7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện về thể chế chính sách
Theo thống kê của Bộ Tƣ pháp, Việt Nam có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng (BVMT). Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn chƣa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và không khả thi. Các quy định không có tính gắn kết, nhiều nội dung còn bị bỏ ngỏ nhƣ: quy định về quản lý, xử lý chất thải ở khu vực nông thôn; vấn đề thu phí và lệ phí trong quản lý chất thải nông nghiệp, làng nghề.
Ngoài ra, tính ổn định của hệ thống văn bản pháp luật về BVMT không cao, nhiều văn bản vừa đƣợc ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung làm hạn chế hiệu quả trong việc BVMT. Bên cạnh đó, trách nhiệm QLNN về BVMT hiện nay đƣợc phân công cho nhiều Bộ, ngành, dẫn đến việc triển khai trong thực tế gặp nhiều khó khăn do sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, thiếu đồng bộ trong phối hợp.
Các văn bản Luật, chính sách phải đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Luật về môi trƣờng đƣợc ban hành quá ít song các văn bản dƣới luật và các căn bản mang tính pháp quy nhƣ Nghị định, Thông tƣ, Chỉ thị... của các cấp trong hệ thống chính trị quá nhiều. Cần phải luật hóa các loại văn bản này và các đạo luật đƣợc ban hành phải tƣơng đối chi tiết mà không cần các văn bản dƣới luật giải thích.
Ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan ban ngành liên quan cũng nhƣ các phòng, ban trực thuộc ở các
huyện nhằm tạo sự liên kết của các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng.
Quyền hạn pháp lý của các tổ chức BVMT, nhất là của lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng chƣa thực sự đủ mạnh, chậm nắm tình hình, chậm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng và các loại tội phạm về môi trƣờng vừa thiếu, vừa chƣa đủ mạnh. Hiện nay, Việt Nam có rất ít trƣờng hợp gây ô nhiễm môi trƣờng bị xử lý hình sự. Còn các biện pháp xử lý khác nhƣ buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đình chỉ hoạt động lại không hiệu quả do các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp chây ỳ không thực hiện. Cần quy định mức phạt cụ thể đối với từng trƣờng hợp gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động. Xây dựng đội ngũ quản lý, lực lƣợng thanh tra, kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao, thƣờng xuyên thanh tra, giám sát các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu dân cƣ nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm.
Ngoài ra, cần tạo điều kiện về mặt chính sách, cơ chế để khuyến khích cộng đồng dân cƣ tham gia quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng.
3.2.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường
3.2.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác Bảo vệ môi trường
a. Chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chức năng của các Đảng Cộng sản, nói chung và của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói riêng là lãnh đạo. Điều này đã đƣợc C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin chỉ ra và luận chứng một cách khoa học, đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta phân tích, luận giải. chức năng của Đảng ta là lãnh đạo chính trị. Tức là, Đảng đề ra đƣờng lối cách mạng, lãnh đạo tổ chức thực hiện
và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Đảng không can thiệp, không bao biện làm thay công việc của Nhà nƣớc, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, cũng không buông lỏng lãnh đạo các tổ chức này. Đảng lãnh đạo là để phát huy tính chủ động, sáng tạo và vai trò của các tổ chức này, trong thực hiện thắng lợi Cƣơng lĩnh và đƣờng lối chính trị, các nghị quyết, quyết định của Đảng.
b. Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
Một là, Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng
Thực hiện nhiệm vụ này, Đảng tiến hành xây dựng, ban hành các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng (xây dựng nội bộ Đảng) làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và đạo đức, đủ khả năng lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng.
Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ: thứ nhất, lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện thắng lợi các nghị quyết, quyết định, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và đạo đức. Thứ hai, lãnh đạo các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện thắng lợi Cƣơng lĩnh, đƣờng lối, các nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng HTCT...
Hai là, Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tổ chức khác, trong đó trọng tâm là lãnh đạo Nhà nƣớc, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt coi trọng lãnh đạo Nhà nƣớc
Lãnh đạo Nhà nƣớc, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng. Đồng thời, Đảng còn lãnh đạo các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tổ chức khác. Về nguyên tắc, tất cả các tổ chức tồn tại và
hoạt động trên đất nƣớc ta theo quy định của Hiến pháp và pháp luật đều phải chịu sự lãnh đạo của Đảng ta.
Ba là, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội
Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, nhƣ: kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tƣ tƣởng, văn hóa, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng....
Nhƣ vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trƣờng là toàn bộ hoạt động của Đảng, nhƣ: xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT; quán triệt, tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức đảng và đảng viên, các tổ chức trong HTCT, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và nhân dân theo quy định làm cho môi trƣờng trong lành, cân bằng, bền vững; chủ thể lãnh đạo công tác BVMT ở cấp huyện là cấp ủy đảng các cấp gồm đảng bộ huyện Quốc Oai; 21 đảng bộ các xã, thị trấn; đảng ủy các khối cơ quan, doanh nghiệp, các chi bộ phòng, ban, ngành, các chi bộ thôn, tổ dân phố…; khách thể của lãnh đạo công tác BVMT là Nhà nƣớc, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân trong thực hiện BVMT; mục đích của Đảng lãnh đạo công tác BVMT là giữ gìn, BVMT trong lành, phòng ngừa tác động xấu đối với môi trƣờng, phục hồi cải thiện môi trƣờng bị hủy hoại.
c. Nội dung Đảng lãnh đạo công tác bảo vệ môi trƣờng
Nội dung Đảng lãnh đạo CTBVMT là những công việc Đảng phải làm trong một giai đoạn nhất định nhằm giữ cho môi trƣờng trong lành, bảo đảm sự tồn tại, phát triển của mỗi ngƣời dân, cả dân tộc Việt Nam và bảo đảm sự phát triển toàn diện đất nƣớc. Nội dung ấy, gồm:
Một là, Đảng xây dựng các nghị quyết, chỉ thị xác định rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về
BVMT. Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, Ban chấp hành đảng bộ các xã, thị trấn ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT của Đảng cần thể hiện rõ những nội dung BVMT: ngăn ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trƣờng; khắc phục sự cố môi trƣờng ở các khu vực môi trƣờng đã bị ô nhiễm, suy thoái, nhất là ở những nơi môi trƣờng bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng; giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trƣờng, bảo đảm nâng cao đời sống, tuổi thọ của ngƣời dân, giảm dịch bệnh và gánh nặng, sự quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện do mất vệ sinh, ô nhiễm môi trƣờng gây ra.
Hai là, Đảng lãnh đạo UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện thể chế hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT thành các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, các chƣơng trình dự án quốc gia về BVMT để thực hiện và chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện.
Ba là, Đảng lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trƣờng. Huyện ủy Quốc Oai là cơ quan tập trung lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực môi trƣờng và liên quan trực tiếp đến môi trƣờng, đặc biệt là Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, thực sự là lực lƣợng nòng cốt trong BVMT. Đồng thời, Đảng chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực môi trƣờng có chất lƣợng, đây là lực lƣợng xung kích, nòng cốt trong BVMT.
Bốn là, Đảng lãnh đạo phát huy vai trò của cơ quan nhà nƣớc, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và nhân dân thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về BVMT. Đảng lãnh đạo các tổ chức, các lực lƣợng nêu trên, cổ vũ, động viên và tạo thuận lợi cho các tổ chức, lực lƣợng đó tham gia
tích cực, có hiệu quả vào thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật, các chƣơng trình đề án của Nhà nƣớc về BVMT. Đảng coi trọng cổ vũ, động viên các doanh nghiệp, các nhà tài trợ đóng góp tài chính và các chƣơng trình, đề án của Nhà nƣớc về BVMT, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng.
3.2.4.2. Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, của các cơ quan, ban ngành và cán bộ, công chức về bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với môi trường
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu chi phối và quyết định việc tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVMT đạt kết quả. Bởi vì, chỉ khi có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này, thì các cấp ủy, cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong HTCT và nhân dân mới có thể có hành động đúng, đem lại hiệu quả trong BVMT. Để làm tốt công tác này cần tập trung thực hiện tốt những điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nhận thức sâu sắc những vấn đề chủ yếu về môi trƣờng, BVMT và CTBVMT, các quan điểm của Đảng về môi trƣờng và BVMT.
Cán bộ, đảng viên và nhân dân và các tổ chức cần nhận thức sâu sắc về khái niệm môi trƣờng, đặc điểm của môi trƣờng, vai trò của môi trƣờng. Qua đó, từng ngƣời dân, tổ chức thấy rõ đặc điểm và thực trạng môi trƣờng ở vùng, từng xã mình đang sinh sống và làm việc để tham gia có hiệu quả vào giữ gìn môi trƣờng trong lành. Đồng thời, cần nhận thức sâu sắc rằng, môi trƣờng có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển sự sống của con ngƣời, nền kinh tế; nó gần gũi và hằng ngày, hằng giờ, tác động trực tiếp đến mỗi ngƣời dân.
Nghị quyết số 41-NQ/TW nêu trên, chỉ rõ: Bảo vệ môi trƣờng là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh
tế quốc tế của nƣớc ta. Bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng.
Trƣớc hết, các cấp ủy đảng phải nhận thức rõ về trách nhiệm của mình trong CTBVMT. Không thể tiến hành CTBVMT có kết quả nếu chủ trƣơng chung của Đảng về môi trƣờng không đƣợc vận dụng, cụ thể hóa phù hợp ở từng địa phƣơng. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng phải chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp, có giải pháp cụ thể, sát hợp với đặc điểm của từng địa phƣơng; xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể giao nhiệm vụ cho cấp ủy, tổ chức đảng cấp dƣới lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thực hiện; xây dựng chƣơng trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới; tập trung lãnh đạo cấp ủy cấp xã và các tổ chức cơ sở đảng nâng cao nhận thức về BVMT, đƣa nội dung BVMT vào nghị quyết của cấp mình, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm cần lãnh đạo thực hiện.
Cần nhận thức sâu sắc và đề cao trách nhiệm của từng ngƣời, tổ chức đối với BVMT, đây là cơ sở vững chắc để CTBVMT đạt hiệu của cao. Mỗi cá nhân, tổ chức cần xác định BVMT là một vấn đề sống còn; BVMT chính là bảo vệ sức khỏe, bảo vệ sự sống của mỗi ngƣời.
Thứ hai, đổi mới việc quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về môi trƣờng và BVMT.
Quán triệt, tuyên truyền các quan điểm, chủ trƣơng BVMT trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động.
Các cấp ủy đảng tiếp tục quán triệt và đổi mới việc quán triệt các nghị quyết nêu trên của Đảng về môi trƣờng và BVMT, nhất là các quan điểm,
nhiệm vụ và giải pháp lớn về môi trƣờng và BVMT trong Văn kiện Đại hội của Đảng. Công việc này, cần đƣợc tiến hành trƣớc hết trong toàn Đảng từ các cấp ủy đến các chi bộ. Cần tổ chức quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng về BVMT trong bầu không khí trang nghiêm, trang trọng và giành thời gian thỏa đáng cho việc học tập, thảo luận nội dung này. Cần thiết tổ chức học riêng cho cán bộ chủ chốt trong HTCT để làm nòng cốt trong quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng về môi trƣờng và BVMT trong tổ chức đảng và đảng viên. Đội ngũ báo cáo viên cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quán triệt Nghị quyết, am hiểu thực tiễn về môi trƣờng, có phƣơng pháp báo cáo phù hợp, hấp dẫn và phù đối với từng đối tƣợng; cần thiết có các báo cáo thực tế để minh họa và có thể tổ chức tham quan, nghiên cứu thực tế một cách hợp lý; hƣớng dẫn, xây dựng và thực hiện chƣơng trình hành động, thực hiện các nghị quyết của Đảng về môi trƣờng và BVMT gắn với địa phƣơng, đơn vị.
Đẩy mạnh việc quán triệt, nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về môi trƣờng và BVMT trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, xây dựng thái độ đúng đắn và trách nhiệm thực hiện pháp luật, nói chung và Luật BVMT, các chƣơng trình quốc gia BVMT nói riêng của mỗi ngƣời dân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, coi trọng phát huy vai trò tiên phong, gƣơng mẫu của đảng viên trong công việc này.
Cần lựa chọn hình thức, phƣơng pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về môi trƣờng và BVMT phù hợp với từng đối tƣợng cán bộ, đảng viên, nhân dân.