Ngành GD&ĐT phối hợp tốt với các ngành, các cấp, ban đại diện cha mẹ học sinh tạo ra môi trường giáo dục hài hòa giữa Nhà trường - Gia đình – Xã hội trong chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non. Quán triệt, tuyên truyền về chủ trường, đường lối thực hiện xã hội hóa công tác GD&ĐT. Chỉ đạo sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể xã hội trong việc thực hiện XHH công tác giáo dục.
Thực hiện có hiệu quả công tác xã hôi hóa giáo dục nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn bộ xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục để trẻ em trong độ tuổi và đặc biệt trẻ em là con các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục ngày càng cao.
Tăng cường hoạt động của Hội đồng giáo dục; Hội khuyến học; Hội Cựu giáo chức và phát huy vai trò thế mạnh của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức các địa phương, các gia đình, cơ quan… trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Cùng với việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng để các tổ chức, cá nhân xã hội hóa đầu tư phát triển GDMN ngoài công lập trên địa bàn Quận. Tạo cơ hội cho mọi người trong xã hội có thể tham gia góp sức phát triển GDMN ngoài công lập:
Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hóa GDMN ngoài công lập, nhằm tạo ra sự nhất trí cao trong xã hội về tổ chức và tổ chức thực hiện; bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hôi, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục; tạo điều kiện để vừa nâng cao chất lượng đào tao của hệ thống các trường mầm non ngoài công lập.
Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường mầm non ngoài công lập. Nhà trường, giáo viên, trẻ em theo học tại các trường ngoài công lập được bình đẳng như các trường mầm non công lập. Hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận.
Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân tập thể đầu tư phát triển GDMN ngoài công lập trên địa bàn quận. Đổi mới chế độ học phí của các trường theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà nhà trường có thể cung cấp.
Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội… tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển hệ thống GDMN ngoài công lập của Quận. Đồng thời giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.
Hướng đến xây dựng các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Phát huy truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” nêu cao phẩm chất của nhà giáo, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên mầm non ngoài công lập, phấn đấu là những nhà giáo mẫu mực về mọi mặt là gương sáng cho các trẻ nhỏ.
3.2.6 Thực hiện nghiêm túc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về việc thực hiện những quy định pháp luật trong giáo dục mầm non
Cần thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát của QLNN cấp Quận như: Giám sát của HĐND Quận, UBND Quận thông qua Thanh tra nhà nước Quận, thanh tra hành chính các trường mầm non trên địa bàn quản lý từ 30 đến 50% đơn vị trực thuộc trong năm học, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật có liên quan, trong đó tập trung vào các nội dung thanh tra: Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục, pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng; Việc thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Công tác xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; Công tác quản lý tài chính, tài sản, thu chi các khoản đóng góp của cha mẹ học sinh trong năm học; Vệ sinh an toàn thực phẩm; An ninh trường học; Phòng chống dịch bệnh; Thực hiện các quy định về công khai trong các cơ sở giáo dục.
Thông qua hoạt dộng thanh tra, kiểm tra giáo dục, nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật trong hoạt động giáo dục, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người đi học và cơ sở giáo dục - đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn Quận bằng nhiều biện pháp về tổ chức quản lý, về các điều kiện đảm báo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo các cấp đã ban hành có
liên quan. Chính quyền địa phương tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra, cấp giấy phép hoạt động cho các trường, nhóm, lớp tư thục đủ điều kiện và kiên quyết đóng cửa những cơ sở không đủ điều kiện.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của QLNN đối với GDMN cần đánh giá đúng thực chất, chất lượng, hiệu quả thực hiện kiểm tra, giám sát. Tăng cường và chú trọng việc nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát tới các cơ sở GDMN. Yêu cầu các đơn vị được thanh tra thực hiện nghiêm túc các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm. Thực hiện nhiều đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát khác nhau; thường xuyên, kiểm tra đột xuất đặc biệt với các nhóm, lớp tư thục cần thắt chặt quản lý nghiêm ngặt. Xây dựng, ban hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát theo đúng thẩm quyền, theo đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành giáo dục từ cấp Sở đến cấp phòng GD&ĐT, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, thực hiện lộ trình phổ cập và công nhận phổ cập, triển khai chương trình giáo dục mầm non mới; việc xây dựng và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; công tác kiểm định chất lượng giáo dục; việc đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em; thực hiện việc đánh giá theo chuẩn đối với giáo viên, quản lý; Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường mầm non trong quận, như thanh tra việc thực hiện các quy định chung đối với nhà giáo, việc tuân thủ các hành vi nhà giáo không được làm; chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế của ngành. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: Thực hiện quy chế chuyên môn; quy chế kiểm tra, thi cử; kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Nâng cao vai trò, trách nhiệm công tác tự kiểm tra trong các cơ sở GDMN. Nâng cao vai trò, trách nhiệm công tác tự kiểm tra trong các cơ sở GDMN. Tiếp tục đổi mới công tác thanh, kiểm tra kịp thời
phát hiện, chấn chỉnh, ngăn hiện tượng vi phạm quy chế, không đảm bảo quy định trong các cơ sở mầm non.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài; tham mưu với chính quyền địa phương về quản lý cấp phép, kiểm tra sau cấp phép và kiên quyết đóng cửa những cơ sở không đủ điều kiện, thông báo công khai trên cho cộng đồng dân cư tại địa phương và toàn khối mầm non trên địa bàn quận.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực GDMN, trong các cơ quan, đơn vị tổ chức, nắm chắc pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, chuyên ngành, có bản lĩnh, phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ thực thi công việc thật tốt, đúng quy định của pháp luật. Cần kiện toàn, đổi mới, tăng cường tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở những nội dung và vai trò của quản lý nhà nước về giáo dục mầm non được luận giải ở chương 1, luận văn đã đi sâu phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trong chương 2 để đưa ra một số giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non ở chương 3 như: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược về giáo dục mầm non; Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình hình thức về giáo dục mầm non; Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về giáo dục mầm non; Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức bộ máy quản lý trong hoạt động giáo dục mầm non; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định và xử lý vi phạm quy định về giáo dục mầm non. Từ đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục mầm non quận Ba Đình nói riêng tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu của nhân dân và đổi mới giáo dục hiện nay.
KẾT LUẬN
Cùng với sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách phát triển giáo dục đào tạo, khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục, chăm lo giáo dục mầm non, đồng thời cũng nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
Giáo dục mầm non với tư cách là một ngành học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu nhân cách con người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào học ở trường phổ thông.
Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non là vấn đề vừa có tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Trong nội dung đề tài luận văn tác giả đã chỉ ra những vấn đề có liên quan tới nội dung này trên cơ sở khoa học quản lý và đưa ra các số liệu cụ thể đánh giá chi tiết, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng đưa ra các phương hướng, nhiệm vụ, nội dung giải pháp cụ thể trong thời gian tới mà quận Ba Đình cần triển khai thực hiện nhằm khắc phục khó khăn, tồn tại đạt hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn quận đạt được kết quả cao hơn.
Thực tế đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo phải chăm lo nhiều hơn cho sự nghiệp “trồng người”. Vai trò của quản lý nhà nước là phải không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý về giáo dục mầm non nhằm coi trọng và đề cao trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy chế nuôi dạy trẻ mầm non đồng thời thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục. Đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng ở nước ta hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của BBT khóa IX “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục”, Hà Nội
2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, NXB CTQG, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội
4.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Quyết định số 28/ 1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/6/1999 của Bộ trưởng bộ GDĐT về ộ tuổi.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Quyết định số 20/2005/QĐ-BGDĐTngày 24/6/2005 về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010”.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính (2006), Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT- BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT 07/4/ 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường mầm non.
10. B Quyết đị -
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT 25/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 02/2010/TT – BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định
danh mục Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, Hà Nội.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 13/2010/TT – BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, Hà Nội.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 23/2010/TT – BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 44/2010/TT – BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non, Hà Nội.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 48/2011/TT – BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, Hà Nội.
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Y tế (2013), Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT – BGDĐT- BYT ngày 18/6/2013 của liên bộ GD & ĐT , Y tế về quy định đánh giá công tác y tế tại cơ sở giáo dục mầm non, Hà Nội.
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 02/2014/TT – BGDĐT ngày 08/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
19. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lý hiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm, ĐHQG