Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực tiễn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

Một là, Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm, với các nghị quyết chủ trương chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo, coi giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Nhưng khi vận dụng trong thực tế tại các vùng miền của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Những vấn đề về lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để định hướng các hoạt động thực tiễn. Nhiều văn bản cần thiết thể chế, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non chưa được ban hành kịp thời. Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ về giáo dục và chưa thấy được trách nhiệm để đầu tư phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu mà còn phó mặc cho các nhà trường, ngành giáo dục.

Hai là, Những chậm trễ trong cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương, thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, về tín dụng, về thuế, để khuyến khích phát triển trường lớp ở những nơi tập trung đông dân cư cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của giáo dục mầm non trên địa bàn quận trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục để tạo một sự tăng trưởng nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng của ngành giáo dục mầm non đối với nhu cầu của xã hội.

Bà là, Công tác thanh tra về giáo dục còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường hàng ngày hàng giờ tác động đến giáo dục trên nhiều mặt, một bộ phận cán bộ quản lý giáo viên có biểu hiện xa rời những giá trị, truyền thống văn hóa giáo dục của dân tộc chạy theo lợi ích, suy giảm về phẩm chất đạo đức, lối sống.

Bốn là, Ngân sách đầu tư cho giáo dục chưa ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay chủ yếu chi cho lương và phụ cấp. Việc chủ động khai thác nguồn thu của địa phương và hõ trợ kinh phí từ thành phố cho xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị còn hạn chế.

Năm là, Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tuy đã đủ về số lượng nhưng chưa đồng bộ về chất lượng. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý giáo viên chưa cao, chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Công tác tham mưu đề xuất của ngành giáo dục với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thường xuyên, chưa cụ thể để đề ra được giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Sự phối kết hợp giữa ngành giáo dục với các ban ngành đoàn thể cùng tham gia công tác giáo dục còn hạn chế, mang tính thời vụ, hiệu quả chưa cao.

Sáu là, Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và nhân dân về chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo, phát triển giáo dục mầm non chưa tạo ra sự đồng tình, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về giáo dục mầm non, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa rộng khắp, ở một số nơi công tác này hiệu quả chưa cao.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm qua Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã có những chính sách, văn bản thiết thực và tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có vấn đề QLNN về giáo dục mầm non. Trong đó có tiến hành các nội dung: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non; xây dựng các thiết chế hỗ trợ về cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục tốt cho bậc học mầm non; hoàn thiện về cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về giáo dục mầm non. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về lĩnh vực giáo dục mầm non được thường xuyên thực hiện.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tuy đã đủ về số lượng nhưng chưa đồng bộ về chất lượng. Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý giáo viên chưa cao, chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn quận cần tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo một cách đồng bộ các giải pháp phù hợp với công tác QLNN về giáo dục mầm non trên địa bàn của quận.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TỪ THỰC TIỄN

QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON - TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực tiễn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)