Đảng ta từ khi ra đời đã xem văn hoá – giáo dục là mặt trận hàng đầu để xoá chính sách ngu dân của thực dân, đế quốc sau hàng trăm năm đô hộ. Cương lĩnh 1991 của Đảng đã xác định: “Khoa học và công nghệ, GDĐT phải được xem là quốc sách hàng đầu” [24, tr.63]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định quan điểm: “Phát triển GDĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GDĐT là đầu tư phát triển” [24, tr.77]. Đây là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu giáo dục mà không làm được nhiệm vụ đón đầu mà chỉ chạy theo kinh tế thì không thể tạo ra sự phát triển.
Ngày nay sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng và nhà nước lại càng quan tâm nhiều hơn đến sự nghiệp giáo dục, đã ban hành nhiều chủ chương chính sách phát triển giáo dục đào tạo, khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời cũng nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
Nghị quyết số 29-NQ-TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta. Đó là:
1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cần thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục – đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số
lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.
5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo.
6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hoà, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chỉ hoá, xã hội hoá giáo dục và đào tạo
7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đạo tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
3.1.2. Bảo đảm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Quy định về phát triển GD và GDMN trong Hiến pháp 2013:
Điều 61, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý”.
Mục tiêu tổng quát về phát triển giáo dục:
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhù cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu
gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bằng; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng niềm giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và ban sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Mục tiêu cụ thể về phát triển giáo dục mầm non:
Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hoá hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.
3.1.3. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục chỉ rõ vai trò vị trí của GDĐT: “GDĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam” [24, tr .77].
Phải có quyết tâm cao và có chính sách đầu tư hữu hiệu để sớm nâng cao cả mặt bằng lẫn đỉnh cao dân trí nước ta lên trình độ của một quốc gia phát triển, tức là tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới, cao hơn nhiều so với trước đây.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Hoàn thiện hệ thống
giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” [28, tr 115 – 116].
Một số mục tiêu, các chỉ tiêu về phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Ba Đình thành phố Hà Nội
Thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ-TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch số: 140/KH-UBND, Quận Ba Đình đã xây dựng chương trình hành động thực hiện chỉ đạo của Thành phố, trong đó mục tiêu phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội hết năm 2015, giai đoạn tiếp theo 2016 – 2020 như sau:
- Mục tiêu
Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi trong những năm tiếp theo, thực hiện miễn học phí trước năm 2020. Triển khai xây dựng Đề án phát triển giáo dục mầm non cho giai đoạn tiếp theo 2016 – 2020.
- Chỉ tiêu cụ thể:
+ Tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học: Đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt ít nhất 35%, trẻ mẫu giáo đạt 95%; đến năm 2020, trẻ nhà trẻ đạt trên 60%, trẻ mẫu giáo đạt 98% trở lên; duy trì 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo; quan tâm đến trẻ em khuyết tật.
+ Đến năm 2015 có 100% trường mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, 100% cơ sở giáo dục mầm non ứng dụng tin học trong quản lý và giáo dục.
+ Tỉ lệ trẻ đạt chuẩn phát triển năm 2020 đạt 90% trở lên. Giảm tỉ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng năm 2015 xuống dưới 7%, đến năm 2020 xuống 3%.
+ Phấn đấu đến năm 2015 triển khai thí điểm 14 trường chất lượng cao. Tỉ lệ trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 đạt 50% - 55%, năm 2020 đạt 70%.
+ Từng bước nâng định mức chi thường xuyên cho trẻ em mầm non 5 tuổi hàng năm để đạt 7,3 triệu đồng/trẻ/năm theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Toàn Thành phố cải tạo và xây mới 402 trường giai đoạn 2011 – 2020 trong đó Quận Ba Đình cải tạo và xây mới 10 trường.
3.1.4. Quản lý nhà nƣớc về giáo dục đảm bảo tính chủ động, tích cực và hội nhập quốc tế.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (hồ sơ, phát triển năm 2011) khẳng định quan điểm:
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt…
Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi” [24]. Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là trách nhiệm của mỗi công dân, cải cách nội dung và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại, thiết thực, có hiệu quả; loại bỏ những hình thức và nội dung giáo dục không còn thích hợp, kịp thời đưa các thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới vào giáo dục: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng ta chỉ rõ
Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất, chất lượng; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;’ đổi
mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục, đào tạo. Phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực [28, tr27].
3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON – TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc Nhà nước thiết lập quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước. Do đó, một nền giáo dục dù phát triển hay chưa phát triển phụ thuộc rất nhiều vào vai trò quản lý của Nhà nước. Để hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non từ thực tiễn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về giáo dục mầm non
Trong giai đoạn 2016 – 2020, căn cứ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, của các cấp uỷ Đảng và tình hình thực tế tại địa phương, UBND Quận xây dựng, triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2016 – 2020, những chương trình, Kế hoạch, Đề án cần huy động nhiều nguồn lực, liên quan nhiều cấp, nhiều ngành trình HĐND Quận, ban hành nghị quyết làm căn cứ thực hiện trong từng năm và cả nhiệm kỳ.
Tiến hành rà soát hệ thống văn bản của các cấp, thực hiện tốt công tác kiểm tra ban hành văn bản, kịp thời cập nhập văn bản mới, kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về các văn bản về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định của Ngành Giáo dục – Đào tạo, chỉ đạo của Thành phố và của Quận về giáo dục mầm non thông qua hệ thống thông tin đại chúng của Quận, của các phường, tổ chức hội nghị triển khai, hội thảo, toạ đàm, tư vấn, góc tuyên truyền, tờ rơi.
Tăng cường vai trò quản lý hành chính của chính quyền địa phương sở tại. Ban hành các văn bản thực hiện phân cấp quản lý giáo dục, GDMN một cách hợp lý giữa các ngành của Quận, phường nhằm bảo đảm Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục và nâng cao tính chủ động của các cơ sở giáo dục – đào tạo địa phương. Do quản lý giáo dục là vấn đề rộng và phức tạp vì vậy phải xây dựng cơ chế quản lý giáo dục tăng cường quản lý theo ngành trên cả năm lĩnh vực: quản lý chuyên môn, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý bộ máy, quản lý cơ sở vật chất. Rà soát để ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ tại phòng Giáo dục – Đào tạo, các trường mầm non cho phù hợp. Đồng thời bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực sự mở rộng dân chủ cho tất cả các đơn vị. Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện, đồng thời tăng chỉ tiêu biên chế cho phòng Giáo dục – Đào tạo phát huy vai trò của cơ quan tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn quận Ba Đình.
3.2.2. Thực hiện tốt quy hoạch mạng lƣới trƣờng học, quy hoạch