Nội dung quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng của chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng của chính

chính quyền cấp huyện

1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường

1.3.1.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách và tổ chức thực hiện chúng trong quản lý và bảo vệ môi trường

Một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc vể môi trƣờng là việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách làm tiền đề cho hoạt động quản lý.

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng có tốt hay không, có mang lại hiệu quả hay không một phần lớn dựa vào định hƣớng hoạt động trong các quy hoạch, kế hoạch, chính sách mà nhà quản lý đƣa ra.

Với nội dung này, Nhà nƣớc phải xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo môi trƣờng hành lang pháp lý vaho hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng theo cơ chế thị trƣờng. Hệ thống pháp luật này bao gồm các quy định trong các văn bản pháp luật và văn bản dƣới luật có liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng hƣớng tới bảo đảm tính hệ thống, nhất quán và tƣơng đối ổn định. Đây là cơ sở để chính quyền cấp

huyện triển khai trong thực tiên hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn.

1.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc mô tả qua sơ đồ 1.2 nhƣ sau:

Sơ đồ 1.3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở Việt Nam

Theo đó phân cấp quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng từ trung ƣơng tới địa phƣơng cơ bản gồm các cơ quan:

- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng: Tổng cục Môi trƣờng Bô Tài nguyên

và Môi trƣờng Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Cán bộ phụ trách môi trƣờng Cục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Cục bảo vệ môi trƣờng (3miền và tây Nguyên Vụ quản lý chất thải Vụ quản lý chất lƣơng môi trƣờng Vụ thẩm định đánh giá tác đông môi trƣờng Viện khoa học môi trƣờng CHÍNH PHỦ Cơ quan TW UBND cấp tỉnh UBND cấp huyện UBND cấp xã Các trung tâm khác Tổng cục môi trƣờng Chi cục bảo vệ môi trƣờng

- Các Sở Tài nguyên và Môi trƣờng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng: Các Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng các tỉnh, thành phố

- Các Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng của các quận, huyện, huyện. Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong cả nƣớc.

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện bảo vệ môi trƣờng trong ngành và các cơ sở trực thuộc quản lý trực tiếp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong việc bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng. Phòng tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện trong việc bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn.

1.3.1.3. Tổ chức thực hiện quy định pháp luật về môi trường

Việc tổ chức triển khai và đảm bảo các quy định về môi trƣờng là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng, góp phần đảm bảo mục tiêu của bảo vệ môi trƣờng. Bởi vì, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, có chất lƣợng cao mới là tiền đề cho hoạt động quản lý nhà nƣớc có hiệu quả. Nhƣng điều quan trọng hơn là tổ chức thực hiện chúng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, đây là khâu đƣa các quy định nằm trên giấy vào thực tiễn hoạt động quản lý. Cụ thể là:

- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng.

Mỗi khi có các quy định mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, chính quyền cấp huyện phải tổ chức các đợt tập huấn, học tập trong cán bộ và nhân dân. Cán bộ đƣợc học tập, tập huấn mới nắm vững để thực hiện trong quá trình thực thi công vụ về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, còn ngƣời dân phải nắm đƣợc các quy định để thực hiện theo yêu cầu của pháp luật.

- Bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng đúng đắn pháp luật trong thực thi công vụ về quản lý nhà nƣớc đối với môi trƣờng.

Tổ chức thực hiện pháp luật cần có giải pháp đảm bảo cho các chủ thể trong xã hội, đặc biệt bộ máy quản lý nhà nƣớc, cụ thể là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và cán bộ, công chức đƣợc giao trách nhiệm quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực môi trƣờng. Điều đó thể hiện trên hai góc độ: Một là, các cơ quan, cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao theo đúng quy định của pháp luật. Hai là, họ phải chịu trách nhiệm tƣơng ứng nếu không hoàn thành đƣợc chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

1.3.1.4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động quản lý nhà nước về môi trường

Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực môi trƣờng là một nội dung cơ bản trong quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trƣờng bao gồm giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về chuyên môn; Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm toàn diện; Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với bộ máy thực thi chức năng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cũng nhƣ ngƣời dân.

1.4. Yêu cầu và điều kiện bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng của chính quyền cấp huyện về môi trƣờng của chính quyền cấp huyện

1.4.1. Yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường

1.4.1.1 Đảm bảo tính hiệu quả

Một trong những yêu cầu cơ bản trong quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng là đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý. Hiệu quả tức là những kết quả đạt đƣợc trong quản lý cao hơn so với những chi phí đặt ra. Điều này đặt ra yêu cầu hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng cần chú trọng đến tính hiệu quả, làm thế nào để có đƣợc những kết quả tốt nhất mà chi phí lại thấp hơn. Muốn vậy, đòi hỏi phải có những chính sách thực sự phù hợp cũng nhƣ việc tổ chức thi hành cần thực hiện tốt trên thực tế. Chính vì vậy, từ khâu xây dựng văn bản pháp luật, triển khai thực hiện pháp luật đến việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng cần luôn đƣợc quan tâm, chú trọng. Bởi mỗi quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng đƣợc ban hành không phù hợp, nó sẽ ảnh hƣởng lớn đến hoạt động quản lý, bảo vệ môi trƣờng trên thực tế.

1.4.1.2. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ là yêu cầu chung của hoạt động quản lý nhà nƣớc và cũng là yêu cầu bắt buộc của quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Điều này đòi hỏi các quy định pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng cần phải luôn đồng bộ, thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo, đồng thời, quá trình triển khai thực hiện pháp luật cũng phải đảm bảo yêu cầu thống nhất trên thực tế. Để đạt đƣợc yêu cầu này, đòi hỏi cần phải có sự rà soát, loại bỏ những quy định pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng còn gây mâu thuẫn, chồng chéo hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc triển khai thực hiện thiếu đồng bộ trên thực tế. Đồng thời, cũng cần tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc triển khai đồng bộ,

thống nhất các quy định trong lĩnh vực môi trƣờng trên địa bàn.

1.4.1.3. Đảm bảo đạt được các mục tiêu của quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường

Việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng suy đến cùng là việc đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Muốn đạt đƣợc các mục tiêu thì cần có sự phối kết hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó có sự chung tay của mỗi ngƣời dân, mỗi gia đình. Một chính sách nói chung và chính sách trong lĩnh vực môi trƣờng nói riêng chỉ có thể đi vào cuộc sống khi mỗi ngƣời dân, mỗi cơ sở, tổ chức thực sự thấm nhuần và nghiêm túc thực hiện. Vì vậy, cần sự tham gia của cả cộng đồng cùng thực hiện, trong đó, các cơ quan nhà nƣớc là những chủ thể cơ bản có nhiệm vụ định hƣớng, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện đến mỗi ngƣời dân.

1.4.1.4. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật

Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng không thể không đặt ra yêu cầu về việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hoạt động quản lý này phải luôn dựa trên các quy định pháp luật, đảm bảo tính pháp chế. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và tính nghiêm minh trong thực thi. Điều đó cũng có nghĩa là, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật không thể song hành với một hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo hay những văn bản pháp luật thiếu tính khả thi. Rất cần phải có một sự rà soát để lấp đầy những khoảng trống trong hệ thống văn bản pháp luật, trong đó có văn bản pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng, nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đồng bộ. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng cần đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng sẽ bị xử lý đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi tổ chức, cá nhân công dân cũng

nhƣ của mỗi cán bộ, công chức trong thi hành công vụ.

1.4.2. Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật

1.4.2.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị

Đây là điều kiện tiên quyết nhằm bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Một thể chế chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng đƣợc thực thi có hiệu quả trên thực tế. Ngƣợc lại, thể chế chính mất ổn định sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng, thậm chí có thể là trở lực ảnh hƣởng, kìm hãm hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Mặt khác, quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng luôn là một nội dung không thể thiếu trong các chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, mọi quốc gia đều quan tâm đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng, coi đây là nền tảng trong sự phát triển chung của đất nƣớc.

1.4.2.2. Điều kiện đảm bảo về thể chế, chính sách

Điều kiện không thể thiếu nhằm đảm bảo quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng chính là điều kiện về thể chế, chính sách. Nhƣ đã phân tích, muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng, cần phải có một hệ thống pháp luật, thể chế hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ. Hệ thống pháp luật, chính sách phải là lực đẩy góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Ngƣợc lại, nếu vẫn còn những quy định pháp luật thiếu tính khả thi, thiếu đồng bộ, đây sẽ là trở lực tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng.

1.4.2.3. Điều kiện đảm bảo về nguồn lực tài chính

Bên cạnh các điều kiện về thể chế, chính sách, không thể không nhắc đến các điều kiện đảm bảo về nguồn lực tài chính. Quản lý nhà nƣớc chỉ thực

sự có hiệu quả tốt khi có một sự đầu tƣ nguồn tài chính đủ mạnh. Thực tế các quốc gia trên thế giới đã cho thấy, nguồn ngân sách của một số nƣớc luôn dành một khoản đầu tƣ không nhỏ cho lĩnh vực môi trƣờng. Đây chính là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Việc đảm bảo nguồn lực tài chính sẽ là cơ sở để có những đầu tƣ đúng hƣớng, có trọng điểm và hiệu quả góp phần đạt đƣợc những mục tiêu quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.

1.4.2.4. Điều kiện đảm bảo về nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường

Bên cạnh các điều kiện về nguồn lực tài chính thì việc đảm bảo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trƣờng cũng là vấn đề đặt ra. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trƣờng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng trên thực tế. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức là một yêu cầu bắt buộc trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực môi trƣờng. Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực môi trƣờng cũng là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm hiệu quả công tác quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý để có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc tiếp cận trên nhiều khía cạnh nhƣ khả năng dự báo, khả năng phán đoán và xử lý tình huống trong quá trình thực thi nhiệm vụ; Khả năng thực thi và hoàn thành công việc một cách có hiệu quả…

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐIA BÀN HUYỆN QUỐC OAI

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

2.1.1. Vị trí địa lý huyện Quốc Oai

Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, tổng diện tích là 147, 01 km2.

Phía Đông giáp huyện Đan Phƣợng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chƣơng Mỹ và phía Bắc giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ.

Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 Thị trấn Quốc Oai và 20 xã là: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hƣơng, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân.

Quốc oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi nên địa hình khá phức tạp. Địa hình thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 – 20 m so với mực nƣớc biển. Nhờ phù sa bồi đắp, phần diện tích tự nhiên của Quốc Oai chủ yếu là đồng bằng, còn lại một phần nhỏ diện tích đồi núi. Địa hình chia 2 vùng khá rõ rệt: Vùng đồng bằng phía Đông sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)