Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3.1. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai

vụ quản lý các lĩnh vực trên địa bàn huyện, trong đó có lĩnh vực môi trƣờng. Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 143 quy định ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:

a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chƣơng trình, kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng;

b) Tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trƣờng;

c) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trƣờng theo thẩm quyền;

d) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác BVMT;

đ) Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trƣờng;

e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;

g) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trƣờng liên huyện;

h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng của Ủy ban nhân dân cấp xã;

i) Chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trên địa bàn.

Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2020 quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau (Chƣơng 4):

a) Xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, chiến lƣợc, kế hoạch, chƣơng trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng;

c) Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn ô nhiễm; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trƣờng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý toàn diện các nguồn thải trên địa bàn theo phân công, phân cấp, chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc để xảy ra ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn;

d) Tổ chức theo dõi, giám sát, cảnh báo, quản lý chất lƣợng môi trƣờng và quản lý chất thải trên địa bàn theo thẩm quyền hoặc theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cải tạo và phục hồi môi trƣờng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng theo thẩm quyền hoặc chuyển ngƣời có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trƣờng;

e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trƣờng trong cộng đồng;

g) Thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật;

h) Huy động và sử dụng nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật; trình Hội đồng nhân dân cấp huyện bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng theo phân cấp ngân sách hiện hành;

i) Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.

2.1.3.2. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quốc Oai

Cơ quan có nhiệm vụ tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý môi trƣờng là Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai. Theo Hƣớng dẫn tại Thông tƣ liên tịch 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thuộc Ủy ban nhân

dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; và đã đƣợc UBND huyện quy định tại Quyết định số 5357/2012/QĐ-UBND ngày 24/12/2016 của UBND huyện Quốc Oai về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai, trong đó quy định Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng gồm: đất đai, tài nguyên nƣớc, khoáng sản, môi trƣờng, biến đổi khí hậu. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Theo đó, trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai có Nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ sau:

1. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trƣờng; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trƣờng. 3.Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trƣờng, đề án bảo vệ môi trƣờng, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trƣờng trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trƣờng theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lƣu trữ dữ liệu về tài nguyên nƣớc, môi trƣờng và đa dạng sinh học trên địa bàn.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lƣợng tài nguyên nƣớc, nguồn nƣớc sinh hoạt tại địa phƣơng; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

5. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc;

6. Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc theo thẩm quyền.

7. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản.

8. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trƣờng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trƣờng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

9. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng.

10.Hƣớng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

11.Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai có Trƣởng phòng, Phó Trƣởng Phòng và các công chức chuyên môn. Trong đó, Trƣởng Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trƣớc pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.

Phó Trƣởng phòng giúp Trƣởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng phòng và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thƣởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trƣởng phòng, Phó Trƣởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai có 11 công chức và ngƣời lao động, trong đó, có 01 đồng chí là Trƣởng phòng phụ trách chung, 03 đồng chí Phó Trƣởng phòng giúp việc cho Trƣởng phòng trong các mảng việc đƣợc phân công. Phần lớn số cán bộ, công chức trong phòng đều có chuyên môn về lĩnh vực môi trƣờng, vì vậy, đều nắm bắt đƣợc đầy đủ những đặc trƣng, yêu cầu cơ bản trong ngành

Về trình độ quản lý nhà nƣớc, 75% số công chức, ngƣời lao động trong Phòng đã qua bồi dƣỡng chuyên viên và 25% số công chức có chứng chỉ bồi dƣỡng chuyên viên chính, không có trƣờng hợp tham gia bồi dƣỡng chuyên viên cao cấp dù số lƣợng không nhiều (11 công chức và ngƣời lao động) nhƣng đã từng bƣớc nâng cao chất lƣợng.

Đội ngũ công chức tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Quốc Oai đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Quốc Oai. Chính vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng trên địa bàn, không thể không tập trung đến đội ngũ này, đây chính là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về môi trƣờng.

2.2. Hiện trạng môi trƣờng huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Căn cứ báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện Quốc Oai các năm 2017, 2018, 2019 tác giả tóm lƣợc một số kết quả phân tích, đánh giá chất lƣợng một số thành phần môi trƣờng trên địa bàn huyện nhƣ sau:

2.2.1. Hiện trạng diễn biến môi trường nước mặt

Huyện Quốc Oai có diện tích đất ao, hồ, sông, suối, kênh là 230,06 ha; diện tích đất mặt nƣớc chuyên dùng là 59,22 ha.

Năm 2018, UBND huyện Quốc Oai đã phối hợp Trung tâm môi trƣờng và khoáng sản - Phòng phân tích chất lƣợng môi trƣờng tiến hành quan trắc lấy 21 mẫu nƣớc mặt tại các sông, hồ trên địa bàn huyện để phân tích, đánh giá chất lƣợng. Từ kết quả quan trắc so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 (Chất lƣợng nƣớc dùng cho mục đích tƣới tiêu, thủy lợi, giao thông đƣờng thủy) cho thấy, môi trƣờng nƣớc sông Tích bị ô nhiễm COD từ 2 đến 2,41 lần; BOD5 từ 2,48 đến 2,83 lần; TSS từ 1,28 đến 1,46 lần; Amoni ở mức cao xấp xỉ giới hạn cho phép.

Chất lƣợng nƣớc sông Đáy

Kết quả quan trắc so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 (Chất lƣợng nƣớc dùng cho mục đích tƣới tiêu, thủy lợi, giao thông đƣờng thủy) cho thấy, môi trƣờng nƣớc sông Đáy có biều hiện bị ô nhiễm COD từ 2,3 đến 2,9lần; BOD5 từ 2,17 đến 2,85 lần; TSS từ 1,74 đến 5,14 lần; Amoni từ 1,54 đến 1,57 lần. Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện Quốc Oai, Các chỉ tiêu quan trắc khác nhƣ: Các kim loại nặng, pH đều nằm trong giới hạn cho phép.

Chất lƣợng nƣớc một số hồ trên địa bàn

Chất lƣợng nƣớc một số hồ trên địa bàn huyện bị ô nhiễm COD từ 1,87 đến 2,68 lần; BOD5 từ 2,34 đến 2,9 lần; TSS từ 1,04 đến 2,62 lần; Amoni tại Hồ Đình So vƣợt 1,24 lần,; Coliform tại Hồ Đình So vƣợt 1,09 lần so với QCVN 08:2015- MT/BTNMT, cột B1. Theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng huyện Quốc Oai, Các chỉ tiêu quan trắc khác nhƣ: Các kim loại nặng, pH đều nằm trong giới hạn cho phép.

2.2.2. Hiện trạng diễn biến môi trường nước dưới đất

Để đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc dƣới đất, thực hiện lấy 20 mẫu nƣớc dƣới đất tại giếng khoan của một số hộ dân trên địa bàn huyện. Việc phân tích, đánh giá môi trƣờng nƣớc ngầm đƣợc thực hiện quan trắc 10 thông số, bao gồm: Độ pH, Amoni (NH+ - tính theo Nitơ), Nitrit, Chì (Pb), Asen (As), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Tổng Coliform.

Kết quả quan trắc cho thấy, chất lƣợng nƣớc ngầm trên địa bàn huyện Quốc Oai vẫn còn tốt, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong quy chuẩn cho phép so với QCVN 09:2015-MT/BTNMT.

Hiện trạng môi trƣờng nƣớc thải

- Nƣớc thải chăn nuôi:

Để đánh giá chất lƣợng nƣớc thải, tiến hành lấy mẫu nƣớc thải tại 02 trang trại chăn nuôi tại xã Cấn Hữu và xã Đông Yên. Việc đánh giá dự trên kết quả phân tích các chỉ tiêu đặc trƣng bao gồm: pH, BOD5, COD, TSS, NH4+_N, Cu, As, Pb, Cd, Coliform.

+ Hàm lƣợng COD cao hơn giới hạn cho phép theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

+ Hàm lƣợng COD vƣợt từ 1,45 đến 2,39 lần.

+ Hàm lƣợng BOD5 cao hơn giới hạn cho phép theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. BOD5 vƣợt từ 2,01 đến 3,62 lần.

+ Chất rắn lơ lửng cao hơn giới hạn cho phép theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. TSS vƣợt từ 1,03 đến 1,83 lần.

+ Hàm lƣợng Amoni cao hơn giới hạn cho phép theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp trên

địa bàn thành phố Hà Nội, từ 1,64 đến 2,64 lần.

+ Chỉ tiêu Coliform cao hơn giới hạn cho phép theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 1,38 đến 1,5 lần.

Kết quả phân tích cũng cho thấy, ngoài các chỉ tiêu vƣợt giới hạn cho phép ở trên, các chỉ tiêu phân tích khác (Kim loại nặng, pH...) đều nằm trong giới hạn cho phép.

Từ các kết quả phân tích và đánh giá có thể thấy, nƣớc thải chăn nuôi có hàm lƣợng chất ô nhiễm về hữu cơ, chất rắn lơ lửng, amoni và coliform rất cao, cùng với khối lƣợng phát thải lớn, nƣớc thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng chính cho khu vực nông thôn trên địa bàn huyện.

Nƣớc thải làng nghề:

Đối với 03 làng nghề là: Làng nghề chế biến nông sản Tân Hòa, Làng nghề chế biến nông sản Cộng Hòa và Làng nghề Mây, tre, giang đan xã Tuyết Nghĩa. Việc đánh giá dự trên kết quả phân tích các chỉ tiêu đặc trƣng bao gồm: pH, BOD5, COD, TSS, NH4+_N, Cu, As, Pb, Cd, Coliform.

Từ các kết quả phân tích và đánh giá ở trên có thể thấy, các làng nghề có hoạt động phát sinh nƣớc thải, đặc biệt là làng nghề chế biến nông sản có hàm lƣợng chất ô nhiễm về hữu cơ, chất rắn lơ lửng, amoni và coliform rất cao, cùng với khối lƣợng phát thải lớn, nƣớc thải khu vực làng nghề cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng chính cho khu vực nông thôn trên địa bàn huyện.

Kết quả phân tích cũng cho thấy, ngoài các chỉ tiêu vƣợt giới hạn cho phép ở trên, các chỉ tiêu phân tích khác (Kim loại nặng, pH...) đều nằm trong giới hạn cho phép.

Nƣớc thải công nghiệp:

Để đánh giá chất lƣợng nƣớc thải công nghiệp trên địa bàn, đơn vị tƣ vấn đã tiến hành lấy mẫu nƣớc thải tại 02 Cụm công nghiệp Yên Sơn nƣớc thải tại KCN Thạch Thất. Việc đánh giá dự trên kết quả phân tích các chỉ tiêu đặc trƣng bao gồm: pH, BOD5, COD, TSS, NH4+_N, Cu, As, Pb, Cd, Coliform.

Từ các kết quả phân tích và đánh giá có thể thấy, nƣớc thải công nghiệp có hàm lƣợng chất ô nhiễm về hữu cơ, chất rắn lơ lửng, amoni và coliform cao. Kết quả phân tích cũng cho thấy, ngoài các chỉ tiêu vƣợt giới hạn cho phép ở trên, các chỉ tiêu phân tích khác (Kim loại nặng, pH...) đều nằm trong giới hạn cho phép.Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đƣợc tăng cƣờng nên công tác xử lý nƣớc thải tại các cơ sở công nghiệp đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và có chiều hƣớng tốt hơn.

Nƣớc thải khu dân cƣ

Để đánh giá chất lƣợng nƣớc thải khu dân cƣ, tiến hành lấy mẫu nƣớc thải tại 03 khu dân cƣ tập trung tại các xã: Thạch Thán, Liệp Tuyết và Đồng Quang. Việc đánh giá dự trên kết quả phân tích các chỉ tiêu đặc trƣng bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước bằng pháp luật về môi trường trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)