Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờn g từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờn g từ

3.2.1 Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của HĐND huyện, UBND huyện

Văn bản chứa quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng do HĐND huyện, UBND huyện ban hành

Các văn bản quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nhằm phục vụ cho việc điều hành bộ máy quản lý nhà nƣớc có thể hoạt động đúng hƣớng, đúng chức năng và có hiệu quả. Văn bản quản lý nhà nƣớc có thể là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, văn bản hành chính thông thƣờng, văn bản chuyên môn. Cần phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác cũng thuộc văn bản quản lý nhà nƣớc. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, cần chú ý đặc tính của văn bản là có chứa đựng quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc chung và đối tƣợng áp dụng không phải là một đối tƣợng hay nhóm đối tƣợng cụ thề và chỉ một số cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành loại văn bản này. Khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật” là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật, góp phần hạn chế đáng kể số lƣợng văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật. Luật năm 2015

đã tách khái niệm “Văn bản quy phạm pháp luật” và khái niệm “Quy phạm pháp luật”, theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, đƣợc ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là tập hợp của nhiều quy phạm pháp luật. Trong đó, “quy phạm pháp luật” là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, đƣợc áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nƣớc hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện. Theo quy định, một văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhƣng đƣợc ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Việc nắm rõ khái niệm văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng đổi với những ngƣời tham gia vào quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngƣời soạn thảo cần phải nắm đƣợc, trong một văn bản quy phạm pháp luật, dấu hiệu đặc trƣng để phân biệt với các văn bản khác là văn bản đặt ra các quy phạm pháp luật, cần phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Trong khi các quy phạm mang tính xã hội, dù đƣợc xã hội thừa nhận, nhƣng vẫn không đƣợc bảo đảm bằng các biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc, thì trái lại, quy phạm pháp luật luôn luôn đƣợc bảo đảm băng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Các quy phạm pháp luật này có hai dấu hiệu đặc trƣng (nhằm phân biệt với các quy phạm xã hội, quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo...):

- Đặc trƣng thứ nhất là quy phạm pháp luật có tính áp dụng chung, không đặt ra cho một chủ thể xác định mà nhằm tới phạm vi đối tƣợng rộng hơn.

- Đặc trƣng thứ hai của quy phạm pháp luật là phải đƣợc ban hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do luật quy định. Khi soạn thảo, ngƣời soạn thảo cần

phải cân nhắc quy định đó có phải là quy phạm pháp luật hay không cũng nhƣ xem xét một văn bản có chứa “quy phạm pháp luật” hay không cần đặc biệt chú ý đến các đặc trƣng của quy phạm pháp luật, gồm: tính áp dụng chung (quy tắc ràng buộc chung), tính phi cá nhân (không nhằm vào một đối tƣợng, một con ngƣời nào cụ thể hay một nhóm đối tƣợng cụ thể), tính bắt buộc, tính cƣỡng chế nhà nƣớc và phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền ban hành (chủ thể đƣợc pháp luật trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Quốc Oai

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc các cấp, ngành, địa phƣơng trên địa bàn huyện quan tâm và thu đƣợc một số thành quả khả quan góp phần nâng cao nhận thức của mọi ngƣời. Hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đã đa dạng hơn; nguồn lực đầu tƣ cho hoạt động nêu trên đƣợc tăng cƣờng; sự phối hợp giữa địa phƣơng và trung ƣơng trong đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác trong lĩnh vực môi trƣờng ngày càng chặt chẽ.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trƣờng còn hạn chế : Thiếu cả về số lƣợng và còn hạn chế về kỹ năng truyền thông nên hiệu quả truyền thông còn hạn chế, kết quả chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn; triển khai các hoạt động tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trƣờng chƣa thƣờng xuyên, mới tập trung vào các dịp có ngày về môi trƣờng; chƣa chú ý đến chiều sâu, hình thức tuyên truyền chƣa phong phú; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân và doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ môi trƣờng, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình né tránh đầu tƣ các công trình bảo vệ môi trƣờng, vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng; nhận thức của cộng đồng về sử dụng hợp lý, tiết

kiệm tài nguyên thiên nhiên chƣa cao, chƣa quan tâm nhiều tới biến đổi khí hậu; chƣa tạo đƣợc thói quen sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, năng lƣợng trong cộng đồng; hoạt động giám sát chấp hành luật pháp về môi trƣờng hiệu quả chƣa cao; hoạt động phối hợp tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trƣờng còn chƣa thƣờng xuyên, chƣa có chiều sâu.

Truyền thông môi trƣờng là một công việc khó và hiệu quả khó định lƣợng (nói chƣa chắc đã nghe; nghe chƣa chắc đã hiểu; hiểu chƣa chắc đã làm; làm rồi nhƣng chƣa chắc đã duy trì); sự chuyển biến về nhận thức của mỗi ngƣời trong công tác bảo vệ môi trƣờng cần có thời gian, quá trình dài, phải tuyên truyền, tác động nhiều lần, thay đổi nhận thức dần dần.

Nguồn nhân lực và tổ chức truyền thông vừa thiếu, vừa yếu.

Nguồn lực về tài chính còn hạn hẹp nên chƣa khuyến khích truyền thông môi trƣờng.

Chƣa đổi mới nội dung, phƣơng thức truyền thông môi trƣờng. Thiếu kiểm tra, tổng kết, khen thƣởng.

Trong gần 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT nhƣ Khoản 1 Điều 6, Luật BVMT năm 2014 nêu rõ một trong những hoạt động đƣợc khuyến khích là “truyền thông, giáo dục và vận động mọi ngƣời tham gia BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học” hay “phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và rộng rãi” (Điều 154). Khoản 1 và 2 Điều 155 của Luật quy định cụ thể công tác giáo dục về môi trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực: “Chƣơng trình chính khóa của các cấp học phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trƣờng”, “Nhà nƣớc ƣu tiên đào tạo nguồn nhân lực BVMT; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trƣờng và đào tạo nguồn nhân lực BVMT”…

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc xác định, giải pháp quan trọng để BVMT đó là “đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT”. Mới đây nhất, tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và BVMT đƣợc Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI thông qua, đã nhấn mạnh nhóm giải pháp chính để BVMT là: “Tăng cƣờng, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và BVMT”.

Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT đã đƣợc các cấp, ngành, địa phƣơng quan tâm và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân và cộng đồng về BVMT. Các sự kiện lớn về môi trƣờng nhƣ Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trƣờng thế giới (5/6); Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn… đƣợc phát động ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng. Hàng năm, Giải thƣởng Môi trƣờng Việt Nam đƣợc tổ chức nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài nƣớc có nhiều thành tích trong sự nghiệp BVMT.

Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng cũng đƣợc tổ chức thông qua các tƣ liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phƣơng tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trƣờng, các cuộc vận động quần chúng tham gia BVMT… Năm 2015, các phong trào, hoạt động có ý nghĩa về BVMT đã đƣợc tổ chức, huy động đông đảo nhân dân tham gia nhƣ: Cuộc thi Sáng tác ảnh về môi trƣờng; Ngày hội tái chế chất thải hƣởng ứng Giờ Trái đất năm 2015; Hội thi tuyên truyền về

nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng và thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở Bắc Giang…

Để trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động BVMT hiệu quả, nhiều chƣơng trình giáo dục bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã đƣợc triển khai tới các cấp học trong hệ thống giáo dục. Trong đó, những tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, sách tham khảo về BVMT đã đƣợc biên soạn và phát hành trong cả nƣớc…

Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong bảo vệ môi trƣờng

Một là, Tăng cƣờng sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị – xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Hàng năm, UBND huyện tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chƣơng trình phối hợp đã ký kết của Bộ TN&MT, Sở TN&MT với các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên…) thực hiện trên địa bàn huyện.

Hai là, vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trƣờng. Qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hƣớng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hƣớng tích cực bảo vệ môi trƣờng, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trƣờng: Việc khai thác rừng phải đúng qui hoạch và các qui định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, phải có kế hoạch trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Việc khai thác đất nông, lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản phải tuân theo qui hoạch sử dụng đất, bảo đảm cân bằng sinh thái. Trong sản xuất kinh doanh, các công trình xây dựng phải áp dụng các biện pháp hạn chế, phòng ngừa, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, phải có thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải, bảo đảm tiêu chuẩn môi trƣờng,…Nhìn chung, con ngƣời phải biết ứng xử với môi trƣờng bằng phƣơng châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động

xấu đối với môi trƣờng là chính, tích cực xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, bảo tồn thế giới tự nhiên; tránh thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, tránh những hành vi tiêu cực dẫn đến vi phạm những qui định về bảo vệ môi trƣờng.

Ba là, tiêu chí hóa và phối hợp lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng với các phong trào, các cuộc vận động nhƣ cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ nhằm gắn công tác bảo vệ môi trƣờng với phát triển bền vững; góp phần động viên, tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gƣơng điển hình bảo vệ môi trƣờng để nâng cao chất lƣợng, cảnh quan môi trƣờng khu dân cƣ và giáo dục để ngƣời dân có ý thức, kiến thức sống thân thiện với môi trƣờng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh khắc phục các tập tục, thói quen xâm hại đến môi trƣờng, tài nguyên; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trƣờng.

Bốn là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tƣ vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về BVMT; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ƣớc, hƣơng ƣớc, cam kết về BVMT và các mô hình tự quản về môi trƣờng của cộng đồng dân cƣ, nhất là ở khu vực nông thôn. Phát triển các phong trào quần chúng, vận động nhân dân tích cực tham gia BVMT. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT; gắn nội dung BVMT với phong trào Toàn dân tham gia BVMT.

Năm là, Các cơ quan truyền thông đại chúng, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao, đài phát thanh huyện, cổng thông tin điện tử huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng và các tổ chức chính trị - xã hội xây

dựng chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về môi trƣờng; đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông môi trƣờng; đƣa tin chính xác, thƣờng xuyên và kịp thời; phát hiện và kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.

Có thể nói, giáo dục môi trƣờng là việc làm không thể thiếu để giúp mọi ngƣời hiểu biết về môi trƣờng. Vì thế, chỉ có việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với sự tham gia tích cực của các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng là giải pháp quan trọng trong công tác BVMT, góp phần phát triển bền vững.Công tác tuyên truyền, giáo dục về BVMT còn hạn chế, chƣa phát huy đƣợc ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và BVMT.

Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng cũng đƣợc tổ chức thông qua các tƣ liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phƣơng tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trƣờng, các cuộc vận động quần chúng tham gia BVMT... Tăng cƣờng và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức thích hợp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trƣờng. Xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trƣờng và chú trọng vai trò của các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng. Các trƣờng học thực hiện nội dung giáo dục môi trƣờng theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, đƣa vào chƣơng trình giảng dạy từ bậc học mầm non.

Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng luôn gắn với tuyên truyền các cuộc vận động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 76)