CBQL Trình độ chuyên môn trên chuẩn Trình độ chuyên môn chuẩn Xếp loại Xuất sắc Khá Trung bình 2013 – 2014 80 79 80 49 31 2014 – 2015 78 78 78 49 29 2015 – 2016 76 76 76 51 25 2016 – 2017 82 82 82 50 32 2017 - 2018 80 80 80 51 29
Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo Quận Ba Đình
2.2.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với GDMN trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT Quận Ba Đình cùng với các ngành có liên quan hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra theo định kỳ, đột xuất các cơ sở GDMN trên địa bàn quận (cả công lập và tư thục). Thanh tra toàn diện 20% số trường Mầm non, thanh tra đột xuất giáo viên, kiểm tra các trường Mầm non định kỳ 2 lần/năm vào các thời điểm cuối học kỳ I và cuối học kỳ II kết hợp với khảo sát danh hiệu thi đua tập thể và cá nhân. Ngoài ra phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, thanh tra đột xuất các hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non: Giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ ngủ trưa và các hoạt động khác…Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt thanh tra, kiểm
tra chặt chẽ trong quản lý các cơ sở GDMN ngoài công lập. Định kỳ hàng năm, phòng GD&ĐT Quận Ba Đình báo cáo UBND Quận thành lập đoàn kiểm tra về tình hình hoạt động của các cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn. Kiểm tra 100% trường, lớp, nhóm mầm non tư thục (kể cả trường, lớp, nhóm có quyết định thành lập và không có quyết định thành lập)
Kết quả thanh tra, kiểm tra GDMN trên địa bàn Quận Ba Đình:
Thứ nhất, Kế hoạch phát triển giáo dục
Quận Ba Đình trong những năm qua đã có những bước chuyển biến đáng kể trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở GDMN. Nội dung thanh tra, tiêu chí đánh giá rõ ràng, chi tiết, cụ thể. Thanh tra, kiểm tra 100% các cơ sở GDMN trên địa bàn Quận. Nhìn chung các cơ sở GDMN đã nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật, xây dựng kế hoạch thực hiện có tính khả thi về chỉ tiêu kế hoạch số lượng trẻ được huy động ra lớp, tỉ lệ huy động so với độ tuổi. Việc duy trì, ổn định và phát triển số lớp, số trẻ hàng ngày, hàng tháng (đối chiếu với năm trước). Việc phân chia các nhóm, lớp theo đúng qui chế hiện hành. Trong những năm gần đây qui mô mạng lưới trường, nhóm lớp mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình được phát triển thể hiện số liệu hàng năm như sau:
Bảng 2.2. Bảng quy mô mạng lƣới trƣờng, nhóm lớp mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình
Năm học Trường Nhóm lớp Tổng số Công lập Tư thục Tổng số Công lập Tư thục 2013- 2014 39 22 17 231 41 190 2014 - 2015 39 22 17 235 40 195 2015 - 2016 38 22 18 267 39 228 2016 - 2017 38 22 16 296 38 258 2017 - 2018 37 22 15 297 37 260