7. Kết cấu của luận văn
1.4.1.4. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật
Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng không thể không đặt ra yêu cầu về việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hoạt động quản lý này phải luôn dựa trên các quy định pháp luật, đảm bảo tính pháp chế. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và tính nghiêm minh trong thực thi. Điều đó cũng có nghĩa là, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật không thể song hành với một hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo hay những văn bản pháp luật thiếu tính khả thi. Rất cần phải có một sự rà soát để lấp đầy những khoảng trống trong hệ thống văn bản pháp luật, trong đó có văn bản pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng, nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đồng bộ. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cũng cần đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng sẽ bị xử lý đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi tổ chức, cá nhân công dân cũng
nhƣ của mỗi cán bộ, công chức trong thi hành công vụ.
1.4.2. Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật
1.4.2.1. Điều kiện bảo đảm về chính trị
Đây là điều kiện tiên quyết nhằm bảo đảm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Một thể chế chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng đƣợc thực thi có hiệu quả trên thực tế. Ngƣợc lại, thể chế chính mất ổn định sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng, thậm chí có thể là trở lực ảnh hƣởng, kìm hãm hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Mặt khác, quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng luôn là một nội dung không thể thiếu trong các chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, mọi quốc gia đều quan tâm đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng, coi đây là nền tảng trong sự phát triển chung của đất nƣớc.
1.4.2.2. Điều kiện đảm bảo về thể chế, chính sách
Điều kiện không thể thiếu nhằm đảm bảo quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng chính là điều kiện về thể chế, chính sách. Nhƣ đã phân tích, muốn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng, cần phải có một hệ thống pháp luật, thể chế hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ. Hệ thống pháp luật, chính sách phải là lực đẩy góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Ngƣợc lại, nếu vẫn còn những quy định pháp luật thiếu tính khả thi, thiếu đồng bộ, đây sẽ là trở lực tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng.
1.4.2.3. Điều kiện đảm bảo về nguồn lực tài chính
Bên cạnh các điều kiện về thể chế, chính sách, không thể không nhắc đến các điều kiện đảm bảo về nguồn lực tài chính. Quản lý nhà nƣớc chỉ thực
sự có hiệu quả tốt khi có một sự đầu tƣ nguồn tài chính đủ mạnh. Thực tế các quốc gia trên thế giới đã cho thấy, nguồn ngân sách của một số nƣớc luôn dành một khoản đầu tƣ không nhỏ cho lĩnh vực môi trƣờng. Đây chính là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng. Việc đảm bảo nguồn lực tài chính sẽ là cơ sở để có những đầu tƣ đúng hƣớng, có trọng điểm và hiệu quả góp phần đạt đƣợc những mục tiêu quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.
1.4.2.4. Điều kiện đảm bảo về nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường
Bên cạnh các điều kiện về nguồn lực tài chính thì việc đảm bảo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trƣờng cũng là vấn đề đặt ra. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trƣờng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng trên thực tế. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức là một yêu cầu bắt buộc trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực môi trƣờng. Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực môi trƣờng cũng là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm hiệu quả công tác quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý để có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc tiếp cận trên nhiều khía cạnh nhƣ khả năng dự báo, khả năng phán đoán và xử lý tình huống trong quá trình thực thi nhiệm vụ; Khả năng thực thi và hoàn thành công việc một cách có hiệu quả…
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐIA BÀN HUYỆN QUỐC OAI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội
2.1.1. Vị trí địa lý huyện Quốc Oai
Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, tổng diện tích là 147, 01 km2.
Phía Đông giáp huyện Đan Phƣợng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chƣơng Mỹ và phía Bắc giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ.
Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 Thị trấn Quốc Oai và 20 xã là: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hƣơng, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân.
Quốc oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi nên địa hình khá phức tạp. Địa hình thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 – 20 m so với mực nƣớc biển. Nhờ phù sa bồi đắp, phần diện tích tự nhiên của Quốc Oai chủ yếu là đồng bằng, còn lại một phần nhỏ diện tích đồi núi. Địa hình chia 2 vùng khá rõ rệt: Vùng đồng bằng phía Đông sông Tích, độ cao chủ yếu dƣới 10m và Vùng gò đồi nằm ở phía Tây sông Tích, độ cao trung bình 15 – 50 m.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (giá so sánh) 10 tháng đầu năm 2020 ƣớc đạt 9680.7 tỷ đồng đạt 68,8% so với kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó GTSX ngành ƣớc đạt: Công nghiệp - Xây dựng 5880 tỷ đồng đạt 69,2% kế hoạch năm, tăng 11,9% so cùng kỳ; Dịch vụ - Thƣơng mại 2650 tỷ đồng đạt 64,4% kế hoạch năm tăng 12,1% so cùng kỳ; Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 1150.7 tỷ đồng đạt 80% kế hoạch năm, tăng 4% so cùng kỳ; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng: Công nghiệp - xây dựng chiếm 55,93%, Dịch vụ - Thƣơng mại chiếm 27,2%, Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 13,5%.
Sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2020 toàn huyện đạt 8.435,2 ha, bằng 90,6% so với năm 2019, trong đó: Diện tích gieo trồng vụ đông 386,5 ha, bằng 64,2% cùng kỳ; Diện tích gieo trồng vụ xuân đạt 4.780,1 ha, bằng 93,6% vụ cùng kỳ; Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa đạt 3.268,6 ha, bằng 90,6% cùng kỳ.
- Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: (1) Chăn nuôi: Tổng đàn trâu bò 4.945 con, bằng 96% với cùng kỳ, đạt 93% so với Kế hoạch kịch bản tăng trƣởng kinh tế. Đàn lợn: 40.120 con, đạt 80% so với Kế hoạch kịch bản tăng trƣởng kinh tế, bằng 64,5% so với cùng kỳ; đàn gia cầm, thủy cầm có: 4.044.804 con, đạt 106% so với Kế hoạch kịch bản tăng trƣởng kinh tế. (2)
Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích thủy sản trên địa bàn Huyện là 1.100 ha (trong đó diện tích thâm canh 400 ha), đạt 106% so với Kế hoạch kịch bản tăng trƣởng kinh tế.
- Lâm nghiệp: Công tác Sản xuất lâm nghiệp 10 tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có. Tại 04 xã Đông
Xuân, Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Mãn, cấp 80.000 cây Keo giống cho xã Đông Xuân và xã Phú Mãn triển khai trồng mới 50 ha, tổ chức 04 lớp tập huấn công tác nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lƣợng bảo vệ PCCCR huyện Quốc Oai năm 20201
Công thƣơng nghiệp, dịch vụ và khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh
Quản lý tốt 03 cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn. Các chủ đầu tƣ đã hoàn thành xin cấp chỉ giới đƣờng đỏ và các hƣớng tuyến hạ tầng kỹ thuật, đang tiến hành bƣớc lập bản đồ tổng mặt bằng quy hoạch 1/500 và đang phối hợp với UBND Huyện lập phƣơng án giải phóng mặt bằng. Đối với CCN Ngọc Liệp (phần mở rộng), chủ đầu tƣ đang phối hợp với các sở ngành và UBND Huyện tiến hành xin cấp chỉ giới đƣờng đỏ (đã hoàn thành việc đo đạc bản đồ hiện trạng và xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng), tiến hành việc thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật, lập quy hoạch chi tiết 1/500. Đối với CCN Nghĩa Hƣơng, chủ đầu tƣ đang phối hợp với các sở ngành và UBND huyện tiến hành các bƣớc xin cấp chỉ giới đƣờng đỏ, đăng ký sử dụng đất, thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật, lập quy hoạch chi tiết.
Tài chính – Ngân sách - Xây dựng cơ bản
- Thu ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nƣớc thực hiện 10 tháng đầu năm
2020 là 765.000 triệu đồng, so dự toán Thành phố và HĐND huyện giao đạt 75% kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách địa phƣơng thực hiện 10 tháng là 1.986.483 triệu đồng, so dự toán Thành phố và HĐND Huyện giao đạt 99% kế hoạch năm.
- Tổng chi ngân sách: địa phƣơng thực hiện 10 tháng: 1.646.018 triệu đồng,
so với dự toán giao đầu năm đạt 81,4%, cơ bản đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi theo kế hoạch giao theo các lĩnh vực: an ninh quốc phòng, y tế, giáo dục, môi trƣờng, văn hóa, an sinh xã hội và nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng ....
- Xây dựng cơ bản: Tính đến ngày 31/10/2020 giá trị khối lƣợng hoàn thành là 789.784 triệu đồng, đạt 60%; giá trị giải ngân là 732.462 triệu đồng, đạt 56% kế hoạch vốn. Ƣớc thực hiện giải ngân đến 31/12/2020 là 1.290.800 triệu đồng đạt 98%.
Về công tác Quản lý đô thị:
Công tác đảm bảo An toàn giao thông, Văn minh đô thị: Ban hành 05 Kế hoạch, 32 Văn bản chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự, ATGT, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn huyện năm 2020. Kết quả thực hiện cụ thể nhƣ sau:
+ Kết quả kiểm tra, xử lý, giải tỏa các vi phạm: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự, văn minh đô thị: Dỡ bỏ 104 trƣờng hợp lều quán, mái che, mái vẩy sai quy định; 380 trƣờng hợp biển quảng cáo, tờ rơi quảng cáo; 320 trƣờng hợp bày bán hàng, tập kết gỗ lấn, rửa xe, xây cầu rửa xe chiếm lòng đƣờng, vỉa hè; xử lý 13 điểm họp chợ lấn chiếm lòng đƣờng, vỉa hè; phá dỡ 340m2
nền bê tông, gạch của các hộ lấn chiếm hành lang ATGT để bán hàng hóa trái quy định.
+ Kết quả trong công tác xử lý vi phạm về TTATGT: Đã kiểm tra và xử lý đối với 1646/2118 trƣờng hợp (giảm 472 trƣờng hợp so với cùng kỳ năm 2019). Thành tiền 917.065.000đ/658.530.000đ (tăng 258.535.000đ so với cùng kỳ năm 2019)
+ Kết quả trong công tác xử lý vi phạm về TTCC, TTĐT: Đã kiểm tra và xử lý đối với 139 trƣờng hợp vi phạm, thành tiền 59.150.000đ.
Công tác duy tu, sửa chữa, đảm bảo an toàn giao thông tại các tuyến đƣờng trên địa bàn Huyện: Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Sở Giao thông vận tải Hà Nội thực hiện tốt công tác duy du các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ và rà soát, kiểm tra, thực hiện duy tu, sửa chữa nền mặt đƣờng, bổ sung biển báo hiệu giao thông, gờ giảm tốc trên các tuyến đƣờng thuộc phân cấp Huyện quản lý đảm bảo êm thuận, an toàn giao thông cho các phƣơng tiện lƣu thông.
- Về Công tác nƣớc sạch: Trên địa bàn huyện Quốc Oai có 02 đơn vị cấp nƣớc sạch theo hƣớng xã hội hóa (đến nay hoàn thành 17/21 xã, thị trấn)
và 01 công trình cấp nƣớc sạch nông thôn theo chƣơng trình 134 tại xã Phú Mãn. Trong đó: Công ty cổ phần sản xuất và thƣơng mại Ngọc Hải hoàn thành dự án tại 03/21 xã năm 2015; Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam hoàn thành dự án tại 13/21 xã năm 2017. Hoàn thành tuyến ống cấp nƣớc sạch xã Phú Cát, đến nay tỷ lệ dân số đƣợc tiếp cận nguồn nƣớc sạch sông Đà đạt: 86,4%, tăng 4,4% so với cuối năm 2019; số hộ dân sử dụng nƣớc sạch sông Đà đạt 74,8% (tính tỷ lệ của 16 xã, thị trấn có hệ thống nước sạch từ năm 2017 trở về trước), tăng 7,2% so với năm 2019.
Công tác đấu giá QSD đất; bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
- Công tác đấu giá QSD đất: Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức 11 phiên đấu giá/9 dự án/219 thửa đất/04 xã và thị trấn; tổng diện tích đã đấu giá thành công là 21.013,33 m2; số tiền trúng đấu giá: 460,070.212 tỷ đồng, đạt 70,4% so với kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2020 tại Kế hoạch số 61/KH- UBND ngày 25/2/2020; chỉ đạo tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất đối với 05 phiên còn lại, dự kiến thu đấu giá quyền sử dụng đất năm 2020 là 640 tỷ đồng.
- Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ: Tập trung giải phóng mặt bằng những công trình quan trọng trên địa bàn. Kết quả: Trong 10 tháng, đã thực hiện chi trả 13/37 dự án (tính cả dự án chuyển tiếp) với tổng số tiền 95,1
tỷ đồng, diện tích 12,51 ha. Đã có 05 dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng xong và 08 dự án đang giải phóng mặt bằng chƣa xong; 05 dự án đang tổ chức kê khai, xác minh nguồn gốc đất.
2.1.3. Chủ thể thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về về bảo vệ môi trường tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
2.1.3.1. Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai
vụ quản lý các lĩnh vực trên địa bàn huyện, trong đó có lĩnh vực môi trƣờng. Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 143 quy định ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chƣơng trình, kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng;
b) Tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trƣờng;
c) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trƣờng theo thẩm quyền;
d) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác BVMT;
đ) Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trƣờng;
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trƣờng theo quy định của