Đặc điểm tự nhiên của quận Ba Đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở quận ba đình thành phố hà nội (Trang 46 - 47)

2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của quận Ba Đình

Ba Đình nằm ở v ng đất phía Tây Kinh thành Thăng Long, xưa có tên gọi là Thập Tam Trại (mười ba làng trại) gồm: Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Cống Vị, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Kim Mã, Xuân Biểu, Thủ Lệ, Vạn Phúc, Ngọc Khánh, Đại Yên, Giảng Võ, Cống Yên. Ba Đình là một v ng đất địa linh nhân kiệt với nhiều làng nghề cổ truyền đậm dấu ấn lịch sử như hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ng Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu sen Thụy Khuê...

Tên gọi Ba Đình vốn là tên một chiến khu ở Nga Sơn (Thanh Hóa) - một căn cứ chống Pháp nổi tiếng vào nửa sau thế kỷ thứ XIX. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Ba Đình được đặt tên cho vườn hoa Bách Thảo. Năm 1954, sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, đến năm 1959, tên gọi Ba Đình được đặt tên cho một trong tám khu phố Nội Thành. Ngày 31/5/1961, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp nhập các khu phố Trúc Bạch, Ba Đình và 3 xã nông nghiệp ngoại thành thuộc khu vực phía nam Hồ Tây. Năm 1981 khu phố Ba Đình đổi tên thành quận Ba Đình gồm 15 phường. Thực hiện Nghị định 69/CP ngày 28/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ, các phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ chuyển sang thuộc quận Tây Hồ. Ngày 05/01/2005, Chính phủ ra Nghị định số 02/NĐ-CP về

việc điều chỉnh địa giới hành chính các phường Ngọc Hà, Cống Vị, Ngọc Khánh và thành lập thêm 2 phường mới là Liễu Giai và Vĩnh Phúc. Hiện nay quận Ba Đình có diện tích 9,3km2, 14 phường: Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Cống Vị, Ngọc Hà, Kim Mã, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Cống Vị, Đội Cấn, Điện Biên, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Thành Công và Phúc Xá với dân số khoảng 25 vạn người.

Ngày nay, quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây c n là trung tâm ngoại giao, đối ngoại của đất nước. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các Hội nghị quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở quận ba đình thành phố hà nội (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)